Tag

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh - Bài 55: Chuyện biếu quà Tết

Văn hóa 06/02/2017 16:12
aa
TTTĐ - Biếu quà Tết không chỉ là phong tục cổ truyền, sự kính trọng, biết ơn, tri ân đối với những người có công, người cao tuổi mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Quà biếu ngày Tết, vừa thể hiện tấm lòng thơm thảo của người biếu, niềm hạnh phúc của người được nhận, vừa thể hiện nghĩa tình, sự hàm ơn qua một năm làm ăn vất vả, bận rộn.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh - Bài 55: Chuyện biếu quà Tết

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
* Bài 50: Vui buồn ở phố đi bộ
* Bài 51: Hà Nội ngày ấy - bây giờ
* Bài 52: Áo dài khoe sắc gọi xuân về
* Bài 53: Phố cổ, nghề xưa
* Bài 54: Xấu đẹp không chỉ ở bộ quần áo


Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh - Bài 55: Chuyện biếu quà Tết
Quà biếu ngày Tết, vừa thể hiện tấm lòng thơm thảo của người biếu, niềm hạnh phúc của người được nhận, vừa thể hiện nghĩa tình, sự hàm ơn qua một năm làm ăn vất vả, bận rộn... Ảnh minh họa.


Từ bao đời nay mỗi khi Tết đến xuân về, ai ai cũng lo sắm sửa chút quà cho người thân, gia đình, thầy cô, bầu bạn để thể hiện tấm lòng thơm thảo. Tùy vào điều kiện kinh tế của người biếu và sở thích (lứa tuổi nghề nghiệp) của người nhận quà mà biếu quà cho phù hợp, để người biếu thấy việc “biếu” là sự trân trọng, hàm ơn, người nhận vui vẻ ghi nhận sự biết ơn ấy.

Từ đời xưa, quà biếu Tết chỉ tượng trưng ước lệ. Con cái ra riêng biếu bố mẹ chai rượu nếp, cân thịt, con gà thể hiện lòng hiếu thảo ghi ơn công lao sinh thành dưỡng dục; cháu biếu ông bà tấm vải lụa thể hiện sự kính trọng; anh em biếu nhau đồng bánh chưng thể hiện sự đoàn kết sum họp; hàng xóm biếu nhau gói trà thêm đậm đà tình làng nghĩa xóm; bạn bè gửi tặng nhau tấm thiệp xuân cầu chúc sức khỏe an lành… Tất cả những phần quà ấy giá trị vật chất không nhiều, song gói gọn trong đó là tình cảm, sự hàm ơn chia sẻ, là lẽ sống tình người tình đời, chứ không hề tính toán thiệt hơn. Người đi biếu quà không câu nệ “quà nhiều, quà to, quà có giá trị đắt tiền” mới oai, mới oách, mới sang, người nhận quà cũng rất vui vẻ, coi đó là sự quan tâm của người khác và niềm hạnh phúc của mình. Và chính những món quà đong đầy tình nghĩa ấy là sợi dây bền vững ràng buộc tình cảm giữa cha mẹ - con cái, ông bà – cháu chắt, bạn hữu thân tình. Những món quà ấy vô cùng ý nghĩa nhớ lâu, nhớ sâu và mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 29/11/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc tết, tặng quà cho Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng mà hãy dành thời gian chủ động tập trung chăm lo Tết cho nhân dân. Yêu cầu này ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt bởi, giữa bao bộn bề của những tháng cuối năm, lời yêu cầu của Thủ tướng đang được kỳ vọng mang lại hình ảnh mới về một Chính phủ liêm chính.

Cảnh kẹt xe những ngày giáp tết, không biết từ bao giờ đã trở thành chuyện bình thường đối với người Hà Nội. Chỉ có điều kẹt xe không chỉ bởi “cuối năm có nhiều công trình dự án thi công nước rút, cũng không chỉ bởi người buôn bán đông, sinh viên đi học, người dân đi thăm thân…” như âm thanh vẫn phát ra hằng ngày từ những cái loa tại các nút giao thông trọng điểm của thủ đô, mà còn bởi vô số những chiếc xe mang biển số các tỉnh đổ về, mà đích đến không đâu khác là trụ sở các cơ quan trung ương và nhà riêng quan chức một số bộ ngành.

Càng gần Tết, những chiếc xe kiểu này càng hối hả, chiếc nào cũng sấp sấp ngửa ngửa, chạy ngang dọc khắp phố phường Hà Nội với lễ mễ quà cáp đi Tết cấp trên.

Cũng từng có nhiều chỉ thị của Đảng ngăn cấm tình trạng sử dụng công quỹ để biếu xén, quà cáp trong các dịp Tết. Tuy nhiên, chỉ thị có đường đi của chỉ thị, ô tô có đường đi riêng của ô tô. Nên mỗi dịp cuối năm, đường phố Thủ đô vẫn cứ nườm nượp xe các tỉnh về chúc Tết.

Mới đây, bằng một thái độ thẳng thắn, chân thành nhưng hết sức quyết liệt, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu “ngay trong Tết nguyên đán này, các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Ở các địa phương cũng vậy. Chính phủ phải làm gương”.

Quà biếu ngày Tết là nét đẹp văn hóa. Tuy nhiên, một khi món quà Tết đã bị biến hóa, đã có “mùi” trao đổi thì chuyện “cho - nhận” sẽ là bàn chân đầu tiên thò vào cái ngạch cửa của tham nhũng.


Vì thế, không thể một mình Thủ tướng, mà phải là sự đồng tâm hiệp lực, là sự đều tay của tất cả các thành viên Chính phủ.

Quyết tâm ấy rất đáng được trân trọng vì thể hiện nhất quán tinh thần hành động của bộ máy hành chính mà ông là người đứng đầu. Tuy nhiên, một khi sự vận động của bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương còn mang nặng tính ban phát, xin-cho thì mối ân tình, quan hệ qua lại, trên dưới vẫn còn đất sống. Mà ân huệ càng nhiều thì quà cáp càng to, phong bì phong bao càng dày.

Từ chối hay nhận quà là do thái độ và bản lĩnh của mỗi người. Nếu cương quyết ngay từ đầu, người ta cũng chỉ dám đến một lần, hai lần, lần thứ ba sẽ không dám đến nữa. Tuy nhiên, từ chối mà cửa vẫn mở, vẫn lấp lửng thì lần này không được, lần sau họ lại đến. Mà đến lần sau, ai cũng hiểu là quà sẽ to hơn lần trước.

Những ngày Xuân, mong rằng những món quà mang đầy tình cảm hãy dành cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi bất hạnh, người nghèo vùng xa vùng sâu, chiến sĩ hải đảo, biên giới xa xôi. Những món quà ấy có ý nghĩa lớn lao và nhân văn vô cùng là mang phần phúc cho người được tặng. Quà biếu ấy, cao đẹp và nhân văn gấp vạn lần những món quà “hàng sang”, “hàng độc” để đổi lấy hư danh cho người đời quở trách.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Xem thêm