Tag
Chống ùn tắc giao thông, bắt đầu từ những “điểm đen”

Bài 2: Xóa điểm cũ, điểm mới mọc lên

Văn hóa giao thông 08/04/2021 08:02
aa
TTTĐ - Phải thừa nhận một điều, trong những năm qua, TP Hà Nội đã có rất nhiều biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông nói chung và xóa điểm đen nói riêng. Nhiều cây cầu vượt được xây dựng, các tuyến đường được mở rộng hơn… nhưng có một sự thật không thể chối cãi đó là việc xây cầu, mở đường để xóa “điểm đen” ùn tắc giao thông dường như chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vậy câu hỏi đặt ra là cứ xóa được “điểm đen” ùn tắc này lại xuất hiện điểm mới thì mấu chốt vấn đề là do quy hoạch kém, do ý thức giao thông hay do chính sách phát triển hạ tầng đang đi chệch hướng?
Chống ùn tắc giao thông, bắt đầu từ những “điểm đen” Đi tìm lời giải cho bài toán ùn tắc tại những trục giao thông trọng điểm Xóa “điểm đen” - giải pháp quan trọng giảm ùn tắc giao thông Thủ đô Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 8-10 điểm ùn tắc Hà Nội lên phương án xóa ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam

Xây cầu, mở đường "đuổi" không kịp dân số, phương tiện

Một thực tế là Hà Nội liên tục mở đường nhưng tuyến đường mới nào cũng chỉ thông thoáng trong một thời gian ngắn, sau đó ùn tắc giao thông bắt đầu lặp lại. Cá biệt, có công trình vừa thông xe đã gây ra tình trạng ùn tắc.

Còn nhớ đầu tháng 11 năm ngoái, Hà Nội thông xe một phần đoạn đường trên cao vành đai 2 - con đường được kỳ vọng sẽ xóa bỏ "điểm đen" ùn tắc Trường Chinh - Ngã Tư Sở. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng, ngay trong ngày thông xe, tình trạng ùn tắc diễn ra vô cùng nghiêm trọng, hàng nghìn phương tiện chôn chân trong giờ cao điểm tại nút giao Ngã Tư Sở hướng đi Láng. Trong khi đó, đường Nguyễn Trãi là một trong những con đường nhiều làn nhất nội đô, với 6 - 8 làn/mỗi bên nhưng cũng là một trong những trục giao thông nóng nhất của Hà Nội.

Bài 2: Còn nhiều nguyên nhân khó xóa “điểm đen” ùn tắc giao thông ở Hà Nội?
Các phương tiện từ đường vành đai 2 trên cao đổ xuống, xen lẫn vào dòng người đông đúc bên dưới khiến giao thông trở nên “nghẹt thở” tại tuyến đường Trường Chinh ngay từ những ngày đầu thông xe

Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, việc gia tăng dân số và phương tiện cá nhân vượt xa tốc độ mở đường cộng thêm ý thức tham gia giao thông còn hạn chế của người dân được xem là hai nguyên nhân lớn khiến bài toán xóa “điểm đen” ùn tắc giao thông thiếu triệt để. Được biết, dân số Hà Nội đã tăng lên hơn 8 triệu người vào năm 2020, dự kiến lên tới 9 triệu người vào năm 2030. Trong khi đó, mỗi giờ đồng hồ, TP Hà Nội có từ 25.000 - 50.000 lượt người có nhu cầu di chuyển, chỉ tính riêng trong nội đô.

Đây là lý do nhiều tuyến đường dù mới xây dựng đã phải "gồng gánh" lưu lượng phương tiện vượt xa thiết kế. Đơn cử như đường Tố Hữu vào các giờ cao điểm lưu lượng vượt khả năng thông hành từ 1,1 đến 1,4 lần…

Tại hội nghị tổng kết của Bộ Giao thông vận tải cuối năm 2020, khi đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra cảnh báo trong vòng 5 năm nữa, với tốc độ gia tăng xe cá nhân như hiện nay sẽ không thể nào hạn chế được ùn tắc giao thông. Các đô thị lớn càng xây dựng hạ tầng đường sá thì càng ùn tắc bởi hấp dẫn người dân đổ về. Ước tính Hà Nội, TP HCM mỗi năm tăng 200.000 dân, như thế không hạ tầng giao thông nào có thể đáp ứng nổi tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, dẫn đến ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

