Tag
Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

Nhịp điệu cuộc sống 02/08/2024 13:59
aa
TTTĐ - Kế thừa những giá trị tốt đẹp mà hương ước đã đồng hành cùng với làng xã cả ngàn năm qua, hương ước, quy ước được bổ sung thêm các quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ cơ sở. Vai trò của những “tài sản” này ngày càng trở thành di sản được người Hà Nội nâng niu và trân trọng. “Lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” đã mang đến những lợi ích thiết thực cho cả Nhân dân và chính quyền.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Trang trọng, thiết thực, gắn với kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo chăm lo thiết thực người lao động

Phát huy truyền thống tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư

Nằm bên triền đê sông Đáy uốn lượn quanh co, vùng đất cổ Nga My (nay là Thanh Mai), thôn My Hạ vẫn còn lưu giữ được những nét cổ kính, mộc mạc, rêu phong, đậm dấu ấn thời gian. Lần này trở lại My Hạ, đi qua chiếc cổng làng có từ vài trăm năm trước, chúng tôi nhận thấy rõ đời sống xã hội của thôn đã có sự chuyển biến rõ rệt. Những nếp nhà hiện đại mọc lên, đường làng khang trang sạch đẹp, kinh tế của người dân được cải thiện rõ rệt, không còn hộ nghèo.

Ông Đỗ Đức Cường - Trường thôn Nga My (Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội)
Ông Phạm Đức Cường - Trường thôn My Hạ (Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội)

Ông Phạm Đức Cường - Trưởng thôn My Hạ, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai đưa chúng tôi đi tham quan Nhà văn hóa của thôn nơi các cụ ông, cụ bà đang tập văn nghệ. Ngoài sân vận động, những người dân đang hào hứng thể thao. Các em nhỏ thì cùng bà và mẹ dọn dẹp, quét đường, quét ngõ…

Điều đó cho thấy đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên, tình làng nghĩa xóm được củng cố; giảm các tệ nạn xã hội; các tập quán, hủ tục trong cưới xin, ma chay giảm.

Đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của người dân Nga My
Đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của người dân My Hạ

Nói về những việc thuận lợi khi áp dụng từ quy ước, hương ước vào thực tế, ông Phạm Đức Cường cho biết: Trong quy ước, hương ước có nhiều nội dung quy định như việc cưới, việc tang văn minh, lễ hội, mừng thọ, đảm bảo cảnh quan môi trường, bảo vệ công trình công cộng và nhiều nội dung quy định khác.

Ông Cường lấy ví dụ về việc tang văn minh: Trong quy ước, hương ước có quy định khi gia đình nào có người qua đời không được để người chết quá 48 tiếng trong nhà; không nên thuê đội nhạc Bát âm (dùng nhạc hiếu phát qua USB); nên đưa đi hỏa táng để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sau khi hỏa táng, gia đình đưa về nghĩa trang Nhân dân theo sự sắp xếp của Ban quản lý nghĩa trang. Các ngôi mộ về kích thước và vị trí đã được đưa vào quy ước, hương ước.

Người dân chung tay vệ sinh môi trường
Người dân chung tay vệ sinh môi trường
Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

“Do vậy trong những năm gần đây thôn My Hạ chúng tôi có 100% các trường hợp qua đời đều được đưa đi hỏa táng, nghĩa trang Nhân dân được quy hoạch theo khu, theo hàng, có cây xanh có đường hoa và được nhân dân đồng tình ủng hộ rất cao”, ông Cường cho biết.

Bên cạnh đó, người dân ngày càng ý thức hơn trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Vai trò tự quản của cộng đồng tham gia vào việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ngày càng được phát huy.

Người dân chung tay thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội
Người dân My Hạ chung tay thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội

Trải qua quá trình triển khai và thực hiện, ông Cường tự hào nhấn mạnh: “Có thể khẳng định hương ước, quy ước của thôn, làng trong thời gian qua đã đem lại những kết quả thiết thực đối với công tác quản lý xã hội tại cộng đồng dân cư, góp phần đưa pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, hương ước, quy ước còn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; giữ gìn, phát huy truyền thống tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân ở cơ sở; bài trừ hủ tục; hình thành giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc của địa phương; phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở.

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

Hương ước, quy ước đi vào cuộc sống như nét đẹp văn hóa truyền thống ở làng xã, khu dân cư, góp phần xây dựng tình lãng nghĩa xóm, nếp sống văn minh, thanh lịch, dần hình thành nếp sống văn hóa mới, đóng góp hiệu quả thiết thực đối với công tác quản lý tại cộng đồng, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống”.

Quy ước của thôn luôn được mọi tầng lớp Nhân dân giữ gìn, thực hiện
Quy ước của thôn luôn được mọi tầng lớp Nhân dân giữ gìn, thực hiện

Ông Bùi Văn Hải - Trưởng thôn Trê (xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cũng vui mừng cho biết: Cùng với hệ thống pháp luật của Nhà nước, quy ước làng ở thôn Trê đã và đang hỗ trợ đắc lực cho các cuộc vận động duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong Nhân dân.

Quy ước đi vào cuộc sống như nét đẹp văn hoá truyền thống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới ở thôn Trê xã Tuy Lai nói riêng, góp phần cùng huyện, thành phố xây dựng “Văn hóa người Hà Nội” trong thời đại mới.

Nâng cao tinh thần tự giác của Nhân dân

Đồng chí Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định rằng nhiều cách làm hay, nhiều gương người tốt việc tốt trong triển khai thực hiện quy ước tổ dân phố đã đưa quy ước thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân, mỗi tổ dân phố trên địa bàn quận Tây Hồ. Việc thực hiện quy ước ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ, phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng.

Nét đẹp Tây Hồ
Nét đẹp Tây Hồ
Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

Trong những năm qua, phát huy giá trị của quy ước tổ dân phố trong hoạt động xây dựng văn hoá cơ sở, cùng với nỗ lực của chính quyền các cấp, các hoạt động văn hoá cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ đã thu hút được sự tham gia vô cùng nhiệt tình, trách nhiệm của Nhân dân.

Điển hình là Nhân dân tự giác góp phần bảo tồn và phát huy gía trị văn hoá truyền thống, tôn vinh các lễ hội có ý nghĩa giáo dục đạo đức con người bằng việc nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và đề xuất ghi danh di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ, nghề xôi Phú Thượng.

Trà sen Tây Hồ
Trà sen Tây Hồ

Đó là việc duy trì và phát triển nghề truyền thống của ông cha như nghề trồng đào, trồng quất, làm trà sen và khôi phục lại những làng nghề mai một như Giấy dó Yên Thái, cá cảnh Yên Phụ… Hay đó là việc hàng trăm người dân ban ngày lao động sản xuất, tối đến lại cùng nhau tập văn nghệ, để mỗi người dân là một diễn viên tuyệt vời làm nên những chương trình nghệ thuật chất lượng chuyên nghiệp trên sân khấu của Không gian văn hoá sáng tạo Tây Hồ.

Phục hồi nghề làm giấy dó phường Bưởi
Phục hồi nghề làm giấy dó phường Bưởi

Đặc biệt là những đóng góp thiết thực của người dân vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị xanh - sạch - đẹp - văn minh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chính là một minh chứng sống động cho việc thực hiện tốt các quy ước tổ dân phố đang trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư. Phát huy vai trò của hương ước, quy ước chính là phát huy những nét đẹp văn hóa nhằm xây dựng cộng đồng dân cư phát triển tốt đẹp hơn.

Ông Bùi Văn An - Trưởng thôn Mạch Tràng (Cổ Loa, Đông Anh) cho biết tại địa phương hương ước, quy ước cũng nêu rõ việc khuyến khích tổ chức lễ cưới hỏi theo nếp sống mới, loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc tang, việc xây dựng các mô hình văn hóa như gia đình văn hóa, làng văn hóa, thôn "sáng - xanh - sạch - đẹp" được người dân tích cực hưởng ứng...

Người dân Mạch Tràng đổ rác đúng giờ, đúng quy định
Người dân Mạch Tràng đổ rác đúng giờ, đúng quy định

Trong đó, chú trọng chi tiết hóa các tiêu chí về vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, việc hiếu, việc hỉ. Nội dung của quy ước, hương ước được rà soát và sửa đổi hàng năm, được tham khảo ý kiến của người dân thông qua hội nghị Đại biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đầu năm. Trong hương ước, quy ước thôn quy định rõ những quy định mới để phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.

Ông Bùi Văn An cũng cho biết: “Trong lần sửa đổi, bổ sung quy ước làng lần này, chúng tôi cũng chú trọng bổ sung nội dung xử lý những người có hành vi vi phạm các quy định của quy ước như: Tự ý xây dựng công trình trái phép, hành vi xả rác thải ảnh hưởng đến môi trường, thông tin không đúng sự thật trên không gian mạng xã hội…

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

Đối với những hành vi này, thôn áp dụng hình thức tuyên truyền tận nơi, phê bình trước tập thể cộng đồng, không đưa vào danh sách bình xét gia đình văn hóa hàng năm. Với những nội dung mang tính định hướng, hướng dẫn được triển khai rộng rãi, quy ước làng đã và đang mang lại hiệu quả tích cực với đời sống Nhân dân trong thôn.

Tại Mạch Tràng, trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã xóa bỏ được các tập tục cổ hủ, lạc hậu. Nhà ai có việc cưới, việc tang người dân trong thôn cùng đến giúp đỡ chúc mừng, chia buồn, gia chủ không cần phải tới mời từng hộ. Trong thôn không còn tình trạng “tiện đâu đổ rác ở đấy” mà thay vào đó, người dân đã hình thành thói quen vào sáng thứ 3,5,7 hàng tuần để gọn rác tại điểm tập kết, giúp nhân viên môi trường thu gom đưa đi xử lý thuận lợi. Nhờ vậy, đường làng, ngõ xóm luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Các gia đình có con trong độ tuổi nhập ngũ thì 100% thanh niên hăng hái tình nguyện tham gia nghĩa quân sự, hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc; các tệ nạn xã hội cũng giảm rõ rệt. Tình làng nghĩa xóm ngày càng khăng khít. Các phong trào gây quỹ do cấp trên phát động luôn được bà con Nhân dân trong thôn hưởng ứng và tham gia nhiệt tình”.

Miền quê cổ kính Trần Đăng
Miền quê cổ kính Trần Đăng

Ông Nguyễn Văn Quyền - Trưởng thôn Trần Đăng (xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội cho biết về tình hình tại địa phương mình: Qua thực tiễn ở thôn và được sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, UBND xã, 61/2023/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính phủ đã đi vào cuộc sống của vùng nông thôn cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước. Thực sự ý Đảng và lòng dân đã được thể hiện vào trong từng điều khoản của quy ước, hương ước, góp phần làm cho thôn Trần Đăng trở thành một vùng quê đáng sống, lễ hội được duy trì.

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

Nhờ có hương ước của thôn tình hình an ninh chính trị xã hội được đảm bảo, tình làng nghĩa xóm được củng cố, tệ nạn xã hội giảm rõ rệt, người dân trong thôn sống nhân nghĩa, yêu thương nhau hơn, truyền thống tốt đẹp được xây dựng, hủ tục lạc hậu bị loại bỏ, đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Tại quận Bắc Từ Liêm việc xây dựng quy ước, hương ước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến đời sống của Nhân dân, cộng đồng, khu dân cư, có tác động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ ở cơ sở, qua đó việc tổ chức Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được lồng ghép và phát huy kết quả rõ rệt trong xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nhiều mô hình tiêu biểu của quận được Nhân dân hưởng ứng, phát huy hiệu quả như: Phong trào con đường bích họa trên với 55 tuyến đường được bừng sáng nhờ hàng nghìn mét bích họa; cuộc vận động thực hiện xây dựng “Tổ dân phố xanh - sạch - an toàn - văn minh”, “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và Nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”; “Gia đình tình nguyện, cộng đồng tình nguyện và công tác giải phóng mặt bằng các tuyến đường lớn, các dự án dân sinh.

Riêng trong năm 2023, Nhân dân đã xã hội hoá hơn 4,4 tỷ đồng để xây sửa 1.114m đường, 10 nhà văn hoá, 12 cổng chào, 21 đoạn đường nở hoa, 12 sân vui chơi

Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Linh - Phó phòng Văn hoá và Thông tin huyện Đông Anh nhấn mạnh: “Chính sự mềm mỏng, hợp tình hợp lý dựa trên nguyên tắc tình làng nghĩa xóm và sợi dây gắn kết cộng đồng mà hương ước làng xã đã ngày càng phát huy được hiệu quả trong việc xây dựng nếp sống văn hóa nơi cơ sở. Người dân nghiêm chỉnh chấp hành bởi hương ước chính là bản “cam kết mềm” do cộng đồng dân cư đề ra, được lấy ý kiến rộng rãi của tất cả mọi người và đồng thuận thực hiện”.

Đọc thêm

Tìm giải pháp ứng phó với ùn tắc đăng kiểm cuối năm 2024 Nhịp điệu cuộc sống

Tìm giải pháp ứng phó với ùn tắc đăng kiểm cuối năm 2024

TTTĐ - Để giải quyết nguy cơ ùn tắc đăng kiểm vào cuối năm nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang trình Chính phủ kiến nghị tạm thời không thu hồi chứng chỉ với đăng kiểm viên bị kết án treo hoặc cải tạo không giam giữ mà không cấm hành nghề; không tạm đình chỉ 3 tháng đối với các đơn vị đăng kiểm có từ 2 đăng kiểm viên bị thu hồi chứng chỉ.
Đổi thay của chợ truyền thống: Văn minh, an toàn, hiệu quả Nhịp điệu cuộc sống

Đổi thay của chợ truyền thống: Văn minh, an toàn, hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả" đã góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của người dân, tiểu thương; qua đó góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Giữ vững hình ảnh đẹp và sức hút du lịch Quảng Nam Nhịp điệu cuộc sống

Giữ vững hình ảnh đẹp và sức hút du lịch Quảng Nam

TTTĐ - Chỉ khi trong điều kiện an toàn và thoải mái du khách mới tận hưởng chuyến đi và trải nghiệm trọn vẹn những hoạt động du lịch. Vì vậy, những điểm đến an toàn dễ có cơ hội được khách lựa chọn quay trở lại, hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân.
Núi Bà Đen bước vào mùa Vu Lan với nhiều hoạt động văn hoá tâm linh ý nghĩa Du lịch

Núi Bà Đen bước vào mùa Vu Lan với nhiều hoạt động văn hoá tâm linh ý nghĩa

TTTĐ - Bước vào tháng 7 âm lịch, núi Bà Đen (Tây Ninh) trở thành điểm đến tâm linh hàng đầu Nam bộ, với rất nhiều trải nghiệm văn hoá tâm linh ý nghĩa để nhân dân và du khách gửi lòng tri ân đến bậc sinh thành.
Tìm giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong những
tháng cuối năm Giao thông

Tìm giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong những tháng cuối năm

TTTĐ - Chiều 8/8, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2024; nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tai nạn liên hoàn trên cầu Phú Mỹ, nhiều nạn nhân phải cấp cứu Giao thông

Tai nạn liên hoàn trên cầu Phú Mỹ, nhiều nạn nhân phải cấp cứu

TTTĐ - Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào chiều ngày 8/8 tại cầu Phú Mỹ (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến hàng loạt xe ô tô bốc cháy nghi ngút, nhiều người được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Quyết tâm hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc vào năm 2025 Giao thông

Quyết tâm hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc vào năm 2025

TTTĐ - Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 13 của Ban Chỉ đạo.
Mong mỏi của người dân đã trở thành hiện thực Giao thông

Mong mỏi của người dân đã trở thành hiện thực

TTTĐ - Từ 8h sáng 8/8, tàu điện đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 dài 8,5km chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách. Những vị khách đầu tiên đều cảm thấy rất hài lòng với chuyến trải nghiệm.
Metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành Giao thông

Metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành

TTTĐ - Đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 (Cầu Giấy) dài 8,5km thuộc tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách từ lúc 8h ngày 8/8/2024.
Hôm nay là ngày "giải phóng" chồng tôi! Giao thông

Hôm nay là ngày "giải phóng" chồng tôi!

TTTĐ - Câu cảm thán được chị Hường “nói đi, nói lại” nhiều lần trong suốt hành trình trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Ngay cả khi chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị cũng khẳng định: “Hôm nay là ngày giải phóng chồng tôi!”.
Xem thêm