Tag
Tân sinh viên và những bối rối năm đầu

Bài 3: Sinh viên năm đầu và 3 “tự”

Nhịp sống trẻ 12/09/2019 08:37
aa
TTTĐ - Tự học, tự quản lý,tự điều chỉnh… đó là 3 “tự” chính trong cuộc sống xa nhà của các bạn tân sinh viên ở một môi trường hoàn toàn mới mẻ.

Bài 3: Sinh viên năm đầu và 3 “tự”

Trường Đại học Hà Nội chào đón tân sinh viên

Bài liên quan

Bài 1: Tân sinh viên đừng “ngủ quên” trong chiến thắng

Bài 2: Tránh xa cám dỗ…

Tự học ở nhà gấp 3 lần trên giảng đường

Có thể nói, trong năm đầu xa nhà, những khó khăn về thay đổi môi trường học, môi trường sống, bạn bè… là điều mà các tân sinh viên đang gặp phải. Vậy các bạn phải làm sao đều tự điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp với môi trường mới?

Theo bạn Hồ Hữu Hòa, sinh viên trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: “Thay đổi về học tập, thay đổi về bạn bè cũng khiến mình bỡ ngỡ. Nếu như học cấp THPT, các bạn đều là người quen biết nhau từ lâu thì lên đại học, em gặp gỡ các bạn mới quen ở các tỉnh thành khác nhau, tất cả mọi người đều sống xa gia đình, rất khó để thích nghi. Ngoài ra, mình thấy việc học hành rất khác, khiến mình loay hoay không biết bắt đầu từ đâu”.

Về vấn đề này, thầy giáoCao Công Ánh, Bí thư đoàn trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải đưa ra lời khuyên: “Các bạn nên trập trung vào một số nhiệm vụ chính: Học tập, chú ý thời gian học, nhiều bạn khi không có sự quản lý của bố mẹ, gia đình thường bỏ bê, quên việc học tập một cách tự giác…

Hiện nay các bạn học theo hệ thống tín chỉ, phải cập nhật lịch học của mình và nắm được quy chế, xem mình cần tập trung những gì.Đối với các môn học, ở trên lớp, thầy chỉ là hướng dẫn, định hướng, các bạn phải tự học nhiều, trên lớp học một, ở nhà phải học gấp ba lần. Trước khi đi học, các bạn phải có tài liệu đầy đủ, tài liệu đó ở thư viện, anh chị khóa trên hay các thầy cô hoặc từ sách báo, trên mạng internet… Đặc biệt, các bạn phải lên đề cương sẵn cho bài học đó. Ví dụ ngày mai có môn này thì các bạn đọc trước từ hôm nay đi, có thể đọc một, lần các bạn chưa hiểu, đọc hai lần, ba lần cũng chưa nắm rõ được hết nhưng khi lên lớp, thầy hướng dẫn sẽ vỡ ra được nhiều thứ. Học như thế các bạn sẽ nhớ nhanh, nhớ nhiều và nhớ lâu. Ngoài ra, sau khi học xong ở trên lớp, về nhà các bạn cũng phải học thêm kiến thức nhiều hơn nữa, tìm hiểu cả những tài liệu bên ngoài…”

Về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Đình Trinh, Bí thư Đoàn trường Đại học Thủy Lợi cũng “gỡ rối” cùng các tân sinh viên: “Lên đại học, cách học khác, về nguyên tắc, một tiết học tín chỉ ở trên lớp, sinh viên phải có hai tiết chuẩn bị trước, lượng kiến thức các thầy trao đổi trên lớp nhiều, đòi hỏi sinh viên phải họcbài ở nhà mới theo kịp. Có bạn không ý thức được việc đó nên vẫn theocách học ở phổ thông dẫn đến khi học đại học sẽ bị động. Các bạn phải nắm được chương trình, tiết học đầu tiên bao giờ giảng viên cũng trao đổi về nội dung, môn này ra sao và đòi hỏi đầu ra như thế nào.Bên cạnh đó, cũng sẽ có một tiết các thầy hướng dẫn cách học, có môn cần đòi hỏi kiến thức sâu, có môn kiến thức rộng, có môn bắt buôc phải học thuộc lòng. Như vậy, các bạn phải nắm được logic của môn học và nó liên quan đến kiến thức nào để mình chuẩn bị trước. Quan trọng nhất của sinh viên học tín chỉ là phải chủ động, anh phải tự tìm hiểu kiến thức, chỗ nào thiếu anh yêu cầu giảng viên bổ trợ…”

Ngoài ra, các tân sinh viên cũng cần lưu ý, trong thời đại công nghệ 4.0, kiến thức ngoại ngữ rất quan trọng, các bạn sinh viên cần phải trang bị thật tốt để bản thân mình chủ động khi đất nước hội nhập.

Làm thêm cũng tốt nhưng không nên sa đà

Khi về thành phố lớn, nhiều bạn thấy mình phải đi kiếm việc làm, những công việc như chạy grap, bưng bê, bán hàng… thu nhập tương đối ổn so với ở quê, vì vậy không ít bạn đã sa đà vào việc làm thêm mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Theo thầy giáo Nguyễn Đình Trinh: ‘Tôi luôn khuyên sinh viên đi làm thêm nhưng khuyến khích ở khía cạnh: lựa chọn việc thích hợp với ngành nghề và sở thích đam mê của mình để sau này vừa phù hợp với cái đã học.Ở trường tôi, những bạn học chuyên ngành kinh tế, kiếm được việc làm thêm khá phù hợp. Không ít bạn đã và làm kế toán, thu ngân hay làm online… thu nhập rất tốt.

Năm thứ nhất đi làm thêm thì không có vấn đề gì nhiều nhưng phải biết phân bổ thời gian. Ví dụ các bạn học buổi sáng thì buổi chiều vẫn có thể đi làm thêm và buổi tối học bài. Sinh viên Đại học Thủy lợi có đặc thù là trường ở trung tâm nên các bạn dễ dàng tìm được việc. Làm thêm để các bạn có thu nhập, ổn định cuộc sống thì là nên làm. Ngoài ra, làm thêm cũng giúp các bạn va chạm xã hội, quen dần với cuộc sống ở thành phố. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, làm thêm chỉ là kiếm tiền để trang trải cuộc sống của mình thôi, đừng nghĩ đến cách kiếm tiền quá nhiều, nếu sa đà vào đó thì các bạn sẽ xao nhãng việc học tập”.

Đọc thêm

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Đồng chí Trương Khải Minh làm Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Đồng chí Trương Khải Minh làm Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên

TTTĐ - Tại hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam lần thứ I, khóa IX, đồng chí Trương Khải Minh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức danh Bí thư Đoàn học viện nhiệm kỳ 2024-2027.
Tổng kết cuộc thi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới" Camera 360 trẻ

Tổng kết cuộc thi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới"

TTTĐ - Sáng 29/6, Trung ương Đoàn phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát tổ chức chuỗi sự kiện vòng chung kết chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới”.
Kon Tum: Ra quân Chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Kon Tum: Ra quân Chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng”

TTTĐ – Sáng 29/6, tại xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Kon Tum phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình ra quân Chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024.
Người trẻ Thủ đô hào hứng trải nghiệm ứng dụng iHanoi Nhịp sống trẻ

Người trẻ Thủ đô hào hứng trải nghiệm ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Đề án 06 ra đời nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo của người dân. Đặc biệt, thanh niên Thủ đô sẵn sàng tiên phong ứng dụng ngay công nghệ vào cuộc sống.
Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc

TTTĐ - Bền bỉ nỗ lực, vun đắp, không ít gia đình người khiếm thị đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, các thành viên thành công trên nhiều lĩnh vực. Họ là những người có nghị lực phi thường, vượt qua khuyết tật của cơ thể để hạnh phúc.
Thiếu nhi Thủ đô giành giải Nhì sân chơi “Vươn ra thế giới” Bản tin công tác Đội

Thiếu nhi Thủ đô giành giải Nhì sân chơi “Vươn ra thế giới”

TTTĐ - Sau những phần thi tài hấp dẫn, Ban tổ chức sân chơi “Thiếu nhi Việt nam - Vươn ra thế giới” đã trao 1 giải Nhất, 6 giải Nhì và 9 giải Ba cho các đội. Trường Tiểu học Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong 6 đội xuất sắc đoạt giải Nhì.
Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện”

TTTĐ - Sáng 29/6, Tuổi trẻ Hải Phòng ra quân đồng loạt hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”. Chương trình nằm trong chuỗi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024.
Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng… Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội) người đã có 124 lần hiến máu và tiểu cầu. Văn Thanh cũng là cái tên gây chú ý trong lĩnh vực tình nguyện vì cộng đồng và là gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Xem thêm