Hiện tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đã gia tăng. Nếu năm 2015, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đạt 8,6% diện tích đất xây dựng đô thị, thì đến cuối năm 2019 đạt 9,7% và năm 2020 đạt khoảng 10%. Tức là, trong 5 năm (2015 - 2020), chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông/diện tích xây dựng đô thị tại Thủ đô tăng khoảng 0,3%.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Phòng CSGT Hà Nội, thành phố hiện có khoảng 7,6 triệu phương tiện các loại; Trong đó có 740.000 xe ô tô, 5,8 triệu xe máy, 150.000 xe máy điện và hơn 1 triệu xe đạp điện, chưa kể các loại phương tiện ngoại tỉnh và vãng lai. Tốc độ tăng trưởng trung bình với ô tô các loại tăng khá cao, tương ứng 12,9%/năm; Xe máy tăng trung bình 7,6%/năm; Trong khi diện tích đất dành cho giao thông mới tăng ở mức 0,3%/năm... Tỷ lệ này là thấp đến mức báo động.

Báo cáo của UBND TP Hà Nội trình HĐND TP tại kỳ họp diễn ra tháng 11/2020 cũng nhận định tốc độ phát triển hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển đô thị với dân số và phương tiện cá nhân tăng nhanh. Đáng chú ý, các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân như thu phí ô tô vào nội đô, cấm xe máy tại một số tuyến phố... dù được đưa ra bàn thảo nhiều năm nay, có chủ trương trong Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội nhưng vẫn chưa thể triển khai.

Chia sẻ về vấn đề này ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức cho biết, đường sá mở rộng ngày càng nhiều thì ô tô cá nhân càng tăng. Đây là bài học mà Mỹ và Châu Âu đã trải qua từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Chương trình của các thành phố lớn đặt ra mục tiêu giảm ùn tắc thực chất là “lấy trứng chọi đá”, vì tốc độ xây dựng hạ tầng (hiện nay chủ yếu là đường bộ) không bao giờ có thể đuổi kịp tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân. Theo ông, tốc độ tăng ô tô khoảng 10%/năm, trong khi hạ tầng đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm cũng chỉ tăng thêm trung bình 2%, một bên chạy rất nhanh trong khi một bên lại ì ạch.

Kinh nghiệm của thế giới là không chạy theo cơ sở hạ tầng vì sẽ không theo kịp nhu cầu. Cụ thể, trong 10 năm qua, nhu cầu gia tăng phương tiện luôn gấp 10 lần năng lực của cơ sở hạ tầng.

Tổ chức, điều tiết giao thông chưa hợp lý

Tại nhiều tuyến đường, nút giao thông được coi là “điểm đen” về ùn tắc giao thông, ngoài lượng phương tiện lớn và cùng đổ ra đường vào một thời điểm, nguyên nhân ùn tắc còn đến từ cách tổ chức, điều tiết giao thông chưa hợp lý. Cụ thể, tại nút giao thông Thanh Xuân, hiện chiều đường theo hướng Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến đang có các dòng phương tiện từ đường ở dưới và đường trên cao vành đai 3 đổ xuống, hơn nữa chiều này không có hầm vượt nên cần ưu tiên tín hiệu đèn cho phương tiện qua nút nhưng thời gian chờ đèn ở đoạn này là 95 giây. Trong khi hướng Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở có hầm, rất ít phương tiện đi trên mặt đất thì chỉ phải chờ đèn khoảng 60 giây. Lượng phương tiện lớn và phải chờ đèn lâu đã khiến chiều đường Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến qua nút Thanh Xuân ùn tắc thường xuyên.

Bài 2: Còn nhiều nguyên nhân khó xóa “điểm đen” ùn tắc giao thông ở Hà Nội?
Đường Tố Hữu hướng đi Lê Văn Lương thường xuyên ùn tắc vào mỗi buổi sớm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người tham gia giao thông thường dắt xe máy ngược chiều trên vỉa hè

Trong khi đó tại cầu vượt Lê Văn Lương - Láng và Trần Duy Hưng - Láng, thực tế ngược lại đang diễn ra tại đây: Trên cầu thông thoáng nhưng hai đầu cầu lại tắc. Sở dĩ có chuyện này là do đường dẫn lên hai đầu cầu đang bị hẹp do lan can cầu và dải phân cách giữa đường lấn sâu.

Quan sát tại đây có thể thấy rằng chiều đường mỗi bên trên cầu là 2 làn xe nhưng đường dẫn lên ở hai đầu cầu chỉ rộng cho 1 xe ô tô và xe máy đi qua. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, tại thời điểm thông xe 2 cây cầu cách đây 3 năm, lượng phương tiện còn ít nên chiều rộng đường dẫn lên như vậy có thể hợp lý nhưng nay lượng phương tiện đông, cơ quan quản lý, điều tiết giao thông cần điều chỉnh cho phù hợp, trong đó cần phải bỏ đoạn dải phân cách giữa đường để mở rộng đường dẫn.

Với nút giao thông Hoàng Liệt - Giải Phóng: Khi đường Hoàng Liệt được mở rộng, đặc biệt là cầu cạn vượt hồ Linh Đàm được thông xe thì nên cho các dòng phương tiện xe máy, ô tô đi từ vành đai 3 dưới thấp theo hướng Linh Đàm đi thẳng ra Pháp Vân, bỏ việc ô tô phải vòng ra đường Ngọc Hồi mới ra Pháp Vân. Tuy nhiên, hiện tất cả ô tô lưu thông ở đường vành đai 3 dưới thấp khi qua Linh Đàm, muốn ra Pháp Vân phải vòng sang đường Ngọc Hồi, việc này đang gây ùn tắc cho đường Ngọc Hồi và các tuyến đường chạy qua khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp…

Đại diện Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, trong các điểm ùn tắc tại Hà Nội hiện nay theo số liệu khảo sát của liên ngành Hà Nội, có đến 80% là do tổ chức giao thông. Như vậy có nghĩa là, công tác điều tiết, tổ chức giao thông của các cơ quan có trách nhiệm chưa thật sự phù hợp, hiệu quả và cần phải xem lại.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Cao Bằng: 55 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 55 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 55 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Cao Bằng: 18 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 18 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định

TTTĐ - Ngày 31/5, Công an tỉnh Cao Bằng thông tin, thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh đã phát hiện 18 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Thủy Nguyên (Hải Phòng): Xử lý 23 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong một đêm Văn hóa giao thông

Thủy Nguyên (Hải Phòng): Xử lý 23 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong một đêm

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hải Phòng vừa phối hợp Công an các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và Công an huyện Thủy Nguyên triển khai kế hoạch tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.
TP HCM: 4 tháng, xử phạt 16 cán bộ vi phạm nồng độ cồn Nhịp sống phương Nam

TP HCM: 4 tháng, xử phạt 16 cán bộ vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - 4 tháng đầu năm 2024, CSGT TP HCM đã phát hiện, xử lý 60.499 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trong đó có 16 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
"Đồng bộ" ý thức với giao thông hiện đại Văn hóa giao thông

"Đồng bộ" ý thức với giao thông hiện đại

TTTĐ - Khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, những ưu tiên phát triển giao thông công cộng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người dân. Để tận hưởng trọn vẹn những tiện ích, ưu thế này thì mỗi công dân Thủ đô cần "đón đầu", nâng cao hơn nữa ý thức khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để "đồng bộ" với tầm hiện đại, văn minh, làm đẹp thêm thành phố của mình.
Cao Bằng: 77 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 77 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ bị "phạt nguội"

TTTĐ - Công an tỉnh Cao Bằng vừa thông báo kết quả phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát giao thông (từ ngày 22/4 - 15/5/2024).
Lắp đặt camera phạt nguội trên đèo Hải Vân Nhịp điệu cuộc sống

Lắp đặt camera phạt nguội trên đèo Hải Vân

TTTĐ - Cơ quan chức năng thống nhất sẽ lắp đặt camera giám sát phạt nguội tại khu vực di tích Hải Vân quan, thuộc đèo Hải Vân và lập tổ tự quản để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự cho du khách tham quan.
Cao Bằng: 39 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 39 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện 39 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Cao Bằng: 53 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 53 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 53 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024 Văn hóa giao thông

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Xem thêm