Tag

Bài 126: Đề cao và giữ gìn y đức

Người Hà Nội 05/08/2017 11:18
aa
TTTĐ.VN - Khi nền Y học Việt Nam ra đời, y đức đã tồn tại và phát triển. Y đức được thể hiện và liên hệ chặt chẽ với công việc hàng ngày của người làm công tác y tế, đồng thời tuân theo sự phát triển của xã hội.

Bài 126: Đề cao và giữ gìn y đức

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
Bài 125: Tạo nét đẹp văn hóa để thu hút du lịch


Danh y Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”, có thể nói y đức là những phẩm chất tốt đẹp nhất đối với người làm nghề y, là quy tắc, là chuẩn mực của ngành y, là kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp, để thầy thuốc tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích, tiến bộ ngành y để đem lại sức khỏe và sự an lành cho con người.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức nói chung và y đức nói riêng. Ngay từ những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong những bức thư gửi Trường Quân y năm 1946, Hội nghị Quân y năm 1948, Trường y tá Liên khu I năm 1949, Hội nghị Y tế toàn quốc năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương, lòng bác ái, hy sinh, sự tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập tiến bộ và ý thức kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngành Y. Đặc biệt, trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu “Lương y phải như từ mẫu”, Bác cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.


Bài 126: Đề cao và giữ gìn y đức
Trong mọi thời đại, người thầy thuốc nên khám, điều trị và cứu sống bệnh nhân bằng cả trái tim...

Ngày nay, y đức không còn là vấn đề riêng của ngành y tế mà là một thành tố của đạo đức xã hội, một trong những truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Thực trạng về y đức hiện nay, một vấn đề đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhiều ngành nghề khác nhau với những quan điểm, nhận thức và thái độ khác nhau.

Thực tế cho thấy, quá trình chuyển đổi từ quản lí kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến ngành y tế nói chung và y đức nói riêng.

Từ những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước, Nhà nước đã có chính sách thu một phần viện phí nhằm tạo thêm nguồn lực tài chính cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Ngoài những tác động tích cực của chính sách, giúp các cơ sở y tế có thêm kinh phí để mua máy móc, thiết bị để chẩn đoán và điều trị tốt hơn, đồng thời phần nào hỗ trợ đời sống cán bộ nhân viên y tế. Tuy nhiên, đã nảy sinh một số vấn đề liên quan tới y đức. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động không nhỏ đến thái độ phục vụ của nhân viên y tế, đặc biệt là thái độ đối với những người bệnh nghèo.

Bên cạnh đó xuất hiện một bộ phận những người có thu nhập cao, với suy nghĩ làm cách nào đó để được thụ hưởng các dịch vụ y tế và sự chăm sóc y tế tốt nhất, bằng mọi cách sử dụng đồng tiền để "đi tắt" và dần dà những hiện tượng tiêu cực, đút lót nhân viên y tế đã trở thành phổ biến. Tâm lí người bệnh chỉ thực sự yên tâm điều trị khi đã "bồi dưỡng" được cho thầy thuốc, đồng thời người thầy thuốc dần coi đó là một việc làm như một thông lệ để xua tan đi sự mặc cảm, so sánh với quá trình đào tạo, điều kiện làm việc cũng như thu nhập của các ngành nghề khác trong xã hội.

Sự kính trọng vốn có của xã hội với những người thầy thuốc không hề thay đổi nhưng quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc trong cơ chế thị trường cũng đã có những chuyển đổi nhất định. Khi đồng tiền được xen vào giữa quan hệ thầy thuốc và người bệnh, điều phối những khó khăn trong đời sống của họ, đã có tác động đến tinh thần, thái độ phục vụ của họ đối với người bệnh.

Lòng kính trọng, sự “đền ơn đáp nghĩa” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, khi việc chữa bệnh còn thuần túy là việc "cứu nhân độ thế”, người thầy thuốc lúc đó là những thầy lang hành nghề nhằm mục tiêu duy nhất là chữa bệnh cứu người và mưu sinh một cách giản dị. Cái được là giá trị đạo đức và nhân cách người thầy: Người bệnh sau khi được cứu chữa, nhớ ơn thầy thuốc sâu nặng, coi thầy thuốc là ân nhân, nhớ ơn thầy thuốc bằng cách lễ tạ bằng những món quà gần gũi, giản dị do chính bàn tay người bệnh hoặc gia đình làm ra như: gạo, ngô, khoai, sắn, con gà, cân cá… Một thực tế được thừa nhận rằng người thầy thuốc ngày đó coi đó là nguồn sống để duy trì việc "sinh nhai". Việc người bệnh biếu quà khi đó cũng rất tự nhiên như là một cách tỏ lòng biết ơn của họ với người thầy thuốc và không có sự đòi hỏi nhũng nhiễu, yêu sách từ phía thầy thuốc.

Ngày nay, sau thời gian điều trị tại bệnh viện, người bệnh ra viện trong tình trạng sức khỏe được hồi phục, chứng kiến tinh thần thái độ phục vụ tận tâm, tận lực của những người thầy thuốc thì người nhà bệnh nhân tự nguyện đến cảm ơn cán bộ nhân viên y tế là một tình cảm hết sức tự nhiên, phù hợp với bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc ta.

Có thể nói, lúc này là sự quan tâm chia sẻ của xã hội đối với ngành y tế bằng vật chất được thể hiện bởi gia đình người bệnh. Nếu từ chối thì phải chăng chúng ta đã phụ tấm lòng chân thành của người bệnh và càng làm xa thêm khoảng cách giữa người thầy thuốc với bệnh nhân. Vấn đề cần quan tâm ở đây là sự công khai minh bạch và xóa lợi ích nhóm một cách triệt để….

(còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Âm vang bản hùng ca Điện Biên Phủ tại điểm cầu Kon Tum Điện ảnh - Âm nhạc

Âm vang bản hùng ca Điện Biên Phủ tại điểm cầu Kon Tum

TTTĐ - Tối 5/5, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo Nhân dân tham dự cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" tại Nhà Rông Kon K'lor, TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, thực hiện.
Bản hùng ca về Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng Văn hóa

Bản hùng ca về Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng

TTTĐ - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) đã diễn ra tại 5 điểm cầu: Điện Biên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Kon Tum. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện.
Ca sĩ Thái Sơn - cố gắng hết mình cho tình yêu ca hát Điện ảnh - Âm nhạc

Ca sĩ Thái Sơn - cố gắng hết mình cho tình yêu ca hát

TTTĐ - Với tình yêu dành cho âm nhạc cháy bỏng, ca sĩ trẻ Thái Sơn đang nỗ lực từng ngày, miệt mài học tập, phấn đấu không ngừng để theo đuổi ước mơ của mình.
Khẳng định tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Khẳng định tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 4/5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954: Tầm vóc thời đại và giá trị di sản".
Hiểu và tự hào về cội nguồn, phát huy tốt nhất bản sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hiểu và tự hào về cội nguồn, phát huy tốt nhất bản sắc

TTTĐ - “Là thế hệ tiếp nối của dòng họ Mai Nam Từ, tôi rất tự hào với truyền thống được cha ông gây dựng từ bao đời nay. Hiểu và thành kính với cội nguồn không chỉ giúp chúng ta tự hào với nguồn gốc của mình mà còn ý thức hơn với thế hệ hôm nay trong việc vun đắp, kế thừa và phát huy di sản của các tiền nhân để lại”, đạo diễn Mai Thanh Tùng chia sẻ đầy tâm huyết trong phóng sự "Hào khí Mai Nam Từ".
Á vương Oscar Vũ khởi động chuỗi dự án "Vì sức khỏe cộng đồng" Giải trí

Á vương Oscar Vũ khởi động chuỗi dự án "Vì sức khỏe cộng đồng"

TTTĐ - Á vương Oscar Vũ dành thời gian nghỉ lễ vừa qua để thực hiện nhiều dự án cộng đồng thiết thực, ý nghĩa tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Tái hiện hào hùng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D Văn hóa

Tái hiện hào hùng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

TTTĐ - Tối 3/5, tại Tượng đài Cảm tử, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D qua vách chiếu Panorama.
Đông đảo khán giả tìm hiểu phim tài liệu về Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Đông đảo khán giả tìm hiểu phim tài liệu về Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức từ ngày 3 - 5/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Sự kiện khai mạc diễn ra tối 3/5 tại số 465 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) thu hút đông đảo công chúng tới tìm hiểu về những gian khổ, hi sinh và chiến thắng vang dội của lịch sử dân tộc.
Bảo tồn, phát huy và khám phá giá trị di sản văn hóa Văn hóa

Bảo tồn, phát huy và khám phá giá trị di sản văn hóa

TTTĐ - Tối 3/5, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
Phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sĩ Điện ảnh - Âm nhạc

Phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 3/5, Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đã khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29, Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Xem thêm