70 năm Lời kêu gọi thi đua ái quốc: Mãi vẹn nguyên giá trị
![]() |
Chỉ thị vạch rõ nội dung thi đua lúc này là hướng mọi năng lực, mọi cố gắng của nhân dân ở tiền phương cũng như hậu phương vào mục đích chuyển sang giai đoạn mới. Công nhân, nông dân thi đua sản xuất; bộ đội, nhân dân, du kích thi đua giết giặc, phá tề, trừ gian; cơ quan thi đua công tác; nhà trường thi đua học tập; gia đình và cá nhân thi đua tăng gia sản xuất, thực hiện đời sống mới. Hướng thi đua chủ yếu là tăng gia sản xuất và luyện quân lập công, mọi ngành hoạt động đều phải giúp cho hai yêu cầu thi đua đó được thực hiện.
![]() |
Để triển khai Chỉ thị này, ngày 11/6/1948 tại bản Là Nọn, xã Phú Bình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, nội dung thi đua đã được Bác tóm gọn trong bài thơ: “Người người thi đua/ Ngành ngành thi đua/ Ngày ngày thi đua/ Ta nhất định thắng/ Địch nhất định thua” [1]. Cũng kể từ đây, một phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp trong cả nước đã được phát động mạnh mẽ.
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không chỉ ngợi ca những trận đánh quyết định tại vùng lòng chảo Tây Bắc của Tổ quốc, mà còn luôn tự hào với sức mạnh của toàn dân tộc hướng tới chiến trường. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, không thể không nhắc tới sự đóng góp của những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được hình ảnh chiến sỹ Ma Văn Thắng, quê Phú Thọ với “chiếc xe thồ huyền thoại” của mình đã chở được 352 kg lương thực để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ - đây là một kỷ lục trong chiến dịch. Có thể nói rằng, chính sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân và với khí thế hăng say, thi đua sôi nổi của những người chiến sỹ đang cầm súng ở chiến hào chính là một trong những nhân tố sức mạnh về tinh thần, góp thêm sức mạnh để cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên một “Điên Biên Phủ chấn động năm châu, vang dội địa cầu”, tiến đến giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, chúng ta lại tiếp tục anh dũng, kiên cường bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - một cuộc “đụng đầu lịch sử”. Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác phong trào thi đua ái đã lan rộng, cả tiền tuyến và hậu phương. Miền Bắc - hậu phương lớn của cả nước, trong những năm tháng ác liệt nhất, khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay trong phong trào thi đua mà tiêu biểu hơn cả là: “Sóng Duyên Hải”, “Gió Đại Phong”, “Trống Bắc Lý”, “Cờ Ba nhất”. Đây là những điển hình tiên tiến trên mặt trận công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, huấn luyện chiến đấu; nó thực sự đã có sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ, động viên rộng rãi các tầng lớp nhân dân, ra sức hăng say lao động sản xuất, xây dựng vững chắc chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Với sức mạnh của phong trào thi đua: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Năm xung phong”, “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “Nghìn việc tốt”… với khí thế “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”… đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trải qua 70 năm, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác vẫn còn nguyên giá trị. Những tư tưởng của Người trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc luôn được Đảng và Nhà nước ta phát triển và vận dụng sáng tạo trong từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt sau khi có Luật Thi đua, Khen thưởng (2003) và từ khi thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI “về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến”, nhiều phong trào thi đua yêu nước đã được phát động và trở thành cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong cả nước; đây cũng chính là động lực tinh thần quý báu, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài hãy phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Trải qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, điều đó một lần nữa khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc cũng là dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức phấn đấu thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tiếp tục triển khai sâu rộng việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… Thực tế 70 năm qua đã khẳng định: Thi đua là cách hiệu quả và thiết thực nhất để gắn chặt tình đoàn kết, tương trợ giúp nhau lẫn nhau cùng tiến bộ; để từng bước làm cho cái tiêu cực bị đẩy lùi, cái tích cực ngày càng phát triển và được nhân rộng, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình mới, đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên... Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân càng cần phải nêu cao ý thức, trách nhiệm, nỗ lực cố gắng bằng những hành động thi đua cụ thể, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là thực hiện tốt 3 phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; đưa nước ta cùng sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đồng chí Lâm Văn Đoan làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả, bền vững lâu dài

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới
