Tag

Bài 47: Hình ảnh mẫu mực của công chức Hà Nội

Văn hóa 27/12/2016 17:00
aa
TTTĐ - Sau nhiều năm xây dựng, ngày 1/1/2017, Hà Nội dự kiến sẽ ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Thủ đô với những quy định ứng xử trong nhiều mối quan hệ: cấp trên, đồng nghiệp, người dân… Đối tượng áp dụng là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP Hà Nội.

Bài 47: Hình ảnh mẫu mực của công chức Hà Nội

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
* Bài 40: Để lại cho con những thứ còn quý hơn tiền bạc…
* Bài 41: Sự tiếp nhận văn hóa ngoại lai
* Bài 42: Yêu động vật nhưng cần có ý thức bảo vệ môi trường
* Bài 43: Kí ức bi tráng ở phố Khâm Thiên năm 1972
* Bài 44: Thanh niên Hà Nội nghiêng mình trước dấu tích lịch sử
* Bài 45: “Bức tranh” văn hóa đa sắc màu của Hà Nội
* Bài 46: Để lễ Giáng sinh vui và ý nghĩa

Nam mặc áo có cổ, nữ mặc váy dài đến gối

Các nguyên tắc ứng xử cơ bản của công chức, viên chức được nêu rõ trong Bộ Quy tắc như: Quy tắc ứng xử chung; ứng xử với đồng nghiệp; ứng xử với người dân; ứng xử giữa các cơ quan.



Bài 47: Hình ảnh mẫu mực của công chức Hà Nội

Ngày 1/1/2017, Hà Nội dự kiến sẽ ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Thủ đô.

Bộ Quy tắc cũng khuyến cáo công chức, viên chức Thủ đô nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi đến công sở. Cụ thể như trang phục công sở lịch sự, mặc áo có ống tay, cổ áo, mặc váy dài đến gối; đầu tóc gọn gàng.

Đặc biệt, khuyến cáo công chức, viên chức Thủ đô không xăm hình, vẽ hình phản cảm; sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phù hợp.

Công chức, viên chức Hà Nội cũng không được tự ý tụ tập làm việc riêng trong hoặc ngoài cơ quan; không nấu nướng thực phẩm trong phòng làm việc. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, hát karaoke trong giờ làm việc hay giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.

Bộ Quy tắc cũng yêu cầu công chức, viên chức không sử dụng thiết bị giải trí cá nhân, như: Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, xem tivi, nghe đài, chơi điện tử và các thiết bị trò chơi, giải trí cá nhân trong giờ hành chính.

Trong ứng xử với đồng nghiệp, Bộ Quy tắc chỉ rõ công chức, viên chức không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ hành chính.

Khi ứng xử với người dân, công chức, viên chức Thủ đô không gây căng thẳng, bức xúc, uy hiếp, tấn công người dân. Nếu có va chạm cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Tính cấp thiết của Bộ Quy tắc

Trao đổi với báo chí, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cho biết, để ban hành được Bộ Quy tắc ứng xử, đơn vị này đã nghiên cứu đánh giá thực trạng, điều tra xã hội học tại nhiều địa bàn trên toàn thành phố. Quy trình xây dựng Bộ Quy tắc rất chặt chẽ, công phu và thành phố rất thận trọng khi đưa ra quy chế.

Vài thập kỉ trước, khi đất nước còn rất khó khăn, công chức, viên chức là bộ phận chiếm số đông ở Hà Nội. Tuy họ làm việc cho cơ quan nhà nước, hàng tháng được trả lương (thường là tem phiếu) nhưng cuộc sống của họ vất vả không kém những người dân gắn liền cuộc sống với đồng ruộng, với lũy tre làng...

Cuộc sống thiếu thốn nhưng công chức nhà nước, đặc biệt là công chức Thủ đô vẫn luôn tạo dựng và gìn giữ được hình ảnh đẹp cho riêng mình. Có lẽ, câu tục ngữ "đói cho sạch, rách cho thơm" rất phù hợp trong câu chuyện này.

Sống trong thời bao cấp tem phiếu, họ chia nhau, nhường nhau lương thực, thực phẩm khá công bằng. Ví dụ, người này tháng này được tiêu chuẩn nhận mảnh vải thì tháng sau, chiếc phụ tùng xe đạp sẽ dành cho người khác. Hình ảnh về người công chức đạp xe đi làm mỗi sáng, đeo lủng lẳng chiếc cặp lồng đựng cơm đã quá quen thuộc. Đến giờ ăn trưa, mọi người trong phòng ban lấy ra khẩu phần ăn của mình, góp lại rồi cả phòng cùng ăn chung. Trang phục thời đó rất giản đơn, không thời trang, kiểu cách còn chất liệu vải thì kém. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được sự phẳng phiu, sạch sẽ, gọn gàng của trang phục lúc đi làm.

Trong đời sống hiện đại, đủ đầy, nhiều công chức lại có những bữa ăn trưa tại quán bia, nhà hàng và đôi khi cũng như một dạng thói quen khó bỏ. Sẽ là một ấn tượng xấu với người dân khi thấy vài công chức nhà nước, mặc đồng phục hoặc đeo thẻ, logo, cười nói ầm ĩ ở quán bia, quán rượu.

Ngày nay, sự đa dạng về chủng loại quần áo, đối nghịch với sự khắt khe của nội quy công sở nên dần dà, cách ăn mặc của công chức cũng theo đó trở nên thoáng. Từ chuyện thoáng về ăn mặc dẫn đến thoáng về suy nghĩ, cách phát ngôn và cả thói quen sinh hoạt. Đại bộ phận công chức tự cho phép mình mặc sức tự do, không còn khắt khe với bản thân như vài chục năm trước.

Những hình ảnh không đẹp đó đã diễn ra ở nhiều cơ quan, với không ít đối tượng công chức. Bởi thế, Bộ Quy tắc ứng xử ra đời và đi vào cuộc sống là rất cần thiết và kịp thời.

Cần phải hiểu rằng, Bộ Quy tắc không phải văn bản pháp quy, bắt buộc mọi công dân phải thực hiện mà là đưa ra chuẩn mực chung, khuyến cáo người dân cùng thực hiện. Có thể nói, việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử vào đời sống chưa hẳn đã có kết quả triệt để, nhưng nó là cả một nỗ lực lớn đầy tâm huyết của các nhà văn hóa, quản lí văn hóa của Thủ đô. Việc xây dựng một hệ thống quy tắc trong các môi trường giao tiếp của Hà Nội để hình thành bản sắc riêng phù hợp với truyền thống và mang nét hiện đại là cấp thiết, nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi ứng xử, góp phần gìn giữ nét văn hóa Hà Nội.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Xem thêm