Tag

Bài 70: Thể hiện đúng tác phong “người nhà nước” nơi công cộng

Văn hóa 12/03/2017 13:18
aa
TTTĐ.VN - Công chức, viên chức nhà nước vẫn là hình mẫu lí tưởng để nhiều người mơ ước, phấn đấu. Là “người nhà nước” của Thủ đô, công chức, viên chức càng phải thể hiện tác phong nghiêm túc, năng động, chứa đựng tri thức, trí tuệ và cả văn hóa của Hà Nội để các thành phố khác noi theo.

Bài 70: Thể hiện đúng tác phong “người nhà nước” nơi công cộng

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
* Bài 60: Phố phường thắm sắc hương xuân
* Bài 61: Độc đáo tò he
* Bài 62: Hồn nhiên “tra tấn” nhau bằng âm thanh
* Bài 63: Nếp nhà, nết người
* Bài 64: Người khơi dậy những giá trị văn hóa
* Bài 65: Gìn giữ những giá trị xưa cũ
* Bài 66: Sống lại nét đẹp nón làng Chuông
* Bài 67: Kỉ cương - yếu tố quan trọng trong xã hội văn minh
* Bài 68: Khi trang phục làm khó đồng nghiệp…
* Bài 69: Đừng biến công sở thành cái chợ

Bài 70: Thể hiện đúng tác phong “người nhà nước” nơi công cộng

Thể hiện đúng tác phong “người nhà nước” nơi công cộng. Ảnh minh họa.

Nếu như môi trường công sở trong cơ quan là nơi làm việc, cũng như “khuất mắt trông coi” thì khi đi đứng, nói năng nơi công cộng, hình ảnh người công chức, viên chức sẽ “bày” cả ra cho mọi người cùng nhìn thấy. Dù là trong hay ngoài giờ hành chính, khi hành xử chốn đông người, công chức viên chức cũng nên thể hiện sự đúng mực và có văn hóa của mình. Tuy không đến mức cứng nhắc, nghiêm chỉnh nhưng cũng nên uyển chuyển, linh hoạt để tỏ rõ sự thanh lịch, chấp hành pháp luật, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân.

Quanh các cơ quan, công sở của Hà Nội không thiếu những quán trà đá vỉa hè. Dù là giờ làm việc hay nghỉ trưa, trước lúc tan tầm, bao giờ cũng có dăm ba người ngồi. Chuyện công việc hay chuyện đời tư, chuyện thời sự xã hội nổ như pháo rang. Nhiều khi các bà bán nước, mấy ông xe ôm cũng biết rõ vanh vách tình hình bên trong cơ quan nhân sự ra sao, sắp tới hướng phát triển thế nào… Dù không đến mức “tiết lộ bí mật quốc gia” nhưng để “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông” như vậy cũng không mấy hay ho. Bên cạnh đó, những bức xúc, không hiểu rõ, không hài lòng trong công việc không được bày tỏ trong cơ quan, với lãnh đạo mà lại mang ra trút xả ở vỉa hè, tạo nên dư luận không tốt trong xã hội, thậm chí cả sự hiểu lầm không đáng có.

Tác phong của công chức, viên chức Hà Nội cũng có những việc đáng bàn. Bên cạnh những người rất mẫu mực, chỉn chu thì còn không ít người cứ ra ngoài là “chém gió”, nói tục, chửi bậy. Bên chén nước trà, giữa bàn bia hơi, thuốc lá đốt mù mịt, cứ một câu nói lại kèm theo một câu chửi thề. Người có học hành, có địa vị trong xã hội đầy mình tri thức, được công tác tại cơ quan nhà nước mà có hành xử như vậy sẽ khiến người thuộc tầng lớp khác đánh giá, bình phẩm. Đó là chưa kể một số thanh niên, đàn ông khi ra khỏi cơ quan công sở là ngay lập tức tháo khuy áo, phanh cổ phanh ngực trông rất bệ rạc.

Một số chị phụ nữ thì váy áo điệu đà, ngồi ngoài đường do quá ngắn, hở trên hở dưới, chân co chân duỗi quay ra đường “chiêu đãi” người qua lại những mảng thịt da tế nhị. Không ai cấm công chức, viên chức làm đẹp, song nên chăng cả trang phục lẫn trang điểm cũng cần phải “có cữ”. “Người nhà nước” mà váy mỏng áo ngắn, hở chân hở ngực, son phấn đậm lòe loẹt, tóc nhuộm đủ màu rất dễ bị nhầm sang những thành phần khác. Trang phục đi làm vừa kín đáo, lịch sự, thể hiện sự năng động, phục vụ công việc được tốt hơn. Với công việc cần tiếp xúc với người dân, di chuyển nhiều thì giày quá cao, váy quá ngắn chỉ mang đến sự phiền hà và không gây được thiện cảm với người đối diện. Việc trang điểm với phụ nữ cũng nên chỉ nhẹ nhàng, làm mình đẹp lên chứ đừng xấu đi.

Ở Hà Nội, sau bữa ăn trưa, sau giờ giải lao bên ngoài, nhiều nhóm công chức, viên chức thể hiện ý thức chấp hành giao thông rất kém. Có khi đi ăn gần cơ quan, họ phóng xe máy đi rồi về không đội mũ bảo hiểm. Số người đi bộ thì hàng hai hàng ba sang đường dắt díu nhau bất kể đèn xanh, đèn đỏ. Người đi đông, đương nhiên xe máy, ô tô phải nhường đường để tránh tai nạn nhưng bao nhiêu người sẽ nhìn vào, lắc đầu ngán ngẩm. Thời gian với mỗi người là vàng, thời gian làm việc cho nhà nước càng quý trọng hơn nhưng nhanh chậm vài phút để thể hiện sự tôn trọng pháp luật, đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác thì cũng quý giá không kém.

Trong khi đó, có người đổ tại công việc bận rộn, họp hành đúng giờ, cứ đến đèn đỏ là lách lên, vượt qua, phóng như bay. Nếu bị cảnh sát giao thông bắt giữ, họ mang tên cơ quan, chức vụ ra để xin xỏ, mong sự thông cảm. “Thoát” được một lần, những lần sau đương nhiên họ nghĩ “chẳng hề hấn” gì, chẳng ai nỡ phạt nên cứ tiếp tục tái diễn. Hơn ai hết, chính các công chức, viên chức nhà nước phải đi đầu trong việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Kỉ cương, pháp luật của nhà nước, nếu chính những người làm việc trong bộ máy nhà nước mà không thực hiện thì đòi hỏi người dân tuân thủ sao được?

Cả vườn hoa đẹp bởi từng bông hoa đẹp. Kỉ cương hành chính không thể nghiêm ngắn, lề lối nếu như mỗi công chức, viên chức không tự mình rèn giũa bản thân. Bên cạnh đó, xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh cũng là xây dựng ý thức tự giác tự làm đẹp bản thân từ tác phong, tính cách đến tâm hồn trong mỗi người. Nếu mỗi công chức, viên chức Hà Nội làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, thể hiện văn minh, thanh lịch, tri thức, văn hóa nơi công cộng, đó sẽ là những tấm gương vô cùng sáng để toàn dân noi theo, học tập.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Xem thêm