Tag

Bài 155: Địa phương tích cực, gia đình nỗ lực

Người Hà Nội 17/10/2017 09:29
aa
TTTĐ.VN - Xây dựng nếp sống người Hà Nội với các tiêu chí: Chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp... là nhiệm vụ được Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa trong Chương trình 04-Ctr/TU về "Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội, từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển các giá trị văn hóa.

Bài 155: Địa phương tích cực, gia đình nỗ lực

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục

Mỗi địa phương lựa chọn điểm nhấn riêng

So với thời điểm Thủ đô mới được giải phóng cách đây 63 năm, dân số Hà Nội hôm nay tăng hơn 17 lần. Quá trình đổi mới của Thủ đô và đất nước đem lại nhiều đổi thay tích cực về kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều điều đáng lo ngại, nhất là văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân Thủ đô có chiều hướng đi xuống... Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng, phát triển văn hóa người Hà Nội được Đảng bộ TP Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện qua nhiều nhiệm kỳ.

Quận Hoàn Kiếm là "vùng lõi" của văn hóa Hà Nội, nơi các hoạt động thương mại, du lịch diễn ra sôi động. Quận đã triển khai xây dựng và thực hiện đề án "Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ", chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử gắn với văn minh thương mại, phù hợp với điều kiện một địa phương có nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng phục vụ khách du lịch. Những khẩu hiệu như "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" đã dần đi vào cuộc sống; những cam kết không "chặt chém" khách hàng được các hộ kinh doanh trên địa bàn ký kết và thực hiện... Trên địa bàn Hoàn Kiếm, sự tương tác giữa văn hóa và kinh tế thể hiện rõ nét nhất. Những nét ứng xử đẹp được hình thành tỷ lệ thuận với lượng khách du lịch đến với khu phố cổ.


Bài 155: Địa phương tích cực, gia đình nỗ lực
Các gia đình vui chơi tại tuyến bố đi bộ Hồ Gươm

Trong khi đó, địa bàn quận Tây Hồ có đặc trưng riêng, hầu hết các phường hiện nay được hình thành từ các làng cổ. Do đó, quận đã chọn hướng đi riêng, đó là triển khai xây dựng "Phường văn hóa". Vốn từ làng lên phố, cộng đồng dân cư ở đây có nhiều gắn kết, nhất là thông qua các hoạt động lễ hội, văn hóa tâm linh gắn với di tích đình, chùa. Vì thế, việc giữ gìn các di tích đình, chùa, các lễ hội… là "chất keo” gắn kết tình cảm những người dân trong cộng đồng. Các dịp tế lễ ở đình, chùa cũng đồng thời là dịp bàn bạc công việc của khu dân cư; cùng với đó là các hoạt động vận động xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng hạ tầng cho văn hóa, không chèo kéo khách du lịch... Nhờ đó, vùng ven Hồ Tây đã xanh, sạch, văn minh hơn…

Cũng thực hiện xây dựng văn hóa người Hà Nội, khu vực các huyện ngoại thành phía Tây Nam Thủ đô lại kết hợp xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh với gìn giữ nét văn hóa truyền thống xứ Đoài. Ở vùng Hà Tây (cũ), nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt, cho nên nhiều địa phương chọn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới làm trọng tâm. Cho đến nay, phần lớn các đám cưới, đám tang ở các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Quốc Oai... đều được thực hiện theo nếp sống mới. Còn ở thị xã Sơn Tây, xây dựng đời sống văn hóa được kết hợp với triển khai các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới…

Giáo dục từ mỗi gia đình

Hà Nội, trung tâm chính trị, lịch sử của cả nước, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của mọi miền đất nước để tạo nên nét đẹp điển hình của bản sắc văn hóa Việt Nam, của người Tràng An thanh lịch, hào hoa. Hà Nội cũng chính là nơi có nhiều di tích lịch sử quốc gia quan trọng, nhiều đình chùa miếu mạo thờ cúng những bậc anh hùng, những người hiền tài của đất nước, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh với một hệ thống các viện bảo tàng… luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là những điểm tham quan cần thiết mà mỗi học sinh Hà Nội cần biết, cần đến. Có điều trong mỗi gia đình, các bậc ông bà cha mẹ chưa thật ý thức đầy đủ để giúp các cháu học sinh hiểu tường tận để từ đó biết yêu quí, tự hào về những di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội như: Tháp Rùa, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam...

