Tag

Bài 140: Văn hóa nơi công cộng còn nhiều điều đáng bàn

Văn hóa 10/09/2017 13:00
aa
TTTĐ.VN - Do một bộ phận nhỏ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước ở Hà Nội có lối cư xử chưa được đẹp mắt, một số thủ tục hành chính rườm rà khiến người dân “ngại” tiếp xúc với cơ quan hành chính. Trong khi đó, văn hóa nơi công cộng của Hà Nội còn nhiều tồn tại, cần phải điều chỉnh kịp thời.

Bài 140: Văn hóa nơi công cộng còn nhiều điều đáng bàn

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 139: Khi người dân “ngại”…


Bài 140: Văn hóa nơi công cộng còn nhiều điều đáng bàn
Du khách và người dân tại phố đi bộ quanh Hồ Gươm

Hà Nội có bề dày nghìn năm văn hiến. Dù trải qua nhiều biến thiên xã hội, những di tích lâu đài thành quách xưa kia không còn nhiều, nhưng người Hà Nội vẫn tự hào mình có một di sản phi vật thể quý giá vô cùng, đó là nét văn minh, thanh lịch của người Tràng An. Hà Nội nhiều thời là kinh đô của cả nước. Vì thế người Hà Nội hôm nay may mắn được kế thừa và phát triển những tinh hoa, tinh túy của cha ông xưa kia truyền lại.

Vậy mà vẫn còn rất nhiều nét buồn trên khuôn mặt đô thị của Hà Nội. Thi thoảng người ta lại thấy rộ lên những việc “Nam thanh niên ngoại quốc bị đánh chảy máu mũi trên phố Hà Nội” - báo Dân trí đưa tin ngày 25/6/2017. Hay việc “Khách Tây bị "chặt chém" ở phố cổ: Mua túi bánh rán giá 700.000 đồng” - báo VietNamNet đưa cũng trong tháng 6. Điều đáng nói là người khách bị ép mua sau đó phải bỏ đi vì quá ngọt, không hợp khẩu vị. Tình trạng “chặt chém”, nài ép, thậm chí lừa đảo khách du lịch phải mua hàng, sử dụng dịch vụ đánh giày, đội nón, gánh hàng rong để chụp ảnh… rồi hét giá “trên trời” là một trong những điều khiến khách nước ngoài sợ hãi và ấn tượng rất xấu, thậm chí ác cảm về du lịch Hà Nội nói riêng và Hà Nội nói chung.

Ngoài tình trạng bán hàng rong bát nháo, hệ thống dịch vụ du lịch chưa thực sự hấp dẫn, thì giao thông và các công trình vệ sinh công cộng thiếu thốn, bẩn cũng là nỗi “ám ảnh” của du khách đến Hà Nội. Thử tưởng tượng ta đi đến một nơi để du lịch, khám phá mà cứ như đi “đóng phim hành động” bởi mỗi lần qua đường quá khó khăn, chóng mặt hoa mày vì đi xe ôm lạng lách đánh võng, taxi thì chạy vòng vèo để ăn gian đường, khó khăn lắm mới tìm được nhà vệ sinh thì lại bẩn không sử dụng được, liệu ta có yêu nổi nơi ấy?

Nhiều người ngờ rằng, khi được hỏi, khách du lịch cả trong và ngoài nước có chung câu trả lời đầy lịch sự: “người Hà Nội hiếu khách”. Mặc dù tình trạng chặt chém hay những “tiểu xảo” ăn chặn khách du lịch không phải lúc nào cũng xảy ra và chẳng ai chủ trương làm vậy, nhưng sự tự phát đó nếu không bị dẹp bỏ triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng du lịch của Hà Nội.

Nét thanh lịch, văn minh xưa kia nay phôi phai nhiều bởi chốn công cộng vẫn thường xuyên diễn ra những hình ảnh, hành động, lời nói kém đẹp mắt. Nào cãi vã, xô xát chỉ vì những lí do nhỏ nhặt. Nào lạng lách đánh võng vượt đèn đỏ coi là chuyện thường ngày không bận tâm và nếu thoát không bị phạt thì là những “chiến tích” đầy tự hào. Vứt rác, khạc nhổ, hút thuốc nơi công cộng nếu có xử phạt cũng chỉ là cảnh cáo chứ chưa thực sự là răn đe nghiêm minh. Ở các khu dân cư vẫn còn tình trạng khép kín, ít giao lưu và từ chối những hoạt động mang tính cộng đồng.

Ở góc độ văn hóa, Hà Nội đang phát triển theo bề rộng mà phần nào thiếu chiều sâu. Ý thức người Tràng An thanh lịch, văn minh dường như đã phôi phai, biến dạng nhiều trong suy nghĩ của một bộ phận người Hà Nội. Mọi người dường như sống cho bản thân với cái tôi cá nhân cao hơn là bởi thiếu một chuẩn mực chung cho lối ứng xử chung cho cả cộng đồng.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Xem thêm