Tag
Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Bài 2: Gian nan công cuộc đấu tranh đưa tội phạm ra ánh sáng

Bảo vệ người tiêu dùng 17/08/2022 08:37
aa
TTTĐ - Trong thời gian qua, nhiều vụ án doanh nghiệp có dấu hiệu buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật đã được Cục QLTT chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương thụ lý, điều tra…
Bình Dương quyết liệt đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Nhiều vụ việc tiêu biểu, nổi cộm

Qua quá trình kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã phá nhiều vụ việc nổi cộm. Ngày 7/4/2021, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp cùng Đội 2 - PC03 - Công an tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Vườn Xanh Bình Dương - Xưởng gia công, địa chỉ: Số 75 Đường ĐX 031, khu phố 7, phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Hàng loạt sản phẩm giả, nhái những nhãn mác nổi tiếng bị lực lượng chức năng Bình Dương bắt giữ
Hàng loạt sản phẩm giả, nhái những nhãn mác nổi tiếng bị lực lượng chức năng Bình Dương bắt giữ

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Vườn Xanh Bình Dương - Xưởng gia công đang sản xuất nệm nhãn hiệu Thắng Lợi các loại. Đoàn kiểm tra nghi vấn có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hàng hóa của Công TNHH nệm Thắng Lợi đã đăng ký nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Ngay sau đó, ngày 6/5/2021, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp Đội 2 - Phòng PC03 Công an tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra Công ty TNHH máy móc Công nghiệp ABC, địa chỉ: Tờ bản đồ số 13, thửa đất số 28, 29, 33, 34 đường ĐT 746, khu phố Bình Khánh, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đang kinh doanh 165 máy chế biến gỗ công nghiệp nhưng chưa xuất trình hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Qua xác minh, làm việc, Đoàn kiểm tra xác định 71 máy chế biến gỗ công nghiệp có chứng từ hợp pháp, riêng 94 máy chế biến gỗ công nghiệp, công ty có xuất trình tờ khai hàng hóa nhập khẩu và hóa đơn giá trị gia tăng. Qua đối chiếu, Đoàn kiểm tra xác định không phù hợp (không trùng khớp nhãn hàng hóa, thông số kỹ thuật), tổng giá trị trên 15 tỷ 818 triệu đồng.

Do có dấu hiệu tội buôn lậu, Đội Quản lý thị trường số 5 làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh để xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Bài 2: Gian nan công cuộc đấu tranh đưa tội phạm ra ánh sáng

Đặc biệt, một vụ việc được dư luận hết sức quan tâm, đó là vụ làm giả các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới Adidas, Nike, Under Amour… của Tống Văn Thứ.

Tổng cộng tang vật tạm giữ gồm: 19.633 cái quần, áo thành phẩm các loại trị giá khoảng 19.633.000.000 đồng (tính theo giá trung bình của hàng thật là 1.000.000 đồng/sản phẩm); 10.578kg vải cây nguyên liệu trị giá khoảng 846.240.000 đồng; Áo chưa thành phẩm 1.206 cái (chưa ép nhãn của các thương hiệu nổi tiếng); 14 cái máy ép nhãn; 2 máy may; 1 máy in nhãn; 1 laptop; 1 máy cắt vải; 2 bộ bàn ủi công nghiệp; 3 đầu ghi camera.

Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bình Dương cũng chia sẻ thêm một vụ việc nổi cộm khác xảy ra vào ngày 22/8/2021. Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 5, phối hợp Đội 3 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Bình Dương tiến hành khám phương tiện vận tải Xe ô tô tải thùng kín, màu trắng, nhãn hiệu ISUZU, biển kiểm soát 51C - 91570 do ông Hoàng Văn Dương là người điều khiển, đang dừng đỗ trả hàng tại địa chỉ: Tổ 10A7, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, KP Tân Phú 1, P Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện: 330 thùng, loại 40 gói/thùng (tổng cộng 13.200 gói) nhãn hàng hóa ghi: “Khăn rút cao cấp nhãn hiệu Vietnam Airlines” có dấu hiệu giả nhãn hiệu Vietnam Airlines với tổng giá trị là 217.800.000 đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ chứng từ, hóa đơn cung cấp cho Đoàn kiểm tra không trùng khớp với số lượng, chủng loại, nhãn hiệu của hàng hóa thực tế tại thời điểm khám. Đoàn kiểm tra đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật sang Công an thành phố Dĩ An để xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Bài 2: Gian nan công cuộc đấu tranh đưa tội phạm ra ánh sáng

Ngày 3/9/2021, Phòng PC03 phối hợp Phòng PC02, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra Chi nhánh Công ty TNHH TM kỹ thuật xây dựng SH - XY. Tại thời điểm kiểm tra tại kho hàng chi nhánh Công ty đang cất trữ số hàng hóa gồm 10.479 sản phẩm gồm thuốc đông dược, khẩu trang, đồ bảo hộ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Qua xác minh ban đầu thể hiện bà Gịp Thị Thanh Bình kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hàng hóa tạm giữ ước tính khoảng 600 triệu đồng. Vụ việc, Phòng PC03 phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở y tế Bình Dương xác minh, làm rõ ra quyết định xử phạt VPHC số tiền 420.000.000 đồng.

Ngày 8/9/2021, Phòng PC03 phối hợp Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, Thanh tra Sở y tế Bình Dương tiến hành kiểm tra Công ty TNHH TM và DV Kim Vĩnh Phát và Cửa hàng dịch vụ y tế Kim Phát. Tại cửa hàng đang bày bán trên 54.000 sản phẩm trang, thiết bị y tế các loại gồm 48 máy đo huyết áp bắp tay hiệu Omron, 22 máy châm cứu KWD 808, 41 cái ống nghe Yamsu, 260 hộp khẩu trang 3M các loại do Trung Quốc sản xuất, 2.000 bộ đồ bảo hộ y tế, 55 máy thử đường huyết, 2 máy 5 chức năng M-1897 và nhiều sản phẩm khác... ước tính khoảng 4 tỷ đồng…

Đầy rẫy khó khăn, thách thức

Có một thực tế là khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, giao thương càng diễn ra mạnh mẽ thì hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và hành vi gian lận thương mại ngày càng diễn ra tinh vi, có tổ chức hơn. Trong quá trình đấu tranh với đối tượng này, Cục QLTT gặp phải nhiều những khó khăn, thách thức.

Bài 2: Gian nan công cuộc đấu tranh đưa tội phạm ra ánh sáng

Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bình Dương cho biết: Phương thức đối phó của các đối tượng buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại ngày càng tinh vi như lợi dụng ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính để bày bán hàng hóa. Hàng hóa không lưu trữ tại trụ sở chính mà thuê kho để chứa hàng có địa chỉ khó tìm, thường xuyên đóng cửa, chỉ mở cửa khi giao nhận hàng... gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, kiểm tra và xử lý.

Trong một số trường hợp, đối tượng còn không hợp tác, không chịu ký biên bản, trì hoãn thời gian làm việc… Cục QLTT đã tạo điều kiện hỗ trợ, chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện hiệu quả biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các ngành chức năng để có thêm thông tin, đồng thời tạo mối quan hệ tốt, tăng cường sự ủng hộ, hỗ trợ của cấp ủy địa phương, tạo điều kiện cho lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhận định về nguyên nhân khiến tội phạm về hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thương mại có diễn biến phức tạp, Thượng tá Bùi Phạm Hải - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Bình Dương) đánh giá: Nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao, nhưng nền sản xuất của nước ta còn mất cân đối, chất lượng sản phẩm có khi chưa đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Trong khi đó, hàng hóa tại thị trường các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản... rất đa dạng, phong phú về chủng loại, luôn thay đổi về hình thức, mẫu mã, chất lượng khá tốt, giá cả thị trường thấp hơn hoặc chỉ ngang bằng hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước nên hàng nhập lậu có giá thấp hơn hàng hóa sản xuất trong nước.

Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng có sự thay đổi, yêu cầu của người tiêu dùng tăng cả về số lượng và chất lượng cũng như hình thức, mẫu mã cảu sản phẩm hàng hóa. Xuất phát từ nhu cầu đó, hàng hóa do nước ngoài sản xuất có xu hướng cạnh tranh và tìm cách xâm nhập vào thị trường nước ta bằng con đường buôn lậu.

Không chỉ vậy, lợi nhuận quá lớn thu được từ việc buôn lậu cũng khiến loại tội phạm này diễn biến phức tạp. Trên thị trường có rất nhiều mặt hàng lậu khác nhau, có những mặt hàng hóa tiêu dùng thông thường có giá trị nhỏ, nhưng cũng có những mặt hàng có giá trị rất cao như rượu ngoại, điện thoại, máy tính, thuốc tân dược ngoại nhập...

Bài 2: Gian nan công cuộc đấu tranh đưa tội phạm ra ánh sáng

Theo đánh giá của một số chuyên gia trong Hiệp hội thuốc lá thì buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam đang thu siêu lợi nhuận chỉ sau buôn ma túy. Cụ thể, thuốc lá nhãn hiệu Hero chênh lệch từ 8.000 - 10.000 đồng/bao; Jet 10.000 - 12.000 đồng/bao; Esse 3.500 - 4.000 đồng/bao.

Thượng tá Bùi Phạm Hải đánh giá: “Vì siêu lợi nhuận nên các đối tượng xấu tìm mọi cách, thủ đoạn tinh vi để nhập lậu thuốc lá. Chính tính lợi nhuận cao do các mặt hàng lậu đem lại đã kích thích các đối tượng sử dụng mọi thủ đoạn, tìm mọi cách để thực hiện hành vi buôn lậu”.

Không chỉ có vậy, việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu còn nhiều bất cập, kém hiệu quả như: Kết quả khởi tố, điều tra các vụ án buôn lậu còn thấp; Chưa bắt giữ, xử lý các đối tượng chủ mưu, đầu nậu lớn bị phát hiện, bắt giữ còn chiếm tỷ lệ ít; Số vụ việc được phát hiện chủ yếu xử lý hành chính nên chúng có điều kiện phạm tội trở lại.

Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn lậu trong các ngành, các cấp và trong quần chúng Nhân dân chưa có chiều sâu, chưa phát huy hết vai trò giúp người dân có nhận thức đúng đắn về hậu quả hoạt động buôn lậu, nên chưa tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thuong mại và hàng giả.

Nhìn nhận một cách khách quan, thực tế rằng công tác đấu tranh phòng chống nói chung và phòng ngừa nói riêng đối với tội phạm buôn lậu của các lực lượng chức năng còn một số hạn chế, thiếu sót, Thượng tá Hải thẳng thắn: “Việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng như lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan, Cảnh sát kinh tế chưa được thống nhất, thường xuyên, tích cực, tạo nhiều kẽ hở cho các đối tượng buôn lậu hoạt động. Việc xử lý các đối tượng buôn lậu còn thiên về xử lý hành chính, chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tượng”.

(Còn nữa)

Công an tỉnh Bình Dương: Tỉnh táo, khôn khéo đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc Công an tỉnh Bình Dương: Tỉnh táo, khôn khéo đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc
Bình Dương: Kinh tế, xã hội tháng 7 đạt nhiều kết quả quan trọng Bình Dương: Kinh tế, xã hội tháng 7 đạt nhiều kết quả quan trọng
Bình Dương tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Bình Dương tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Nhóm Phóng viên, Ảnh: CA Bình Dương

Đọc thêm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo Bảo vệ người tiêu dùng

Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra Saigon Square (Quận 1), phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Xem thêm