Tag

Bài 2: Thiếu hoài bão và xa rời thực tế

Nhịp sống trẻ 26/12/2016 16:04
aa
TTTĐ - Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP HCM đưa ra cuối năm ngoái, có tới 42,7% thiếu lí tưởng và hoài bão lập thân, lập nghiệp. Đây là con số đáng lo ngại vì non nửa giới trẻ đang bị "hóa đá"...

Bài 2: Thiếu hoài bão và xa rời thực tế

>> Khi sinh viên không xác định được mục đích sống…
* Bài 1: Đi học vì… trách nhiệm


Bài 2: Thiếu hoài bão và xa rời thực tế
Nhiều thanh niên bây giờ sống thiếu hoài bão và có phần xa rời thực tế... Ảnh minh họa

Học sinh THPT bây giờ có xu hướng nghĩ cho bản thân và sống khá thực dụng. Thật ra, nếu hỏi học sinh THPT về lí tưởng sống, các em sẽ nói rất hay. Tuy nhiên thái độ sống, cách hành xử, sinh hoạt của các em thì gần như ngược lại.

Khi được hỏi “Em du học để làm gì?”, nhiều học sinh đã trả lời rằng, để sau này có công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn chứ các em chưa nghĩ tới công việc của mình sau này mang lợi gì cho cộng đồng, cho xã hội. Nếu có thắc mắc là tại sao không nghĩ tới những người xung quanh mình như bố mẹ, ông bà thì có học sinh đã trả lời: “Bản thân mình còn lo chưa xong thì làm sao lo được cho ai” (?!)

Về nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết là do gia đình, nhất là những gia đình chỉ có 1 con. Sự nuông chiều thái quá của cha mẹ với lối bao bọc, sắp đặt hết mọi bước đi của con khiến các em có lối sống ích kỉ, thiếu ước mơ, hoài bão và dựa dẫm vào cha mẹ mình.

Trước đây, tôi làm một cuộc khảo sát về hướng nghiệp và dạy nghề, kết quả cho thấy: học sinh THPT thiếu lí tưởng và hoài bão lập thân, lập nghiệp là do người lớn chưa làm tốt công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề cho các em.

Người lớn ở đây chính là các bậc cha mẹ và giáo viên. Do bận rộn với guồng quay của cuộc sống, nhiều phụ huynh chỉ yêu cầu con mình phải học thật nhiều, học thật giỏi chứ không định hướng được cho con rằng sau này sẽ làm nghề gì cho phù hợp với khả năng của mình.

Một trong những hệ lụy đó còn phải kể đến sự nhụt chí và không xác định phương hướng. Quỳnh Trang, quê ở TP Yên Bái có niềm đam mê trở thành cô giáo và ước mơ đó kéo dài cho đến những ngày học cấp III. Đến khi nộp hồ sơ xét đại học, Trang nộp vào ngành báo chí vì cho rằng ngành sư phạm khó xin được việc làm. Còn Minh Tiến, quê ở Bắc Giang thì chọn ngành xuất bản chẳng phải vì có đam mê, chẳng qua là vì điểm đầu vào thấp...

Nếu muốn thay đổi tình hình trên, trước hết phải thay đổi cách giáo dục con cái của phụ huynh học sinh. Tiếp đến là cách giáo dục trong nhà trường: Chương trình môn Văn và chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có nội dung giáo dục học sinh về lí tưởng sống, ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp (mặc dù không nhiều) nhưng để truyền tải một cách có hiệu quả những nội dung ấy thì tùy thuộc vào mỗi trường. Lâu nay, nhiều người cứ quan niệm chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới làm công tác hướng nghiệp, thật ra tất cả giáo viên bộ môn đều có thể làm và tác động được đến lí tưởng và hoài bão của học sinh.

Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên trong trường phổ thông cần có những hoạt động thiết thực với cuộc sống của giới trẻ hơn, tác động được đến lối sống của các em theo hướng tích cực.

Từ việc học hành, lựa chọn nghề nghiệp, từ việc ăn uống sinh hoạt, chọn người yêu... nhiều phụ huynh đều sắp xếp và lo cho con, không để cho con cái tự quyết định hoặc tự dấn thân, đương đầu với thử thách. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạch định tương lai và hoài bão của nhiều thanh niên hiện nay.

Từ đó người trẻ mắc phải “căn bệnh” ỷ lại, thụ động, thiếu bản lĩnh và không đủ chín chắn, cứ để mặc cho cha mẹ, gia đình lo hay cứ sống hôm nay đã rồi "để mai tính", những ước mơ, hoài bão chưa kịp nhen nhóm đã vội tắt.

Xét theo tính chủ quan thì do người trẻ chưa định hướng được tương lai cho mình, chưa xác định được điều mình muốn là gì, như thế nào.

Phần vì lười biếng, muốn hưởng thụ cuộc sống an nhàn, không lo nghĩ dẫn đến không dám ước mơ, sợ thất bại, sợ thua cuộc, sợ những điều mình muốn, mình nghĩ là viển vông, không thực hiện được.


Tin liên quan

Đọc thêm

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số Giáo dục

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Lữ hành và Du lịch tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết.
Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

TTTĐ - Với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ là một hành trình để đội viên, thiếu nhi cả nước được trở về với lịch sử, nơi ghi dấu biết bao chiến công, sự hy sinh và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ những giai điệu trầm hùng, sâu lắng của bài Quốc ca được vang lên tại các địa danh lịch sử, tình yêu Tổ quốc sẽ được lan tỏa mạnh mẽ.
Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản Giáo dục

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

TTTĐ - Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục chiến lược với những quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng.
Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ Nhịp sống trẻ

Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ

TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại, nơi những tòa chung cư ngày càng trở thành không gian sống phổ biến, việc xây dựng tinh thần cộng đồng và kết nối giữa cư dân, đặc biệt là thanh niên, trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính trong môi trường đó, những thủ lĩnh Chi đoàn ở khu chung cư đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, góp phần gắn kết và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động" Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động"

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chương trình đối thoại với thanh niên năm 2025.
Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh MultiMedia

Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh

TTTĐ - Mô hình hoạt động Đoàn tại các khu chung cư cao tầng tại địa bàn Thủ đô Hà Nội đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết, văn minh và nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên và cư dân.
Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu Giáo dục

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) đã khẳng định vị thế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong lĩnh vực này, trang bị cho sinh viên hành trang vững chắc để tự tin làm chủ thị trường toàn cầu.
Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, có những người trẻ dù mang trên mình những khiếm khuyết cơ thể vẫn luôn phấn đấu không ngừng. Họ như những chiến binh số, làm chủ công nghệ, kiến tạo tương lai cho chính mình và lan tỏa nguồn cảm hứng bất tận cho cộng đồng.
Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường

TTTĐ - Vận dụng kiến thức đã học, một nhóm sinh viên Thủ đô đã thực hiện dự án tận dụng phế thải công nghiệp từ môi trường xung quanh để sản xuất vật liệu chống cháy, cách nhiệt ưu việt và thân thiện với môi trường. Dự án được đánh giá rất cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và vừa giành giải Nhất cuộc thi I-imPact 2025.
Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số Camera 360 trẻ

Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa không gian số ngập tràn nội dung hiện nay, văn hóa đọc, tình yêu đối với những trang sách lại trở nên quý giá và cần được giữ lửa hơn bao giờ hết.
Xem thêm