Một thực tế rất đáng phải suy nghĩ là không ít gia đình trong những ngày nghỉ - nhất là trong dịp nghỉ hè chỉ chú ý cho con em đi chơi ở các siêu thị, nhà hát hoặc ăn uống ở những nhà hàng mà ít đưa các cháu đến tham quan những di tích lịch sử của Hà Nội. Đây là điều đáng buồn vì các em là học sinh người Hà Nội nhưng sự hiểu biết về văn hóa, danh thắng và những di tích lịch sử của Thủ đô lại quá ít. Vì vậy, trách nhiệm của các bậc ông bà, cha mẹ, của nhà trường và toàn xã hội là phải giúp học sinh biết quí trọng, tự hào trước những di sản văn hóa, những di tích lịch sử mà ông cha ta từ ngàn năm xưa đã để lại cho hậu thế…

Chẳng phải đi đâu xa, những điểm cần tham quan du lịch, những nơi cần đến của Hà Nội vô cùng phong phú, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao đối với mỗi học sinh Hà Nội. Các bậc ông bà, cha mẹ hãy là “người bạn” đồng hành tin cậy của các con, các cháu, chỉ dẫn cho các cháu về gốc tích, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ của mỗi di tích, mỗi danh lam thắng cảnh mà các cháu được đến. Sự tích Hồ Gươm, những văn bia tôn vinh những Tiến sĩ tài cao đức sáng trong văn miếu Quốc Tử Giám... sẽ mãi là những bài học về lịch sử sinh động, sâu sắc, hữu ích giúp học sinh có trí tuệ minh mẫn, có tâm hồn trong. Đó chẳng phải là điều tất cả chúng ta đang ước muốn hay sao?

(còn nữa)


Quốc Tấn

Tin liên quan

Đọc thêm

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới Nghệ thuật

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

TTTĐ - Tối 29/6, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “80 năm sáng mãi niềm tin” kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai mới.
Nâng tầm di sản, tri ân danh nhân kiệt xuất Văn hóa

Nâng tầm di sản, tri ân danh nhân kiệt xuất

TTTĐ - Ngày 29/6, tại xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã diễn ra lễ khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo Nhà thờ Ngô Thì Nhậm.
TikTok cùng các thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích mang trải nghiệm làm đẹp từ trực tuyến ra đời thực Thời trang - Làm đẹp

TikTok cùng các thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích mang trải nghiệm làm đẹp từ trực tuyến ra đời thực

TTTĐ - TikTok lần đầu tiên tổ chức TikTok Beauty Fest tại Việt Nam - chuỗi sự kiện đa trải nghiệm diễn ra trên cả nền tảng online và offline từ ngày 16/6 đến 5/7, nhằm tôn vinh, gắn kết và mang cộng đồng yêu làm đẹp và các thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích trên nền tảng đến gần hơn với người dùng qua các hoạt động trải nghiệm thực tế.
NSND Xuân Bắc: “Nghệ thuật không có chỗ cho sự dễ dãi” Nghệ thuật

NSND Xuân Bắc: “Nghệ thuật không có chỗ cho sự dễ dãi”

TTTĐ - Mới đây, NSND Xuân Bắc đã xuất hiện trong buổi tổng duyệt vở nhạc kịch thiếu nhi “Phép màu của Kurt”. Với vai trò cố vấn nghệ thuật, anh đưa ra nhiều phân tích sắc sảo, đồng thời nhiệt tình chỉ dẫn các diễn viên hóa thân vào nhân vật.
Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” Nghệ thuật

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

TTTĐ - Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới”.
Quảng Ninh bắn pháo hoa nhân dịp vận hành chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Quảng Ninh bắn pháo hoa nhân dịp vận hành chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Nhằm chào mừng sự kiện chính quyền địa phương hai cấp chính thức đi vào vận hành từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kết hợp bắn pháo hoa tầm cao vào tối cùng ngày tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.
Thúc đẩy bản lĩnh, tạo động lực mới cho sự phát triển văn hóa Văn hóa

Thúc đẩy bản lĩnh, tạo động lực mới cho sự phát triển văn hóa

TTTĐ - “Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, là hồn cốt của dân tộc. Nhiệm vụ của toàn Đảng bộ là phải nỗ lực lớn, quyết tâm cao để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để tự tin bước vào kỷ nguyên mới”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tôn vinh vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển văn hóa Nghệ thuật

Tôn vinh vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ánh sáng và niềm tin” đã diễn ra trang trọng và xúc động, chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với ý tưởng xuyên suốt là sự gắn kết giữa “ánh sáng của Đảng” và “niềm tin của Nhân dân”, chương trình đã tôn vinh vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần bền vững của dân tộc.
Bà Rịa - Vũng Tàu đón nhận thêm 2 di sản văn hóa Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu đón nhận thêm 2 di sản văn hóa

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đón nhận thêm 2 Danh mục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, lan tỏa niềm tự hào và trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản trong cộng đồng.
Sắp công diễn vở ballet Don Quixote Văn hóa

Sắp công diễn vở ballet Don Quixote

TTTĐ - Đêm 27 - 28/6, Nhà hát Nhạc, Vũ kịch Việt Nam sẽ công diễn kiệt tác ballet Don Quixote tại Nhà hát Hồ Gươm.
Xem thêm