Tag
Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt

Bài 3: Công nhân trẻ “ứng phó” với bão giá

Nhịp sống trẻ 02/01/2020 07:33
aa
TTTĐ – “Giá thịt lợn cứ cao thế này, chắc mình phải nhịn ăn mất thôi. Đâu chỉ thịt lợn, thực phẩm nào cũng tăng. Sắp đến Tết, tiền vợ chồng mình để dành về quê vơi dần vì phải bù vào tiền đi chợ…” - chị Nguyễn Thị Thủy, công nhân Khu công nghiệp Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết.

Bài 3: Công nhân trẻ “ứng phó” với bão giá

Nhiều gia đình công nhân tại các khu công nghiệp phải hạn chế mua thịt lợn vì giá quá cao

Bài liên quan

Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt

Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt - Bài 2: Người lao động tự do chật vật xoay sở

Tăng rau, giảm thịt

Chị Thủy quê ở Thái Bình, làm công nhân khu công nghiệp Phú Thị gần chục năm nay. Chồng chị quê ở Lào Cai nên năm nào chị cũng phải cố gắng tiết kiệm dành một khoản không nhỏ để về hai quê sắm Tết. Chị Thủy cho biết: “Ai ở hoàn cảnh “một chốn đôi quê” như mình mới hiểu, riêng tiền tàu xe về quê nội, ngoại đã tốn một khoản tiền lớn. Bên cạnh đó còn tiền biếu bố mẹ hai bên, lo sắm Tết cho gia đình, con cái… Mọi năm giá thực phẩm không quá đắt đỏ mình còn dễ xoay sở…”.

Chị Thủy bỏ dở câu nói, quay ra nhẩm tính xem một ngày hai vợ chồng với ba đứa con tiêu hết bao nhiêu tiền cho sinh hoạt, ăn uống. Lương của anh chị, mỗi người gần chục triệu đồng nhưng tiền thuê nhà, nuôi ba đứa nhỏ vốn đã chật vật nay còn khó khăn hơn nhất là hai tháng gần đây giá thịt lợn tăng cao. Các mặt hàng khác cũng rủ nhau lên giá khiến chị Thủy lo lắng.

Trước kia, mỗi khi đi chợ ngoài mua thức ăn, chị Thủy vẫn còn tiền mua hoa quả, sữa chua cho con. Nay chị hạn chế, thậm chí cắt luôn khoản sữa. “Bữa cơm hàng ngày mình cũng tăng rau, giảm thịt thay thế bằng đậu phụ, cá khô… Thằng lớn nhà mình đang tuổi ăn, tuổi lớn nhìn mâm cơm toàn rau, không ăn nhưng nếu không tiết kiệm, Tết tiêu bằng gì?” - chị Thủy kể.

Bữa ăn của nhiều gia đình công nhân trẻ trở nên nghèo nàn, phải
Bữa ăn của nhiều gia đình công nhân trẻ trở nên nghèo nàn, phải "tăng rau giảm thịt"

Gia đình anh Việt Hoàng, công nhân Công ty Panasonic Việt Nam cũng đang trong tình cảnh tương tự. Đi chợ để vừa đảm bảo bữa cơm đủ chất vừa tiết kiệm không phải là điều dễ dàng với vợ chồng anh. “Mình hay đi chợ thay vợ nên nắm khá rõ giá các mặt hàng, so với trước cao hơn rất nhiều. Trước đây, hai vợ chồng mua khoảng 30.000 - 35.000 đồng là có thể để tủ lạnh rồi ăn cả ngày. Bây giờ, mỗi lần đi chợ mua thịt mất khoảng từ 80.000 đồng đến 85.000 đồng. Bữa ăn trở nên nghèo nàn hơn” – anh Hoàng nói.

Cả hai vợ chồng anh Hoàng đều là công nhân. Bữa trưa anh sẽ ăn tại công ty, tối mới ăn cơm ở nhà. Số tiền mỗi lần đi chợ tăng lên trong khi tiền lương vẫn như cũ khiến anh lo lắng tiêu thâm hụt vào số tiền tích góp để về quê ăn Tết của hai vợ chồng. Từ khi thịt lợn tăng giá ảnh hưởng rất nhiều đến số tiền vợ chồng anh dành dụm. Giá thực phẩm tăng khiến những mặt hàng khác cũng tăng theo. Đầu tháng bà chủ nhà thông báo tăng giá khiến cả dãy trọ nơi anh Hoàng ở nháo nhào.

Buổi trưa ăn ở cơ quan nhiều lên chút…

Theo anh Hoàng, giá cả khó có thể bình ổn ngay được bởi nhu cầu thực phẩm cuối năm tăng cao. Bên cạnh đó, chỉ còn tháng nữa là đến Tết nên vợ chồng anh chị vạch kế hoạch chi tiết cho việc đi chợ hằng ngày. “Vợ mình còn bảo, buổi trưa ở công ty ăn nhiều lên chút, tối về tiết kiệm dành phần con. Trước đây 1 tuần nhà mình sử dụng thịt lợn 4 ngày thì nay giảm xuống còn 2 và chuyển sang sử dụng thực phẩm khác như cá, gà..” - anh Hoàng chia sẻ.

Không chỉ lên kế hoạch chi tiêu hàng ngày, nhiều công nhân khác nhờ đến sự “viện trợ” gia đình. Anh Nguyễn Thành, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) kể: “Vợ mình đi chợ về than, giá thịt lợn phần nạc vai và ba chỉ gần 200.000 đồng/kg. Các loại thịt khác như ngan, gà, bò đều đồng loạt tăng 10.000 đồng/kg… dẫn đến khó lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Thời gian đầu, để đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình, vợ mình vẫn “cắn răng” móc ví ra mua dù ngân sách của gia đình sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên cứ kéo dài mãi không được, mình đã điện thoại về quê để được hỗ trợ trứng gà, gạo… nhằm giảm bớt khó khăn. May ở nhà mẹ mình nuôi được nhiều gà không chả biết làm thế nào”.

Giá thực phẩm tăng cao khiến nhiều công nhân phải tính toán chi li
Giá thực phẩm tăng cao khiến nhiều công nhân phải tính toán chi li

Tận dụng những thực phẩm sẵn có ở quê cũng là cách chị Phạm Thị Loan, công nhân Công ty Hoya đối phó với bão giá. Hai tuần trước có người nhà ở quê ra chơi, chị gọi điện cho mẹ gửi thêm cá khô, mắm tép, trứng… “Quê mình ở miền biển nên những thức ăn này rất sẵn. Bây giờ, cái gì cũng đắt nếu không tiết kiệm, chi tiêu hợp lý thì đồng lương công nhân của hai vợ chồng chẳng đủ nuôi con. Sắp đến Tết rồi, mình cũng muốn mua cho bố mẹ, hai đứa con bộ quần áo mới” - chị Loan tâm sự.

Chị Loan cho biết thêm, những ngày cuối năm, chị nghe đài, đọc báo thấy rất nhiều hàng giả, kém chất lượng. Bên cạnh việc chi tiêu hợp lý của công nhân, chị cũng mong các cơ quan chức năng sớm có những biện pháp bình ổn giá, kiểm tra, kiểm soát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu chợ gần khu công nghiệp, khu chế xuất. Chị Loan lo ngại giá thực phẩm tăng cao, các tiểu thương có thể trộn lẫn các mặt hàng kém chất lượng vào bán kèm dẫn đến ngộ độc, như thế đời sống công nhân vốn đã khó khăn càng thêm lao đao.

(Còn nữa)

Nguyễn Dũng

Đọc thêm

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ Nhịp sống trẻ

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng, học gì để không lỡ nhịp thời đại? Với thế hệ Gen Z, những người trẻ không ngừng tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa và có tính ứng dụng cao, chương trình Đổi mới và Phát triển toàn cầu (BGDI) tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nổi lên như một lựa chọn tiên phong, trao cơ hội trở thành chuyên gia tầm khu vực và quốc tế, ngay từ giảng đường đại học.
Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu Nhịp sống trẻ

Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu

TTTĐ - Hội thảo "Thích ứng bền vững trước các thách thức của thời đại biến đổi toàn cầu" do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Ngân hàng Sacombank tổ chức chiều 3/7. Gần 100 đại biểu là trí thức trẻ tiêu biểu, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và cán bộ quản lý đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ tham dự.
Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025” Nhịp sống trẻ

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

TTTĐ - Dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 26/7/2025, Trại hè Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm Camera 360 trẻ

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

TTTĐ - Từ việc chờ đèn đỏ lâu, ùn tắc giao thông, hai học trò lớp 8 của Hà Nội đã xây dựng sản phẩm công nghệ “Giao thông xanh với AI”. Sản phẩm tích hợp công nghệ AI YOLO trong giải quyết vấn đề ùn tắc, giúp tối ưu hóa dòng chảy giao thông hiện nay.
Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai Camera 360 trẻ

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

TTTĐ - Họ là vợ chồng trẻ sống nơi vùng cao Sơn La - một người khoác “áo xanh” của Đoàn, một người mang trọng trách của chính quyền cơ sở. Sáu năm hôn nhân, từ những ngày tay trắng khởi đầu sự nghiệp đến khi cả hai cùng giữ trọng trách trong Đảng và chính quyền địa phương, họ vẫn chọn sống giản dị, cống hiến và gắn bó.
Xem thêm