Tag
Tỉnh Quảng Ninh

Chuyển đổi số hướng tới xây dựng Nông thôn mới hiện đại, văn minh

Nông thôn mới 22/11/2023 14:13
aa
TTTĐ - Mặc dù đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của cả giai đoạn 2021-2025, song tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Do đó, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã và đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới.
Lựa chọn thế mạnh địa phương để xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Xây dựng Nông thôn mới nâng cao song hành với phát triển thành quận Xây dựng Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu Ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng Nông thôn mới

Hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại

Báo cáo thống kê của tỉnh Quảng Ninh cho thấy, tính đến hết ngày 30/5/2023, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 54/98 xã đạt Nông thôn mới nâng cao; 26/98 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Toàn tỉnh có 7/7 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó 4 huyện (Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Cô Tô) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; còn lại 3 huyện (Vân Đồn, Bình Liêu, Ba Chẽ) đã đạt 9/9 tiêu chí và 36/36 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Toàn tỉnh có 6/6 thị xã, thành phố đã đạt 5/5 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (tăng 2,6 tiêu chí so với đầu năm). Đặc biệt, cả 6/6 thị xã, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Hai huyện Đầm Hà và Tiên Yên đã đạt 9/9 tiêu chí và 38/38 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Chuyển đổi số hướng tới xây dựng Nông thôn mới hiện đại, văn minh
Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phát triển chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh

Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản đạt 8/8 nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Quảng Ninh đang lập hồ sơ đề nghị xét công nhận tỉnh hoàn thành xây dựng Nông thôn mới năm 2022.

Để hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân giàu có, văn minh, công tác chuyển đổi số đã và đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm đẩy mạnh. Đây cũng là cách nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới, phù hợp với định hướng xây dựng Nông thôn mới là hành trình không có điểm kết thúc.

Đáng chú ý, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đã và đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp. Trong đó, sự tham gia của nông dân là yếu tố quan trọng, từ khâu khoa học kỹ thuật, quản lý quy trình sản xuất, đến tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Chuyển đổi số không chỉ giúp người nông dân đưa sản phẩm lên mạng một cách đơn thuần, mà còn thay đổi trong tư duy sản xuất.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh cho hay, ngành nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu phát triển chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ðồng thời phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường, tiến tới hội nhập quốc tế.

Ðến nay, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn/.

Hệ thống bước đầu cấp tài khoản tham gia quản lý cho 142 cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn; đấu nối với “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, sản thực phẩm của thành phố Hà Nội”, liên thông đồng bộ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Góp phần nâng tầm nông sản đất mỏ

Với những tiện ích của công tác chuyển đổi số mang lại, có thể thấy rằng, so với trước đây, việc doanh nghiệp, người dân ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động, sản xuất, quản lý, quảng bá, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đã nâng lên rõ rệt. Hiện nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (đạt 98,7%); trên 70% sản phẩm OCOP từ 3 sao của tỉnh đã lên sàn thương mại điện tử.

Qua các trang điện tử, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã cung cấp thông tin 456 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của 13 địa phương trong tỉnh với các siêu thị, chợ; đã có 27 cửa hàng và 5 sàn giao dịch thương mại điện tử trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; phối hợp hỗ trợ đưa thông tin cho 418 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh niêm yết và giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.

Việc này được nhận định là bước chuyển căn bản, từ đó thay đổi phương thức tiêu thụ, nâng tầm nông sản đất mỏ trong xu thế công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay.

Chuyển đổi số hướng tới xây dựng Nông thôn mới hiện đại, văn minh
Chuyển đổi số góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị nông sản

Với những giải pháp tích cực trong triển khai chuyển đổi số, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đang hướng đến mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

Đây cũng là một trong những giải pháp để hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới, phù hợp với định hướng xây dựng Nông thôn mới là hành trình không có điểm kết thúc.

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu 5/7 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (tăng 3 huyện so với năm 2022, gồm Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà); 58/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (tăng 4 xã so với năm 2022); 32/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 6 xã so với năm 2022).

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo kết nối chặt chẽ với thành thị và nông thôn, nội vùng, liên vùng, đồng bộ, hiện đại; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động quản lý, điều hành các cấp...

Đặc biệt, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số và xã hội số ở nông thôn.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Phấn đấu mỗi hợp tác xã đạt doanh thu bình quân 2,7 tỷ đồng/năm Nông thôn mới

Phấn đấu mỗi hợp tác xã đạt doanh thu bình quân 2,7 tỷ đồng/năm

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc Nông thôn mới

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào tháng 1/1976 với nền kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, trải qua gần 50 năm nỗ lực, Đồng Nai “vươn mình” trở thành “top đầu” các tỉnh thành có đóng góp nguồn thu ngân sách lớn và đạt GRDP cao trên cả nước.
Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Tối nay (26/4), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh sẽ khai mạc "Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP". Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 1/5, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
"Giải pháp RDM" giúp tăng sinh khối, tiết kiệm chi phí nuôi tôm Nông thôn mới

"Giải pháp RDM" giúp tăng sinh khối, tiết kiệm chi phí nuôi tôm

TTTĐ - Người nuôi tôm áp dụng "giải pháp RDM" của Công ty TNHH Sitto Việt Nam giúp tăng sinh khối Rhodo Baccil gấp đôi và tiết kiệm chi phí nuôi tôm.
NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate hiệu quả bền vững cho cây sầu riêng Nông thôn mới

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate hiệu quả bền vững cho cây sầu riêng

TTTĐ - Được bổ sung công nghệ polyphosphate khác biệt độc đáo, sản phẩm NPK Cà Mau của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã làm bừng sắc các vùng trồng cây ăn trái. Đặc biệt với cây sầu riêng Đắk Lắk, hiệu quả chuyên sâu và bền vững giúp sản phẩm ngày càng được nhà nông ưa chuộng và lan tỏa.
Hội Nông dân Hà Nội, Lai Châu phối hợp tiêu thụ nông sản Nông thôn mới

Hội Nông dân Hà Nội, Lai Châu phối hợp tiêu thụ nông sản

TTTĐ - Giai đoạn 2024 - 2028, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nông dân 4 huyện của tỉnh Lai Châu thực hiện các hoạt động quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Tạo điều kiện để kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh, bền vững Nông thôn mới

Tạo điều kiện để kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh, bền vững

TTTĐ - Ngày 11/4, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã dự và phát biểu tại Diễn đàn hợp tác xã quốc gia năm 2024 với Chủ đề: "Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm".
Hà Nội phấn đấu tăng 40 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hà Nội phấn đấu tăng 40 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Năm 2024, thành phố Hà Nội phấn đấu tăng thêm 40 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao và 35 xã đạt NTM kiểu mẫu.
Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 Nông thôn mới

Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

TTTĐ - Hiện có 4 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức và Thanh Trì) đã hoàn thành hồ sơ và đủ tiêu chí theo quy định của Chính phủ sẽ về đích huyện Nông thôn mới nâng cao trong năm nay. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến giao Sở NN&PTNT hoàn thiện các hồ sơ của 4 huyện này để báo cáo Trung ương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển Nông thôn mới

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 1/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024.
Xem thêm