Tag

Bài 94: Lo ngại bạo lực học đường cùng sự vô cảm gia tăng

Người Hà Nội 15/05/2017 09:05
aa
TTTĐ.VN - Hiện nay văn hóa ứng xử với bạn bè của một bộ phận học sinh đang xuống cấp. Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nhức nhối trong toàn ngành giáo dục.

Bài 94: Lo ngại bạo lực học đường cùng sự vô cảm gia tăng

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 93: Một bộ phận học trò bị lệch chuẩn đạo đức


Thờ ơ trước nỗi đau của bạn bè

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Y - Xã hội hồi đầu năm nay, 80% học sinh ở các trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng.

Điều đáng nói là phần lớn những vụ bạo lực học đường đều do nữ sinh thực hiện. Đầu tháng 4 vừa qua, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 2 phút ghi cảnh hai nữ sinh ở Thanh Hóa lao vào đánh và định lột quần áo một nữ sinh khác. Sự việc chỉ dừng lại khi có người lớn đi qua và một vài bạn học can ngăn. Nhiều học sinh đứng quanh chứng kiến, cổ vũ.

Bài 94: Lo ngại bạo lực học đường cùng sự vô cảm gia tăng
Nạn bạo lực học đường đã được nhiều học sinh tinh nghịch đưa vào ảnh kỷ yếu...

Trước đó, ngày 31/3, trên trang Facebook Diễn đàn Tây Nguyên đăng tải clip dài 40 giây quay cảnh 2 nữ sinh đánh nhau như phim hành động. Nữ sinh mặc áo khoác xanh “hăng máu” lấy mũ bảo hiểm đánh đối phương. Trong khi đó, nhiều học sinh khác reo hò, cổ vũ…

Khi xem xong những đoạn clip này, ai cũng bàng hoàng, bức xúc và tức giận. Song những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, bởi ngoài xã hội vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực chưa được khai phá.

Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra đơn giản như chửi bới, lăng mạ, hoặc đánh đập, đấm đá, gậy gộc. Tuy nhiên hiện nay, bạo lực học đường lại táo bạo, dã man hơn nhiều với những hung khí như dao, kéo… gây thương tích lớn hơn, gây hoảng loạn, chấn động tâm lí…

Điều mọi người lo ngại là những em học sinh đứng quanh cổ vũ bạo lực và quay clip rồi tung lên mạng. Các em thản nhiên chứng kiến bạn mình bị hành hạ đau đớn mà không mấy xúc cảm. Những hành động ấy đã vô tình tiếp tay cho bạo lực ngày một tăng, gây ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục, định hướng cho giới trẻ.

Tạo sức đề kháng với căn bệnh vô cảm

Những nhà trường để xảy ra hành vi bạo lực học đường đã khiến cho không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng. Nhiều học sinh cảm thấy không an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình, thậm chí các em sẽ từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó đồng nghĩa với việc môi trường nhà trường không còn lành mạnh, hấp dẫn mà trở thành nỗi sợ hãi của các em học sinh.

TS Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục Hà Nội cho biết, việc học sinh đánh nhau thể hiện tâm lí muốn khẳng định mình của tuổi mới lớn nên thường dễ xảy ra xô xát. Đây không phải hiện tượng lạ, nhưng làm thế nào để ngăn chặn nó thì dường như vẫn còn hạn chế.

“Theo tôi, nhà trường không đơn thuần chỉ thông báo kỉ luật học sinh mà phải có ý kiến, lên án để những người đứng xem thấy được thiếu sót của mình, người đánh nhau vì sao làm như vậy và người thản nhiên đứng quay clip là vô cảm. Nhất là người quay clip và tung lên mạng để chứng tỏ mình tài giỏi, đã vô tình tiếp tay cho hành động bạo lực học đường lan truyền”, TS Lâm nêu quan điểm.

TS Lâm cho rằng, qua sự việc này, các trường cần xem lại đã giáo dục học sinh tới nơi tới chốn chưa. Ông nhận xét, hiện các trường chỉ dạy kĩ năng sống trong nhà trường như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử chứ chưa dạy giá trị sống. Như thế, nghĩa là chưa dạy được tận gốc của vấn đề nên giá trị yêu thương tôn trọng, giá trị khoan dung chưa ngấm vào mỗi học sinh vì thế vẫn còn bạo lực trong học đường. Thứ hai, hiện các trường là dạy không đúng cách, chỉ dạy lí thuyết, học sinh thiếu trải nghiệm. Tốt nhất, cần đưa những trường hợp này để dạy. “Trường chúng tôi cũng phải tập huấn giáo viên, phải đưa các câu chuyện nóng trên mạng ra để làm thí dụ và liên hệ nhắc nhở học sinh thường xuyên bởi lứa tuổi mới lớn phải nhắc nhiều lần, không thể chỉ một lần mà các em nghe theo”, TS Lâm cho biết.

Để chữa trị căn bệnh vô cảm như hiện nay, các chuyên gia giáo dục cho rằng, trước hết, cần tạo dựng được lòng nhân ái. Cho dù kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp nhưng trước tiên cần phải tăng cường giáo dục gia đình, gia phong và cải thiện hệ thống giáo dục nhà trường để đi vào hoạt động thực chất hơn. Song song với việc dạy kiến thức, thầy cô giáo cần giúp các em định hướng tốt để trở thành người giàu lòng nhân ái. Việc xây dựng một môi trường sống cộng đồng đầy nghĩa tình và không ngừng nhân lên những yếu tố tích cực trong xã hội là vô cùng cần thiết vì một môi trường xã hội tốt, lành mạnh sẽ tạo được sức đề kháng cao với căn bệnh vô cảm.


Một số giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Đối với bản thân các em học sinh, sinh viên, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập. Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi cho các em đỡ nhàn chán tránh sự phân biệt đối xử. Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.

Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ.

Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra.

Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể… cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa bạo lực trong giới trẻ.



(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Xem thêm