Tag
Văn hóa công sở thích ứng với điều kiện bình thường mới

Bài 2: Kỉ luật cứng, văn hóa mềm trong mùa dịch

Người Hà Nội 06/07/2021 08:00
aa
TTTĐ - Trong cuộc chiến với dịch bệnh còn cam go, quyết liệt như hiện nay, tác dụng to lớn của hai Bộ Quy tắc ứng xử càng thể hiện rõ nét. Việc thực hiện tốt hai Bộ Quy tắc này càng giúp công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thêm vững tin, an toàn và phát huy vai trò của mình với văn hóa ứng xử nói riêng và văn hóa Hà Nội nói chung.
Ứng xử văn hóa để gia đình mãi là điểm tựa yêu thương

Sự thiết thực, gần gũi

Theo TS Nguyễn Đình Cung chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có 5 điểm đặc trưng của “bình thường mới”. Đặc biệt ở điểm thứ nhất là trước đây, khi làm bất kỳ việc gì, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi người sẽ nghĩ đến tính hiệu quả đầu tiên nhưng bây giờ, phải song song vừa hiệu quả vừa an toàn. An toàn chính là cái mới. Tất cả các hoạt động trong đời sống đều nghĩ đến khía cạnh y tế. Đối với an toàn trong sản xuất, người ta nghĩ đến dòng cung ứng - chuỗi cung ứng để quy trình sản xuất không đứt gãy.

Điểm tiếp theo, “bình thường mới” đó là khi cuộc sống đòi hỏi con người, xã hội và từng doanh nghiệp phải rất năng động, linh hoạt, khả năng chống chịu và thích ứng. Những yếu tố đó kết hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nên cách thức tổ chức, cấu trúc sản xuất thay đổi; Cách thức tiêu dùng, cuộc sống thay đổi, chuyển sang số hóa, online nhiều hơn.

Tại các văn phòng làm việc, cán bộ công chức, người lao động thực hiện tốt quy định phòng chống dịch
Tại các văn phòng làm việc, cán bộ công chức, người lao động thực hiện tốt quy định phòng chống dịch

Kể từ khi được thành phố ban hành đến nay, 2 Bộ Quy tắc ứng xử đã dần dần đi vào cuộc sống, trở thành chiếc la bàn chỉ hướng cho văn hóa Thủ đô. Điều đó thể hiện ở việc, những hiện tượng lệch chuẩn đã được cải thiện rõ rệt. Những tính xấu của một bộ phận “sáng cắp ô đi tối cắp về” đã khắc phục được đáng kể. Nhiều hành động, thói quen nơi công sở, công cộng được chấn chỉnh, sửa đổi để dư luận không còn lên án, phiền lòng như trước.

Chiếc khuôn văn hóa “lạt mềm” mà lại “buộc chặt” ấy đã mang đến những nét đặc trưng riêng cho Hà Nội thời hiện đại thì đùng cái dịch Covid-19 ập đến buộc chúng ta phải linh hoạt, mềm dẻo và tiếp tục xác lập những giá trị mới.

Trải qua ba làn sóng dịch bệnh trước, đặc biệt đến làn sóng thứ 4 này, độ tự giác, cảnh giác, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của cấp trên, của nơi cư trú đã thành phản xạ gần như tự nhiên của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Hà Nội.

Anh Hoan (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chiêm nghiệm: “Đừng tưởng dịch bệnh mà… vỡ trận. Thực chất, càng trong lúc như thế này, kỉ luật cứng, văn hóa mềm lại chính là những thứ chúng ta níu vào để không hoang mang, rã đám trước nguy nan. Đây chính là dịp để tôi và đồng nghiệp nhìn lại bản thân mình.

Trước kia, đồng ý là cũng có những lúc tôi buông xuôi, làm việc theo kiểu chống chế. Dịch bệnh đến, chúng ta mới hiểu công việc là quý báu như thế nào. Nó là phương tiện để nuôi sống bản thân và gia đình. Rời xa đồng nghiệp, rời xa công sở một ngày, một tháng là biết ngay bản thân không còn là bản thân nữa. Thế mới biết cơ quan, đồng nghiệp là phần quan trọng của cuộc sống, cũng là tác nhân khiến mình hoàn thiện.

Bây giờ, thử hỏi nếu bạn phải nghỉ việc, không có thu nhập trong vài tháng, một năm thì cuộc sống của bạn sẽ bi đát như thế nào. Vì thế, không có cách nào khác ngoài làm việc chăm chỉ hơn, chấp hành kỉ luật tốt hơn, nỗ lực vì cả tập thể, rộng hơn nữa vì cả Hà Nội thì phần tốt đẹp nhận về chắc chắn trong đó có cá nhân mình”.

Chính bởi thế, sự “bất bình thường” trong “bình thường mới” này đã tạo nên chuyển biến tích cực trong việc chấp hành các quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị về thực hiện nhiệm vụ được giao. Dù là không gian làm việc tại nhà hay tại văn phòng, đa phần cán bộ, công chức đều biết sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.

Sự gần gũi, thiết thực và tác dụng thực sự của hai Bộ Quy tắc này làm thái độ của cán bộ, công chức có sự thay đổi rõ rệt. Bởi lẽ, 2 Bộ Quy tắc này được xây dựng vì mỗi cá nhân tốt đẹp, biến chuyển sẽ tạo nên công sở, nơi công cộng, không gian làm việc và sinh sống của mỗi cá nhân tốt đẹp hơn, tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.

Chúng ta đã vượt qua những tháng này công sở không đàn đúm tụ tập, quán xá đóng cửa không một bóng người nhậu nhẹt hò dô ầm ĩ, vỉa hè yên ắng rộng thênh thang, thói quen vứt khẩu trang, xả rác bừa bãi bị dẹp bỏ, việc ngồi sát nhau chém gió văng mạng cũng gần như biến mất triệt để. Mong sao, nếp sống này tiếp tục được duy trì ngay cả sau mùa dịch, để trong lòng mỗi người đều vứt bỏ được tảng đá nặng vì rất nhiều nguy cơ sau những hành vi, thói quen xấu này.

Lửa tiếp tục thử vàng

Đặc biệt, trong mùa dịch, hai Bộ Quy tắc này càng cần được phát huy, thực hiện nghiêm túc. Đây là giai đoạn kiểm chứng sự cần thiết và tính hiệu quả của nó.

Đối với chị Minh Trang (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) những ngày dịch bệnh là những trải nghiệm mới. Làm việc tại bộ phận hành chính, dù đã áp dụng đầy đủ 5K nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm do chị phải tiếp xúc với nhiều người. Ban đầu, chị vấp phải khá nhiều khó khăn bởi người đến liên hệ công tác không hợp tác.

Chẳng hạn, cơ quan chị đặt một chiếc thùng trước cửa để nhận thư từ công văn, ban đầu những người ship đến chưa quen, cứ lao thẳng vào phòng, khiến chị phải nhắc nhở. Nói với họ là quy định của cơ quan, họ còn vùng vằng khó chịu, bắt phải ra kí nhận rồi chụp ảnh lại vì sợ thất lạc hàng hóa.

Đây là dịp thử thách và kiểm chứng người nhà nước thực hiện tốt hay không hai Bộ quy tắc ứng xử của Hà Nội
Đây là dịp thử thách và kiểm chứng người nhà nước thực hiện tốt hay không hai Bộ Quy tắc ứng xử của Hà Nội

Ngại nhất là những công dân đến gửi đơn thư. Họ nằng nặc bắt chị phải ra nhận tận nơi, căn vặn chị bao giờ được giải quyết, những ngày sau liên tục đến hỏi, đôi co, thúc giục, thậm chí còn nổi xung lên, sấn sổ đứng sát vào người chị. Chị Trang phải rất vất vả để đảm bảo khoảng cách, lựa lời phân trần giải thích, kiềm chế những bức xúc cá nhân để vừa đảm bảo chống dịch vừa đảm bảo văn hóa tiếp dân.

“Có trải qua những ngày như thế này mới biết Bộ Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, viên chức mà thành phố ban hành hết sức có giá trị. Bình thường mình chỉ hành động theo cảm tính, theo trách nhiệm nhưng có những điều hướng dẫn tại đây, mình còn thấy ở đó cả sự yêu nghề, tình cảm với công việc, với cơ quan.

Ai chả là người, khi bị đặt vào những trường hợp khó xử cũng dễ bộc phát những cử chỉ, hành động thiếu kiềm chế lắm chứ nhưng cứ bám chắc vào bộ quy tắc ứng xử ấy, mình thấy vượt qua trở ngại một cách dễ dàng. Mỗi lần giải quyết xong một việc khó khăn, mình lại cảm thấy vui hơn, biết cách xử lí công việc thế nào cho hiệu quả hơn”, chị Minh Trang tâm sự.

Như vậy để thấy, càng trong những lúc bất thường như thế này, muốn được bình thường thì phải có những thứ bất biến như những Bộ quy tắc ứng xử để làm kim chỉ nam cho mọi hành động được khuôn về quy chuẩn.

(Còn nữa)

Bạn trẻ bày tỏ suy nghĩ về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Bạn trẻ bày tỏ suy nghĩ về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Vẫn còn nhiều người dân chưa biết tới hai bộ quy tắc ứng xử của thành phố Vẫn còn nhiều người dân chưa biết tới hai bộ quy tắc ứng xử của thành phố

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm