Bài 3: Quan trọng nhất vẫn là sự đồng thuận
Bài 2: Tăng cường giám sát, chặn "địch" từ mọi hướng Bài 1: Cần lắm sự nêu gương |
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Nói như thế là bởi, dù tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng chúng ta nên nhìn vào yếu tố tích cực của “trận chiến” lần này. Đây chính là một thử thách để người Hà Nội tạo dựng và xác lập giá trị văn hóa của mình trong “những năm tháng Covid” này. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Sau cả quá trình ngàn năm văn hiến, trên nền tảng vững chắc bồi tụ qua bao thăng trầm lịch sử, người Hà Nội hào hoa lịch thiệp những năm 30-45, người Hà Nội tinh tế kiên cường những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người Hà Nội “ra dáng” Thủ đô những năm qua, văn minh và thần thái.
Bây giờ, sau khi được chấn chỉnh, đi vào nề nếp, phát huy tốt hai bộ quy tắc ứng xử, độ lịch duyệt, tinh tế quay trở lại thì một lần nữa, dịch bệnh lại ập đến để chúng ta có cơ hội thêm khẳng định khí chất của mình.
![]() |
Khu tập thể dục và sân chơi của phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) được chăng dây kín |
Còn về địa lợi, chúng ta vẫn nằm ở vị trí trung tâm về văn hóa, chính trị, vẫn là trái tim thiêng liêng để cả nước hướng về. Điều đó, càng là động lực thúc đẩy người Hà Nội tích cực đi đầu trong mọi phương diện, nhất là về văn hóa để cả nước noi theo.
Nhân hòa, điều này là rất đáng tự hào. Không tính những năm tháng về trước, chỉ riêng trong giai đoạn phòng, chống dịch này, Hà Nội đã làm được những điều mà sau đó đem kinh nghiệm đúc rút ra giúp nhiều địa phương trong cả nước cùng thực hiện theo rất hiệu quả. Từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo chống dịch rất quyết liệt, đề ra nhiều phương án thông minh, phù hợp, hữu hiệu theo đúng tình hình đến Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, chỉ thị.
Chính vì thế, nhiều làn sóng dịch bệnh ập đến, Hà Nội tuyệt đối chưa một lần nào “thất thủ”. Tuân thủ pháp luật, tin theo sự lãnh đạo của chính quyền, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, giảm bớt cái tôi cá nhân, đó chính là văn hóa người Hà Nội, văn hóa ứng xử rất văn minh mà chúng ta phát huy truyền thống xưa, tích hợp điều kiện nay để giúp cho mình neo đậu vững vàng trước sóng dữ.
Tất nhiên, trên địa bàn rộng lớn, không phải mọi thứ đều là tuyệt đối. Theo quan sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, cùng trên địa bàn phường Kim Giang (quận Thanh Xuân, HN) cũng vẫn có những sự không đồng đều nhau. Nếu như sân tập thể dục, vui chơi chung của phường trước đây đông nghịt người đến vui chơi, sử dụng các phương tiện, dụng cụ tập công cộng thì nay đã được chăng dây quây kín, người dân chấp hành nghiêm chỉnh, không tụ tập ở đây nữa.
Bà Mai, một cán bộ hưu trí nhiều năm nay thường xuyên tập thể dục ở đây cho biết: “Tôi già rồi, không tập thì cảm thấy bí bách, khó chịu lắm, đau mỏi người nhưng cán bộ phường đã chăng dây rồi, mình không thể bất chấp được. Hơn nữa, mình cũng là người già, cần phải thực hiện nghiêm để con cháu noi theo. Tôi tạm thời đi bộ trong nhà, vận động nhẹ, nếu ngõ vắng người thì đi bộ trong ngõ vào sáng sớm và chiều tối, thế cũng tạm ổn. Chỉ mong dịch bệnh sớm qua để ngày bình yên mau trở lại”.
![]() |
Trong khi đó, chợ vẫn tụ họp đông quanh tấm biển "Cấm họp chợ" |
Trong khi đó, ngay trong ngõ bên cạnh, khu vực họp chợ, dù có tấm biển rất to ghi rõ “Khu vực cấm họp chợ” nhưng xung quanh vẫn rất nhiều người bán hàng. Việc bán mua thực hiện nhanh chóng, ai cũng đeo khẩu trang cẩn thận nhưng không khỏi khiến người ta lo ngại về nguy cơ lây nhiễm nếu có ca bệnh trong cộng đồng.
Các cửa hàng thì chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chỉ bán mang về. “Tất nhiên, cửa hàng không nhộn nhịp tấp nập như xưa, lượng người mua cũng giảm đáng kể song còn hơn là đóng cửa hoàn toàn. Trong điều kiện dịch bệnh thế này vẫn được buôn bán, vẫn có thu nhập lại còn chưa mắc bệnh, thế là may mắn lắm rồi”, chị Vui, chủ một quán phở cho biết.
Biết vì cái chung
“Nước nổi thì bèo nổi”, nước cạn đương nhiên bèo chìm, đây là quy luật cộng sinh của sự sống. Mỗi cá nhân trong tập thể, trong cộng đồng, trong xã hội không thể bàng quan, thờ ơ với hoàn cảnh xung quanh.
Trong điều kiện dịch bệnh như thế này, bài học thực tế xương máu đã cho thấy bao lần chỉ một cá nhân lơ là, cộng đồng sẽ phải gánh chịu hậu quả. Từ trường hợp bệnh nhân số 17, Giám đốc Hacinco Nguyễn Văn Thanh, những cá nhân đi ngoại tỉnh về không khai báo y tế trung thực, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm túc… khiến cả tòa nhà, cả một ngõ mấy trăm, hàng nghìn con người bị lây nhiễm hoặc chịu cảnh cách ly.
Kéo theo đó là bao nhiêu đảo lộn, hệ lụy như không thể đi làm, kinh tế giảm sút, tinh thần bị ảnh hưởng… Mặc dù, những cá nhân này đã bị dư luận lên án và trả giá thích đáng, song, những thiệt hại họ gây nên cho cộng đồng, cho những người khác thì chưa có biện pháp gì để bắt đền bù hay bồi thường. Dù vậy, tên tuổi và việc làm của họ sẽ “đi cùng mùa dịch” để nhiều năm sau này người ta còn nhắc đến.
![]() |
Người dân nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch Covid-19 |
Chính vì thế, để tránh “bản án lương tâm” thì mỗi người nên tự nâng cao chính ý thức của mình. Phải biết vì cái chung khi đặt lợi ích của cá nhân hòa trong lợi ích của cộng đồng. Có như thế, khi triệu con tim hướng về cùng một mục đích, triệu tấm lòng đều mong muốn sớm ngày “ca khúc khải hoàn”, “sạch bóng quân thù”, để một ngày Hà Nội trở lại nhịp sống như xưa, phố phường tấp nập, khách du lịch bốn phương tản bộ quanh hồ Gươm, trai gái hẹn hò tình tứ ven hồ Tây, người người ngắm hoa vãn cảnh trò chuyện tâm tình… thì sự đồng thuận, nhất trí phải tạo thành một khối vững chắc.
“Bây giờ, quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân. Những ngày qua, chúng tôi theo dõi tình hình thời sự, cảm thấy khá buồn vì tình hình cả nước có nhiều ca mắc mỗi ngày. Nhìn về Hà Nội, thấy cuộc sống vẫn còn được yên ả, số ca mắc không nhiều, việc khoanh vùng, dập dịch của chính quyền và các ngành chức năng làm rất tốt, chúng tôi vô cùng cảm kích và yên lòng. Bản thân tôi luôn nhắc nhở chính mình, nhắc gia đình, con cháu và các ông bà bạn bè trong tổ hưu trí càng phải nâng cao ý thức hơn nữa, đồng thuận với chính quyền, đồng thuận với mọi người thực hiện triệt để các quy định phòng, chống dịch”, ông Nguyễn Văn Cẩn, một cán bộ hưu trí ở quận Hoàng Mai cho biết.
Chị Cẩm, một nhân viên văn phòng ở quận Thanh Xuân chia sẻ, nhiều lúc rất cuồng cẳng, muốn đi siêu thị mua sắm, ra công viên hóng gió một chút nhưng rủ bạn bè mọi người đều từ chối không đi. “Thật may có bạn bè “cảnh giác cao” và ngăn cản, khuyên nhủ nên tôi cũng kiềm chế được mình. Trong những lúc như thế này, cần lắm những người biết chừng mực để làm “chiếc phanh” hãm bớt những ý nghĩ liều lĩnh”, chị Cẩm tâm đắc nói.
Không để dịch bệnh lây lan bùng phát như các địa phương khác, ứng xử hài hòa, chuẩn mực với nhau, với cộng đồng, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chính là điều người Hà Nội nhắn nhủ tới nhau trong những ngày này. Sự trầm ổn, sâu lắng trong cách nghĩ, cách thể hiện của người Thủ đô một lần nữa sẽ giữ chúng ta lại trước những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ. Chính vì điều ấy, người Hà Nội càng nên giữ ý thức, giữ gìn sự đoàn kết như giữ “con ngươi của mắt mình” mà xưa kia Bác Hồ đã dạy.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc
