Tag
Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Cơ hội “gỡ rào” bứt phá

Đô thị 13/02/2024 07:00
aa
TTTĐ - Chặng đường đổi mới và phát triển với những bước “chuyển mình” lịch sử của Thủ đô Hà Nội luôn gắn với những đồ án quy hoạch quan trọng. Vì vậy, việc Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vào giữa tháng 6/2023 là dấu mốc quan trọng, cơ hội để Hà Nội “gỡ rào” bứt phá. Hà Nội cần nắm chắc thời cơ này, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm trong tương lai.
Phát triển điện khí ở Việt Nam: Cơ hội nhiều và thách thức cũng không ít Hoàn chỉnh cấu trúc, làm rõ nội dung trong Quy hoạch chung Thủ đô Đẩy nhanh tiến độ, trình đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

Mở ra hướng phát triển mới

Trong dòng lịch sử từ năm 1954 - 2022, Thủ đô có 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính (năm 1961, 1978, 1991 và 2008), gắn liền với 7 lần quy hoạch chung được phê duyệt (năm 1962, 1974, 1976, 1982, 1992, 1998, 2011). Trong đó, lần đặc biệt nhất là vào năm 2008, khi Hà Nội mở rộng địa giới lên 3.344km2.

Thời điểm hiện nay, Hà Nội đang bước sang giai đoạn mới, với vai trò gánh vác, dẫn dắt nền kinh tế cả nước phát triển. Thực tiễn đang đặt ra nhiều yêu cầu mới cho Thủ đô và một trong những yêu cầu đó chính là Quy hoạch Thủ đô nói chung và Quy hoạch chung Thủ đô nói riêng cần được lập, điều chỉnh đáp ứng hỗ trợ cho mục tiêu phát triển chung của Hà Nội và quốc gia.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin về nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin về nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Chính vì thế, ngày 16/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trong đó nhấn mạnh quy hoạch cần bám sát các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu của Quy hoạch là phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; người dân Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, thành phố trực thuộc; quản lý chặt chẽ phát triển nhà ở cao tầng ở khu vực trung tâm; triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; phát triển không gian ngầm đô thị; xây dựng khu vực nông thôn hài hoà với đô thị, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo sự bền vững.

Nhiệm vụ quy hoạch lần này cũng đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu định hướng quy mô dân số vì trong những năm gần đây, việc quản lý, kiểm soát dân số tại đô thị trung tâm và giãn dân khu vực nội đô gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hạ tầng đô thị bị quá tải, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, tình trạng khói bụi, không khí ô nhiễm... Với tốc độ gia tăng nhanh ngoài dự báo, việc định hướng dân số trong các giai đoạn sau này cũng là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi thành phố có sự quản lý chặt chẽ.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô lần này là thời hạn và tầm nhìn của quy hoạch kéo dài thêm 15 năm.

Đến nay, những định hướng ban đầu về phát triển không gian và hạ tầng đô thị phục vụ đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được hình thành, đưa ra những định hướng lớn phát triển Thủ đô trên cơ sở kế thừa, bảo lưu những giá trị cũ và phát huy những yếu tố mới.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin về nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
Các hội nghị tham vấn ý kiến về quy hoạch Thủ đô có sự tham gia đầy đủ của đại diện các đơn vị, sở, ngành, UBND quận, huyện, các đơn vị lập và tư vấn quy hoạch

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của cả nước. Với vai trò, vị thế quan trọng như vậy nên mỗi lần lập quy hoạch là một dấu ấn phát triển quan trọng của Thủ đô.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, việc Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là dấu mốc quan trọng khi thành phố Hà Nội đã có “đầu bài” với những yêu cầu đặt ra rõ ràng, cụ thể nhằm hướng đến xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, trở thành thành phố kết nối toàn cầu, phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Đồng bộ, kết nối chặt chẽ trong từng khâu, từng việc

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, ngay sau khi nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Viện đã triển khai các thủ tục đấu thầu, lựa chọn Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia làm tư vấn. Đây cũng là đơn vị trong liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, sẽ có nhiều thuận lợi trong bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt cả 2 quy hoạch này.

Cơ hội “gỡ rào” bứt phá
Ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm đánh giá, những điểm mới như tầm nhìn quy hoạch, chỉ tiêu dân số, mô hình thành phố trong thành phố… là những định hướng lớn, phức tạp tác động nhiều đến điều chỉnh quy hoạch lần này. Do đó, thành phố cần tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu để đưa ra những dự báo, bảo đảm đồ án quy hoạch điều chỉnh có chất lượng và tính khả thi cao.

Để đạt được mục tiêu phát triển đô thị xanh, các chuyên gia đô thị đều nhận định rằng công tác quy hoạch của Hà Nội phải tính toán lại trong các “bài toán” về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, bất động sản, không gian công cộng… Chỉ khi quy hoạch được làm mang tính tích hợp cao thì mới hy vọng có được một kịch bản phát triển xanh, bền vững cho Thủ đô. Đây chính là thời điểm “vàng” khi nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng được thực hiện song trùng, đồng bộ, kết nối chặt chẽ trong từng khâu, từng việc với việc lập Quy hoạch Thủ đô, bản quy hoạch đầu tiên lập theo phương pháp tích hợp với 17 lĩnh vực và 30 nội dung.

Riêng với trục cảnh quan sông Hồng, được lựa chọn là điểm nhấn, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội trong tương lai, KTS Lê Hoàng Phương, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) - đơn vị tư vấn thực hiện đồ án thông tin, định hướng nghiên cứu sẽ phát triển cân đối, hài hòa cả phía Nam và Bắc, sông Hồng với đầy đủ vai trò, chức năng về sinh thái, văn hóa và kinh tế. Từ trục cảnh quan này, diện mạo Thủ đô được phác họa là thành phố xanh, thông minh, thịnh vượng và thanh bình.

Cơ hội “gỡ rào” bứt phá

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tổ trưởng Tổ công tác Bộ Xây dựng về đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đề nghị các đơn vị tư vấn lập hai đồ án Quy hoạch cho biết sẽ có buổi làm việc riêng với đơn vị tư vấn lập Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội để tiếp tục góp ý đầy đủ, sâu sắc hơn. Các ý kiến sẽ tiếp tục làm rõ vị thế của Thủ đô Hà Nội, các vấn đề cụ thể về dân số, đất đai, về khung thiên nhiên, khung hạ tầng của đồ án…

Nhìn nhận quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội luôn coi việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch là công việc thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo coi trọng sự tham vấn chuyên môn của các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch để bảo đảm tính thực tiễn, khách quan, khoa học và khả thi.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, UBND thành phố sẽ khẩn trương triển khai các bước tiếp theo như lựa chọn tư vấn; thành lập nhóm chuyên gia, nhà khoa học phản biện, nghiên cứu sâu các động lực phát triển cho Thủ đô; điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng; thu thập, chuẩn hóa số liệu… Quá trình thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Hội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ được triển khai song song, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tích hợp liên thông với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khẳng định, các định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị thuộc Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã tiếp cận vấn đề mới trong quy hoạch và quan trọng là phù hợp với điều kiện xây dựng, phát triển của Thủ đô Hà Nội, giúp liên kết vùng tốt hơn, vị thế của Hà Nội nâng cao hơn. Đây cũng là mục tiêu mà nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đặt ra, hướng tới xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Bắc, trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Đọc thêm

Tiết kiệm điện tại công sở - bắt đầu ngay từ hành động nhỏ Đô thị

Tiết kiệm điện tại công sở - bắt đầu ngay từ hành động nhỏ

TTTĐ - Tiết kiệm điện nơi công sở là một việc làm khá đơn giản, có thể bắt đầu ngay từ những hành động nhỏ như tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên...
Đà Nẵng: Thông xe 19,1km đường vành đai phía Tây Xã hội

Đà Nẵng: Thông xe 19,1km đường vành đai phía Tây

TTTĐ - Sau gần 6 năm khởi công, dự án Đường vành đai phía Tây TP Đà Nẵng đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh đã chức thức được thông xe, đưa vào sử dụng.
Đắk Nông: Đầu tư 90 tỷ đồng sửa tỉnh lộ 1 Đô thị

Đắk Nông: Đầu tư 90 tỷ đồng sửa tỉnh lộ 1

TTTĐ - Tỉnh Đắk Nông sẽ đầu tư để xây dựng đoạn đường tránh mới dài hơn 4km, nhằm khắc phục sự cố sạt lở nghiêm trọng trên tỉnh lộ 1, đoạn qua xã Quảng Tâm (huyện Tuy Đức) với kinh phí ước tính lên đến 90 tỷ đồng.
"Bê tông hóa" di tích đặc biệt Ngũ Hành Sơn? Đô thị

"Bê tông hóa" di tích đặc biệt Ngũ Hành Sơn?

TTTĐ - Nhiều công trình được xây dựng bằng bê tông kiên cố tại Di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nhưng đơn vị quản lý cho rằng vẫn giữ nguyên trạng.
TP HCM còn 18 điểm ngập nặng khi mưa lớn Đô thị

TP HCM còn 18 điểm ngập nặng khi mưa lớn

TTTĐ - Theo Sở Xây dựng TP HCM, thành phố còn 18 điểm ngập nặng khi gặp mưa lớn và triều cường. Mọi công tác chống ngập đang tiếp tục được các đơn vị đẩy mạnh, đặc biệt khi mùa mưa đang đến.
EVNHANOI cung cấp hệ sinh thái thông báo tiền điện tự động Đô thị

EVNHANOI cung cấp hệ sinh thái thông báo tiền điện tự động

TTTĐ - Để có thể nhận được thông báo tiền điện tự động từ Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI), khách hàng tại Hà Nội có thể linh hoạt sử dụng các ứng dụng chăm sóc khách hàng của ngành điện Thủ đô như: App, Website, Email EVNHANOI…
Quận 7 (TP HCM): Ngừng giao dịch 96 công trình vi phạm xây dựng Đô thị

Quận 7 (TP HCM): Ngừng giao dịch 96 công trình vi phạm xây dựng

TTTĐ - UBND Quận 7 (TP HCM) đề nghị ngừng các giao dịch, chuyển nhượng với các công trình không phép, sai phép vẫn ngang nhiên tồn tại mặc dù đã có các quyết định xử phạt, tháo dỡ.
Xử phạt nghiêm tình trạng dừng, đỗ xe trên cầu Nhật Tân Đô thị

Xử phạt nghiêm tình trạng dừng, đỗ xe trên cầu Nhật Tân

TTTĐ - Thời gian qua, không ít người dân tùy tiện dừng xe, đỗ xe hay tụ tập thành nhóm trên cầu Nhật Tân để chụp ảnh, hóng mát, nói chuyện… Việc dừng, đỗ xe trên cầu gây mất mĩ quan và cản trở giao thông, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Do đó, cần có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
TP Hồ Chí Minh: Trụ đèn gãy đổ, đè bị thương người đi đường Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Trụ đèn gãy đổ, đè bị thương người đi đường

TTTĐ - Trong khi đang di chuyển trên Quốc lộ 1 (đoạn ngã tư cầu vượt Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh), một người phụ nữ bất ngờ bị trụ đèn rơi xuống, đè trúng người làm bị thương nặng.
Nhiều sai phạm trong quy hoạch, quản lý quy hoạch tại quận Bình Tân Nhịp sống phương Nam

Nhiều sai phạm trong quy hoạch, quản lý quy hoạch tại quận Bình Tân

TTTĐ - Chánh Thanh tra TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kết luận thanh tra số 147/KL-TTTP-P8 về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng của UBND quận Bình Tân trong thời kỳ 2015 - 2022.
Xem thêm