Tag

10 năm sau thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản: Công cuộc tái thiết vẫn tiếp tục

Nhìn ra thế giới 11/03/2021 15:32
aa
TTTĐ -Mười năm sau thảm họa động đất và sóng thần, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chính sách mới về công cuộc tái thiết.
Một cư dân ở thị trấn Itatemura, tỉnh Fukushima, đang đo mức độ phóng xạ (Ảnh: Yoon Seol-young)
Một cư dân ở thị trấn Itatemura, tỉnh Fukushima, đang đo mức độ phóng xạ (Ảnh: Yoon Seol-young)

Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã gia hạn thời gian hoạt động của Cơ quan Tái thiết thêm 10 năm tới năm 2031. Chi phí dành cho công tác tái thiết và phục hồi các khu vực thảm họa ước tính lên tới 1.600 tỷ yen (khoảng 15 tỷ USD).

Trong giai đoạn 2, Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp trợ giúp ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa kép như chữa trị tâm lý cho người dân và thiết lập các cộng đồng dân cư.

Đối với những khu vực bị ảnh hưởng bởi các sự cố hạt nhân, Chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ để người dân bản địa có thể trở về nhà và khuyến khích cư dân mới tới định cư ở khu vực đã từng nằm trong phạm vi sơ tán.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tìm cách thiết lập các trung tâm nghiên cứu và giáo dục quốc tế ở các khu vực này. Đối với những khu vực bị cấm tiếp cận, Chính phủ dự kiến sẽ đẩy nhanh việc nghiên cứu các chính sách, đồng thời lắng nghe cẩn trọng những vấn đề và nhu cầu của người dân địa phương.

Thảm họa kép

Đó là ngày thứ Sáu, nhân viên văn phòng xem đồng hồ đếm ngược từng giờ cho đến khi tuần làm việc kết thúc, học sinh chuẩn bị tan học… thì mặt đất bắt đầu rung chuyển. Trận động đất mạnh 9,1 độ richter xảy ra vào lúc 14h46 phút ngày 11/3/2011, mạnh đến mức làm nghiêng trục Trái đất và dịch chuyển đảo chính của Nhật Bản về phía Đông tới 4m.

Trận động đất gây ra sóng thần hủy diệt có độ cao lên tới hơn 40m khi vào đất liền. Sóng thần đã san phẳng gần như tất cả các thị trấn ven biển, khiến hơn 18 nghìn người thiệt mạng và mất tích, đồng thời gây ra 3 vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân.

Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 trong lịch sử, sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Bức tường chắn sóng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã không thể chống đỡ những đợt sóng lớn.

Thảm họa động đất và sóng thần tấn công vào vùng Tohoku của Nhật Bản, bao gồm Fukushima, Iwate và Miyagi (Ảnh: Reuters)
Thảm họa động đất và sóng thần tấn công vào vùng Tohoku của Nhật Bản, bao gồm Fukushima, Iwate và Miyagi (Ảnh: Reuters)

Ở làng Kamaya, gần sông Kitakami, tòa nhà bê tông đứng trơ trọi là tất cả những gì còn sót lại của nơi từng là trường tiểu học Ookawa. Ngôi trường lúc đó còn là trung tâm sơ tán của trận động đất và đã có 2.500 người ở đó. Khi trận sóng thần ập đến, 74 trẻ em và 10 giáo viên đã thiệt mạng.

Một trong số các nạn nhân tại ngôi trường Okawa là cô bé Koharu, 12 tuổi, con gái của anh Shinichiro Hiratsuka. Hôm đó, anh đang dạy tại một trường trung học ở thành phố Ishinomaki cách đó không xa. Cuối cùng khi đến được Kamaya bốn ngày sau, anh Shinichiro đã vĩnh viễn không thể gặp lại cô con gái bé nhỏ của mình nữa.

Đến nay, anh Shinichiro vẫn tiếp tục công việc dạy học và luôn xuất hiện với gương mặt dũng cảm trước hai đứa con còn lại của mình. “Là giáo viên, tôi phải mỉm cười trước học sinh của mình. Sau đó, tôi khóc trên đường về nhà và lại tiếp tục mỉm cười vì gia đình mình”, anh tâm sự.

Anh cũng là đồng tác giả của cuốn sách minh họa dành cho học sinh tiểu học về thảm họa kinh hoàng ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản vừa được xuất bản hồi tháng 2.

“Thông điệp mà tôi muốn gửi gắm qua cuốn sách này là bạn nên quý trọng cuộc sống và có thể vượt qua khó khăn. Tôi muốn con gái tôi trên thiên đường hạnh phúc khi nhìn thấy cách tôi đang sống”, Shinichiro nói.

Công cuộc tái thiết vẫn tiếp tục

Nằm sâu trong đất liền, ngôi làng Iitate đủ xa để không bị ảnh hưởng bởi sóng thần. Thay vào đó, nó đã bị tấn công bởi một kẻ thù vô hình đó là những đám mây phóng xạ bị rò rỉ từ nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi - nơi nhiên liệu bị tan chảy sau khi nước ngập hệ thống làm mát quan trọng.

Bao quanh bởi ngọn núi Abukuma cao chót vót, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi 30km, ngôi làng nhỏ Iitate từng là địa điểm sống thanh bình từng với đầy đủ những ngôi nhà, văn phòng, trạm xăng và các cửa hàng tạp hóa.

Cụ ông Tatsuo Harada, 80 tuổi, đã gắn bó cả đời với ngôi làng cho đến khi ông và tất cả 5.300 cư dân khác được lệnh sơ tán sau thảm họa. Ông đã trở lại nơi đây vào tháng 4 năm ngoái sau 9 năm xa cách. Ông là một trong số 1.500 cư dân đã quyết định quay trở lại ngôi lại này.

Tàn dư còn sót lại tại trường tiểu học Ookawa (Ảnh: Google Street View)
Tàn dư còn sót lại tại trường tiểu học Ookawa (Ảnh: Google Street View)

Ông Harada cho biết nhiều người trẻ tại địa phương đã không quay trở lại nơi đây. Khoảng trống mà dân làng để lại đã được lấp đầy một phần bởi các loài động vật hoang dã.

“Trước đây không có lợn rừng hay khỉ trong làng cho đến sau thảm họa. Bây giờ, chúng tôi có thể bắt gặp những nhóm khỉ từ 40 đến 50 con đi lang thang xung quanh. Chúng không hề sợ hãi con người hoặc xe hơi qua lại và hành động như thể đó là lãnh thổ riêng vậy”.

Cô Nana Matsumoto nằm trong số cư dân đang cố gắng thu hút những người trẻ tuổi trở lại làng. Cô gái 28 tuổi sống tại thành phố Fukushima đã chuyển đến Iitate ba năm trước, sau khi học tập và làm việc tại Tokyo.

Sau thời gian gần 3 năm làm việc với chính quyền địa phương để tái thiết ngôi làng, cô đã quyết định ở lại và tiếp tục công việc của mình.

Matsumoto kể: “Có rất nhiều tòa nhà trống kể từ sau thảm họa tại đây. Chúng tôi đang nỗ lực biến một số tòa nhà đó thành những ngôi nhà và không gian chung cho các nghệ sĩ, công ty khởi nghiệp làm việc”.

Iitate là một trong những ngôi làng nằm trong chương trình phục hồi do Chính phủ Nhật Bản tài trợ sau thảm họa. Theo đó, chính quyền địa phương sẽ đài thọ hoàn toàn chi phí giáo dục của trẻ em, từ học phí đến bữa trưa ở trường, đi dã ngoại và thậm chí cả đồng phục học sinh.

Tuy nhiên, nỗi sợ bức xạ kéo dài khiến nhiều người cảnh giác với việc quay trở lại và những cư dân mới tiềm năng bỏ đi. Dù vậy, Matsumoto không lo lắng.

“Tôi nghĩ sống ở đây là an toàn. Tôi đã nghiên cứu và cũng đã nói chuyện với các nhà khoa học. Mỗi người sẽ có quyết định của riêng mình”, cô nói.

Thảm họa Fukushima không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân Thảm họa Fukushima không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân

TTTĐ - Thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân địa phương ...

Olympic Tokyo 2020 có thể sẽ đóng cửa với khán giả nước ngoài Olympic Tokyo 2020 có thể sẽ đóng cửa với khán giả nước ngoài

TTTĐ - Nhật Bản có thể sẽ không cấp thị thực cho khách du lịch nhập cảnh vào nước này, khiến cho Olympic Tokyo 2020 ...

Đại dịch đã bộc lộ những góc khuất trong xã hội Nhật Bản Đại dịch đã bộc lộ những góc khuất trong xã hội Nhật Bản

TTTĐ - Yuichiro cảm thấy rất vui khi nhận được một bưu kiện thực phẩm tại buổi từ thiện ở Tokyo. Sự kiện này nhằm ...

Đọc thêm

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm