Tag

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

BHXH & Đời sống 08/03/2017 08:39
aa
TTTĐ.VN - Họ là những người phụ nữ tỉnh lẻ lên Hà Nội làm cửu vạn bốc vác thuê kiếm sống tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên. Ngày 8/3 với họ cũng vẫn là một ngày lao động miệt mài và nặng nhọc như bao ngày khác…

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Ngày 8/3 với các bà, các chị ở đây cũng vẫn là một ngày lao động miệt mài và nặng nhọc như bao ngày khác…

Có mặt ở chợ Long Biên lúc nửa đêm (7/3-rạng sáng 8/3) mới thấm thía được nỗi cơ cực của những người “cày việc” đêm. Họ là những người tỉnh lẻ lên Thành phố làm cửu vạn bốc vác thuê kiếm sống. Bên cạnh những đôi vai cuồn cuộn cơ bắp gánh hàng của cánh đàn ông khỏe mạnh, hãy đánh mắt sang những người phụ nữ với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng đôi chân thoăn thoắt chạy hàng. Ngày 8/3 với họ cũng vẫn là một ngày lao động miệt mài và nặng nhọc như bao ngày khác.

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Ở đây, phụ nữ phải cạnh tranh với sức vóc đàn ông khi phải kéo những xe hàng vài tạ.

Không khí lạnh ùa về. Hà Nội có mưa phùn. Lạnh buốt. Dòng người đổ về chợ Long Biên ngày một đông hơn, từng xe chở hàng vào ra đông đúc, người làm cửu vạn í ới gọi nhau khuôn hàng. Thủ đô sau 0h không ngủ, cuộc sống mưu sinh của chị em cửu vạn bắt đầu.

Từ 10h đêm, những tiểu thương ở chợ Long Biên sáng đèn hoạt động đón những xe hàng chở từ nơi khác đổ về. Buổi đêm, mặt hàng chủ yếu là trái cây, rau quả và thủy hải sản, còn ban ngày chủ yếu là cửa hàng tạp hóa mở cửa hoạt động.

Những người làm cửu vạn chủ yếu ở Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… gần hơn có Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội). Như thường lệ, đúng 10h đêm, các chị em cửu vạn đã tập trung hết ở chợ, khi có xe chở hàng là ùa nhau chạy đến xem các chủ hàng có muốn thuê người khuôn hàng không. Nghề này cũng vì thế “cạnh tranh” khốc liệt. Nếu như ngày trước, mức giá thuê cửu vạn là 20-30 nghìn đồng/gánh hàng, nhưng bây giờ nhân công rẻ mạt, cùng với đó là việc buôn bán không lãi nên mức giá cho các gánh hàng là 10-15 nghìn đồng/gánh.

Ngồi chời kiện hàng tiếp theo đổ về chợ, cô Nga, Hưng yên cho biết: Cô gắn bó với việc này hơn 20 năm, đã quen cảnh thức trắng đêm rồi. Mỗi đêm gánh khoảng 6-7 tiếng, đó là những khi hàng hóa nhiều, người ta thuê người khuôn liên tục. Còn nếu ế ẩm thì cũng chỉ có vài gánh hàng, khuôn xong ngồi vất vơ ở chợ cho đến 6h sáng về phòng trọ.


8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Những gánh hàng nặng.

Nhiều người làm cửu vạn ở chợ Long Biên đã tự sắm sửa cho mình những chiếc xe đẩy hàng. Những chiếc xe này có thể chở được hơn 3 tạ. Với số lượng hàng hóa nặng như thế, những người phụ nữ này vẫn gồng mình mỗi đêm, một mình một xe hùng hục làm ăn. Ban đêm làm việc hăng say, đến rạng sáng về phòng ăn uống sơ qua rồi ngủ lấy sức, công việc vẫn cứ tiếp diễn ngày này qua ngày khác.

Nói về những mong ước hiện tại và đặc biệt là mong ước trong ngày Quốc tế phụ nữ, chị Nga nói tiếp: Nhà quê thì lấy đâu ra 8/3, chỉ biết làm kiếm tiền gửi về cho chồng con thôi. Giọng trầm lại một chút, chị nói: Nhưng dù sao cũng mong có nhiều sức khỏe, người làm việc cửu vạn phải có sức khỏe mới có thể duy trì được công việc, mới có đủ cơm no ngày 3 bữa.

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Vừa đi vừa chấm công để nhận tiền.

Một số những hình ảnh ghi lại giây phút làm việc hăng say của chị em cửu vạn Long Biên:

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Bốc hàng hùng hục chẳng ngại nặng nhọc

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Gánh một thùng hàng này có giá từ 5-10 nghìn đồng, tùy thuộc vào loại hàng hóa là thủy hải sản, trái cây…

8/3 ở nơi phụ nữ phải mang sức vóc đàn ông

Những chiếc xe chở hàng là công sụ giúp chị em vận chuyển hàng được nhiều hơn

Tin liên quan

Đọc thêm

Quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH chặt chẽ, chính xác BHXH & Đời sống

Quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH chặt chẽ, chính xác

TTTĐ - 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng cho 593.522 người, với số tiền 14.152 tỷ đồng. Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, BHXH TP Hà Nội vẫn đảm bảo công tác chi trả lương hưu tháng 5/2024 đúng hạn cho người dân.
Khám bảo hiểm y tế khác cơ sở y tế đăng ký ban đầu BHXH & Đời sống

Khám bảo hiểm y tế khác cơ sở y tế đăng ký ban đầu

TTTĐ - Khám bảo hiểm y tế khác nơi đăng ký có được hưởng bảo hiểm chi trả không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi thực tế, không phải lúc nào người bệnh cũng có thể thực hiện thăm khám đúng với nơi đăng ký ban đầu.
Bốn tháng đầu năm, cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông BHXH & Đời sống

Bốn tháng đầu năm, cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông

TTTĐ - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân 1 ngày trong bốn tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 70 vụ tai nạn giao thông, làm 29 người chết, 32 người bị thương và 24 người bị thương nhẹ.
“Điểm tựa” của người lao động BHXH & Đời sống

“Điểm tựa” của người lao động

TTTĐ - Các chế độ lương hưu hàng tháng và chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động về hưu cho đến chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp đã chia sẻ gánh nặng cho công nhân lao động khi ốm đau, tai nạn, mất việc hoặc gặp các rủi ro khác... Với ý nghĩa thiết thực đó, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tạo “điểm tựa” vững chắc, giúp rất nhiều người lao động vượt qua khó khăn, hỗ trợ khi họ về hưu.
Cách cập nhật số CCCD gắn với bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Cách cập nhật số CCCD gắn với bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Hiện tại, người dân có thể làm thủ tục cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) mới cho hồ sơ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) một cách nhanh chóng và đơn giản.
Phương án gia hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên BHXH & Đời sống

Phương án gia hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

TTTĐ - Học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Tăng cường giám sát quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế BHXH & Đời sống

Tăng cường giám sát quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

TTTĐ - Công tác quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội đặc biệt quan tâm. Bởi đây là chính sách liên quan đến hầu hết người dân Thủ đô, với tỷ lệ bao phủ BHYT trên 94% dân số. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH là tối ưu hóa nguồn quỹ đang có hạn, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của người tham gia.
Cảnh báo tình trạng mạo danh BHXH lừa đảo người dân BHXH & Đời sống

Cảnh báo tình trạng mạo danh BHXH lừa đảo người dân

TTTĐ - Thời gian gần đây, nhiều người dân đã phản ánh với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội về việc bị đối tượng mạo danh người của cơ quan Nhà nước gọi điện thông báo tặng quà do đóng BHXH, BHYT nhằm lừa đảo.
Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Hà Nội đi đầu về chuyển đổi số với việc có số người cài đặt ứng dụng VssID - BHXH số lớn nhất toàn quốc. BHXH Hà Nội đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế.
Kiểm tra cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường Xã hội

Kiểm tra cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường

TTTĐ - Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, tại Hà Nội phát sinh 3.093.214 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), bằng 107,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm