Tag
Hướng về vùng dịch bằng “mệnh lệnh trái tim”:

Bài 1: “Nối vòng tay lớn” cùng cả nước vượt bão Covid-19

Người Hà Nội 10/06/2021 08:00
aa
TTTĐ - Những ngày này, Hà Nội cũng đang phải oằn mình chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều kinh nghiệm sau 3 làn sóng trước. Bởi vậy, chính quyền và Nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chi viện cho các tỉnh khác, đặc biệt là Bắc Giang, Bắc Ninh để mong ngày bình thường sớm trở lại với toàn thể người dân đất Việt.
Nghệ sĩ Việt chung tay góp Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19

Các cấp lãnh đạo kịp thời đưa ra những chủ trương, nêu gương, kêu gọi toàn thể Nhân dân Hà Nội chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh bằng sức người, sức của, thế hiện trách nhiệm của Thủ đô, đồng thời truyền đến vùng dịch những bài học kinh nghiệm đã đúc rút được từ những lần chống dịch Covid-19 của mình.

Sức mạnh của trái tim

Đã kinh qua nhiều đợt dịch bệnh, thiên tai, lần này, khi làn sóng Covid-19 thứ 4 ập đến, một lần nữa, Hà Nội lại thể hiện sức mạnh thiêng liêng, trái tim của cả nước bằng nhiều việc làm thiết thực để hỗ trợ cho chính quyền, Nhân dân các tỉnh vùng dịch, đặc biệt là hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.

Là Thủ đô của một nước, lại trải qua những trận “cân não” với “giặc” Covid-19, Hà Nội cũng có đội ngũ chuyên gia trong tuyến đầu của thành trì chiến đấu với dịch bệnh. Chính vì thế, việc Hà Nội cử những “thiên thần áo trắng” đi khắp cả nước để chống dịch là lẽ đương nhiên.

Đồng chí Chu Ngọc Anh tiễn đoàn cán bộ y, bác sĩ lên đường tới Bắc Giang.
Đồng chí Chu Ngọc Anh tiễn đoàn cán bộ y, bác sĩ lên đường tới Bắc Giang

Lần này cũng vậy, chiều 16/5, trong lúc tình hình dịch bệnh đang hết sức căng thẳng ở Bắc Giang, tại Sở Y tế Hà Nội, đích thân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tham dự lễ xuất quân của đoàn công tác Hà Nội gồm 20 đồng chí đi hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch Covid-19. Điều này cho thấy, chủ trương của lãnh đạo thành phố vẫn luôn đặt việc chi viện cho các địa phương trên cả nước ở tầm rất quan trọng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều đợt phát động, quyên góp, ủng hộ mà chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã và đang tiếp tục làm để động viên, hỗ trợ, chi viện kịp thời cho hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Trong đó, Hà Nội hiểu rõ, cần kíp nhất, cấp bách nhất với vùng dịch vẫn chính là nhân lực, vật lực về y tế để khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm và chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh.

Ngày 1/6, đoàn cán bộ y tế Hà Nội đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Một trong những đoàn cán bộ y tế Hà Nội đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Một trong những đoàn cán bộ y tế Hà Nội lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

Đoàn gồm 20 đội cấp cứu thuộc 12 bệnh viện công lập và 12 cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội. Mỗi đội cấp cứu gồm 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 1 xe cứu thương, đồng thời đảm bảo cơ số thuốc, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Trong lần hỗ trợ này, các đoàn sẽ thường trực cấp cứu tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Cấp cứu và phối hợp vận chuyển kịp thời các trường hợp bị phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh hoặc chuyển về các bệnh viện của Hà Nội để điều trị theo quy định.

Như vậy, không chỉ hỗ trợ sức người, sức của, nhiệm vụ của các y, bác sĩ lần này còn phổ biến kinh nghiệm chống dịch mà Hà Nội đã gặt hái được qua những lần trước đây. Chuyến đi lần này cũng là tiếp nối truyền thống của những lần chi viện Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Dương… khi những địa phương này trở thành tâm dịch, thu hút sự lo lắng, quan tâm của toàn quốc.

Cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, sự quyết liệt của các địa phương, những kinh nghiệm dập dịch của Hà Nội cũng đã góp phần để hết lần này đến lần khác, dịch Covid-19 được dẹp yên, trả lại cuộc sống bình thường cho Nhân dân cả nước.

Bên cạnh đó, tại khắp các cơ quan công sở, việc đóng góp ủng hộ cho hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn đang diễn ra bền bỉ và tâm huyết. Ai cũng hiểu, trong điều kiện kinh tế, việc làm, cuộc sống bị đảo lộn do dịch bệnh, do cách ly y tế, cách ly xã hội, người dân tại hai tỉnh này gặp phải vô vàn khó khăn. Thiếu thốn đã đành, mà tâm trạng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Do đó, dù một ngày lương hay nhiều hơn nữa, tấm lòng của người Thủ đô gửi về cũng khiến Nhân dân vùng dịch ấm lòng hơn mà vững tâm vượt qua tao đoạn này.

Bởi Hà Nội hiểu, còn một vùng đất nào đó trên cả nước lao đao vì dịch thì Thủ đô không thể ngồi yên, không thể đứng ngoài cuộc. Cũng như có một vị trí nào trên cơ thể Việt Nam còn đau thì trái tim cũng không thể đập những nhịp bình thường.

Viết tiếp truyền thống nhân văn cao cả

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”, là mảnh đất ngàn ngăm văn hiến, thấm đẫm ca dao, tục ngữ và những nét văn hóa truyền thống, hơn ai hết, chính quyền và người dân Hà Nội hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này. Bởi lẽ, họ không chỉ thuộc mà còn thực hành nó hàng ngàn, hàng vạn lần trong cả ngàn năm qua.

Điều này đã góp phần không nhỏ giúp Nhân dân các địa phương trên cả nước vượt qua khó khăn, nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. Không những thế, lãnh đạo thành phố còn nêu gương, trực tiếp thể hiện tấm lòng của mình bằng các đợt quyên góp trước.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản cho tỉnh Bắc Giang, Hải Dương.
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản cho tỉnh Bắc Giang, Hải Dương

Tất cả những điều đó để thấy, trải qua nhiều hoạn nạn, người dân cả nước đều đã hiểu trọn lòng người dân Hà Nội, luôn cùng với Thủ đô dang rộng vòng tay yêu thương tới mọi miền Tổ quốc.

Cũng giống như đầu năm tại Hải Dương, nỗi lo của Bắc Giang được giải tỏa khi một chiến dịch tiêu thụ nông sản cho tỉnh này được cả chính quyền và Nhân dân kêu gọi và hưởng ứng rầm rộ. Dịch bệnh diễn ra đúng lúc vải, dưa hấu, dưa lê… chuẩn bị vào mùa, bên cạnh nỗi lo thiệt hại về người thì đảm bảo mục tiêu kép vẫn là điều bất cứ địa phương nào cũng đau đầu.

Bên cạnh việc chính quyền, các ngành các cấp quan tâm sát sao, sự vào cuộc của người dân cũng rất đáng biểu dương. Trên khắp các tuyến phố của Hà Nội hiện nay, rất nhiều điểm tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang được người dân ủng hộ nhiệt tình. Điều đó cho thấy, trong dịch bệnh, tình người vẫn ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ điều đó, chúng ta có niềm tin vững vàng rằng, tất cả mọi tỉnh thành đang nắm chặt tay nhau, máu vẫn chảy về tim, vẫn từ tim đi nuôi khắp cơ thể... để ngày chiến thắng dịch bệnh không còn xa nữa.

Người Hà Nội nhiệt tình tiêu thụ vải Bắc Giang
Người Hà Nội nhiệt tình tiêu thụ vải Bắc Giang

Việc Hà Nội giải cứu, chi viện cho các địa phương khác càng trở nên quý hơn khi chính bản thân cũng đang phải căng mình thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch Covid-19. Những ngày này, khi dịch bệnh lan ra nhiều nơi ở Hà Nội, nhiều tòa nhà, khu phố bị phong tỏa, các ca bệnh ở Đông Anh chưa rõ nguồn lây, cuộc sống người dân đã bị tác động nhiều, kinh tế cũng giảm sút theo.

Tuy nhiên, không vì thế mà Hà Nội khoanh tay. Hà Nội vẫn tiếp tục vì cả nước như trước đây đã từng vì. Điều này cũng quan trọng như chống dịch tại chính Thủ đô. Chính lúc này, “bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam” mà chắc chắn, Hà Nội vẫn đứng vai trò hạt nhân của mình trong cái vòng tròn nghĩa tình ấy.

(Còn nữa)

Để vải thiều Bắc Giang Để vải thiều Bắc Giang "cất cánh" trong mùa dịch
Bài 2: Cậu học trò tiết kiệm tiền ăn sáng ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 Bài 2: Cậu học trò tiết kiệm tiền ăn sáng ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19
Người trẻ kêu gọi nhau ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Người trẻ kêu gọi nhau ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm