Tag

Ăn nhiều nội tạng động vật ảnh hưởng ra sao đến sức khoẻ?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 20/08/2024 09:00
aa
TTTĐ - Xưa nay, quan niệm truyền thống vẫn cho rằng "ăn gì bổ nấy" nên thịt nội tạng động vật luôn là loại thực phẩm bổ dưỡng. Những phần nội tạng thường được sử dụng làm thực phẩm bao gồm: Gan, tim, óc, lòng, lưỡi, thận, dạ dày, lá lách.
Bắc Giang: Bắt giữ, tiêu hủy 700kg nội tạng động vật Huế: Thu giữ 2.500kg nội tạng động vật không rõ xuất xứ CSGT Hà Nội chặn bắt xe tải chở hơn 1 tấn nội tạng bốc mùi hôi thối Cận cảnh gần 10 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc trong kho đông lạnh ở Thanh Oai

Ăn thịt nội tạng động vật: Tốt hay xấu?

Những động vật được con người sử dụng nội tạng làm món ăn phổ biến nhất là: Bò, lợn, cừu, dê, gà và vịt. Với quan niệm “ăn gì bổ nấy”, nhiều người thích ăn các loại nội tạng động vật bổ dưỡng cho cơ thể, ăn óc để đỡ bệnh đau đầu, ăn tim gan để bổ tim, bổ gan…

Ăn nhiều nội tạng động vật ảnh hưởng ra sao đến sức khoẻ?
Nội tạng động vật ẩn chứa rủi ro khó lường nếu ăn thường xuyên

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng động vật có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 gram), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.

Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein khá phong phú, bao gồm tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.

Thịt nội tạng có đầy đủ chất dinh dưỡng và thường bổ dưỡng hơn thịt cơ. Đây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm nhiều vitamin nhóm B, sắt và kẽm.

Thiamin, còn được gọi là vitamin B1 có trong gan. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiamin có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, thịt nội tạng làm tăng năng lượng, nhất là gan và thận chứa nhiều sắt, do đó ăn hợp lý sẽ làm tăng lượng sắt trong máu của bạn. Thịt nội tạng chứa sắt heme, có tính khả dụng sinh học cao, vì vậy nó được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt không phải heme từ thực phẩm thực vật.

Những người bị thiếu sắt có thể ăn các loại thịt nội tạng (đặc biệt là gan) để tăng mức năng lượng. Thịt nội tạng đặc biệt giàu vitamin B như B12 và folate, các chất khoáng như: sắt, magie, selen và kẽm, và các vitamin tan trong chất béo quan trọng như vitamin A, D, E và K.

Tuy nhiên, bởi do chứa rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, cao hơn so với thịt nên nếu tiêu thụ quá nhiều nội tạng động vật sẽ khiến mỡ máu tăng cao gây ra các nguy cơ bệnh tật như: tim mạch, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, goute…

Người khỏe mạnh nếu ăn nội tạng động vật với một lượng phù hợp sẽ rất có lợi ích cho cơ thể, nhưng phải kiểm soát số lượng, chỉ nên ăn 1 hoặc 2 lần/tuần.

Đáng lo ngại, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như giun, sán lây bệnh sang người.

Ví dụ như ăn nội tạng lợn mà con vật nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu, lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chiếm một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng,… chưa được nấu chín sẽ khiến liên cầu khuẩn từ thức ăn xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh.

Đặc biệt, ở Việt Nam, theo thống kê có tới 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Nội tạng không nấu chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang thức ăn, nước uống khác trong quá trình chế biến sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn E.coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Nội tạng động vật bẩn được “phù phép” thành đặc sản

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nội tạng của động vật khi được chế biến thành món ăn còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh, chữa bệnh... của con vật đó trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, lưu thông và chế biến tiêu dùng.

Do đó, chỉ cần một trong những khâu đó không an toàn như thức ăn chăn nuôi nhiễm hóa chất cao: thuốc trừ sâu, chì, cadimi, asen...hoặc không tuân thủ liệu trình chữa bệnh như dùng quá nhiều kháng sinh, thuốc tẩy giun sán... sẽ để lại dư lượng hóa chất, thuốc thú y cao trong thực phẩm, đặc biệt ở các nội tạng động vật.

Ăn nhiều nội tạng động vật ảnh hưởng ra sao đến sức khoẻ?
Nguy cơ nội tạng "bân" được phù phép thành các món ăn trên bàn nhậu

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nội tạng động vật tại các nhà hàng, quán nhậu cũng tăng mạnh. Vì thế các đối tượng buôn bán kinh doanh vận chuyển thực phẩm bẩn cũng tranh thủ dịp này tung hàng ra thị trường để bán.

Những loại nội tạng động vật không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y, đã có dấu hiệu bốc mùi hư hỏng được ngâm tẩm hoá chất được vận chuyển bán lại kiếm lời.

Với công nghệ “phù phép” thực phẩm bẩn bằng các hoá chất bảo quản, tẩm ướp hương vị, hàng tấn nội tạng đã ôi thiu, mốc meo vẫn tới được bàn tiệc của thực khách.

Ths.BS Doãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho biết: “Người Việt rất thích ăn phủ tạng, nhưng lại chọn phủ tạng nguồn gốc không rõ ràng. Các phủ tạng đã nếu được tẩy rửa trắng ăn vào sẽ rất nguy hiểm.

Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc.

Đây cũng là món ăn ngon tuy nhiên để đảm bảo sức khoẻ chỉ nên sử 1 lần/ tuần. Lượng sử dụng các nội tạng ở mức độ vừa phải. Lưu ý mua phủ tạng nguồn rõ ràng và chín mới được ăn. Tuyệt đối không ăn sống hay ăn tái các phủ tạng vì nguy cơ ngộ độc rất cao”.

“Ngoài ra, quan niệm ăn gì bổ nấy của người Việt là không đúng. Nhiều người vẫn nghĩ tim, thận… tốt ăn cho thật nhiều bổ bộ phận đó không có cơ sở khoa học”, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

Đọc thêm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Xem thêm