Tag
Hải Phòng: Giải pháp nào cho sản xuất nước sạch tại huyện Tiên Lãng?

Bài 3: Sứ mệnh lịch sử và yêu cầu chất lượng cuộc sống

Môi trường 23/11/2024 08:00
aa
TTTĐ - Ngày 31/7/2024, Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về lãnh đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cấp nước sạch nông thôn. Nhân dân và các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn Tiên Lãng đều mừng nhưng để nghị quyết này đi vào cuộc sống đang còn nhiều bất cập.
Khu vực bể lắng, bể lọc Nhà máy nước Quyết Tiến
Khu vực bể lắng, bể lọc Nhà máy nước Quyết Tiến

Vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Xã hội ngày một phát triển, đời sống Nhân dân huyện Tiên Lãng cũng đang thay đổi từng ngày, kéo theo đó là sự đòi hỏi nhu cầu sử dụng chất lượng hàng hóa, dịch vụ cao lên. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, các con kênh bị thu hẹp lại do mở rộng đường, việc xả thải từ các mô hình chăn nuôi, VAC trong dân, xả thải sinh hoạt, sự biến đổi khí hậu... làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Điều này khiến các nhà máy nước chịu áp lực không nhỏ.

Đứng trước những thách thức thời đại mới, chính quyền địa phương cũng đang "căng mình" để tìm giải pháp hài hòa giữa quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống hồ lắng, bể lọc Nhà máy nước Thanh Lương, Vĩnh Bảo
Hệ thống hồ lắng, bể lọc Nhà máy nước Thanh Lương, Vĩnh Bảo

Ông Phạm Văn Hòa, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, chia sẻ: Nhu cầu và quyền lợi của bà con về nguồn nước sạch là chính đáng; công lao và số vốn đầu tư của các nhà máy nước mini cũng không nhỏ. Nguồn nước thô cung cấp cho các đơn vị sản xuất nước sạch hiện nay khó lòng đáp ứng về chất lượng. Vì vậy, huyện đang tiến hành nhiều cuộc thanh, kiểm tra, khảo sát và bàn luận tìm cách tháo gỡ.

Hướng đi của huyện là sẽ đưa đơn vị cấp nước mới vào thay thế cho các nhà máy nước trên địa bàn; sử dụng hệ thống nước từ các địa phương khác trong và ngoài thành phố có nguồn nước thô đảm bảo quy định của Bộ Y tế.

Vấn đề đặt ra, khi các doạnh nghiệp hoạt động cấp nước giải thể, nguồn vốn họ đầu tư vào nhà máy chưa được khấu hao hết sẽ lấy lại bằng cách nào. Chính quyền huyện cũng như thành phố có chính sách gì để hỗ trợ cho việc chuyển đổi công việc đối với các đơn vị đang hoạt động cấp nước này? Để làm được điều này, ông Hòa cho rằng cần sự chung tay, góp sức và thấu hiểu, đồng lòng của Nhân dân toàn huyện cũng như các chủ nhà máy nước, vì cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị quyết số 15-NQ/TU đã đưa ra mục tiêu cụ thể. Đến năm 2025, 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt đạt tiêu chuẩn; hoàn thành việc chấm dứt hoạt động đối với các nhà máy nước không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn.

Băn khoăn về giải pháp “huy động sức dân”

Nghị quyết 15 đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình để thực hiện, mục tiêu trên. Một trong những giải pháp chính là xã hội hóa nguồn kinh phí, trên cơ sở vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác để hoàn trả phần giá trị còn lại của các tổ chức, cá nhân đã đầu tư nhà máy nước phải dừng hoạt động.

Theo lộ trình, từ năm 2024 - 2027, huyện sẽ vận động “sức dân đóng góp” để hỗ trợ cho 150/161 nhà máy nước dừng hoạt động; đưa các doanh nghiệp lớn có năng lực cấp nước chất lượng tốt vào phục vụ người dân…

Bài 3: Sứ mệnh lịch sử và yêu cầu chất lượng cuộc sống
Hệ thống ông dẫn nước D400 của một doanh nghiệp lớn kéo vào "Vùng phục vụ cấp nước"

Ông Phạm Văn Thương, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Thuỷ sản và Dịch vụ môi trường Tiên Lãng, chia sẻ: "Hợp tác xã (HTX) đang đầu tư, quản lý, vận hành 2 nhà máy nước trên địa bàn huyện Tiên Lãng, gồm: Nhà máy nước xã Đoàn Lập 1 và Nhà máy nước Kiến Thiết, cung cấp nước trên địa bàn 3 xã.

Chủ trương của thành phố và huyện Tiên Lãng đồng thuận cho các nhà máy nước ngừng hoạt động để nhường “Vùng phục vụ cấp nước tập trung” cho đơn vị khác có năng lực cấp nước và có nguồn nước đầu vào tốt hơn phục vụ Nhân dân.

UBND huyện Tiên Lãng đã thuê đơn vị thẩm định giá, xác định giá trị còn lại 2 nhà máy nước của HTX còn lại là 16,3 tỷ đồng. Theo các văn bản của cơ quan chức năng, số tiền nói trên sẽ được UBND Tiên Lãng và UBND các xã vận động Nhân dân đóng góp để bồi thường, hỗ trợ cho các nhà máy nước mini. Tính ra, bình quân mỗi hộ phải đóng góp từ 3 - 5 triệu đồng.

Việc thẩm định giá nói trên đã hoàn thành từ nhiều tháng nay nhưng đến nay HTX chưa nhận được bất cứ một văn bản nào nào thể hiện UBND huyện, UBND các xã sẽ đứng ra bồi thường, hỗ trợ...”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng, cho biết: Theo chủ trương của thành phố, năm 2011 sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố đưa nước sạch về nông thôn. Đến năm 2013, địa phương tiếp nhận hoạt động của nhà máy nước Khởi Nghĩa, đơn vị cung cấp nước sạch trên cả 3 địa bàn xã Tiên Thanh, Khởi Nghĩa và Quyết Tiến.

Do vậy, chủ trương của thành phố cũng như của huyện là thay thế đơn vị cấp nước, đưa nguồn nước mới đảm bảo an toàn vào phục vụ Nhân dân. Lãnh đạo địa phương cũng như tâm tư, nguyện vọng của bà con là rất ủng hộ, mong muốn sớm có nguồn nước sạch thay thế.

Về vấn đề xã hội hóa kinh phí từ phía Nhân dân để giải quyết vấn đề bồi thường, hỗ trợ cho nhà máy nước cũ, địa phương nhận định là sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu có chủ trương giao, địa phương sẽ đồng hành, hỗ trợ vận động bà con…

Hệ thống bơm áp lực Nhà máy nước Quyết Tiến, Tiên Lãng
Hệ thống bơm áp lực Nhà máy nước Quyết Tiến, Tiên Lãng

Ông Đoàn Văn San, Chủ tịch UBND xã Tiên Thanh cho rằng: Công lao của nhà máy nước mini là rất lớn, suốt trong thời gian qua đã góp phần vào cải thiện đời sống bà con nông thôn bằng việc cũng cấp nước sạch trong sinh hoạt, đưa bộ mặt nông thôn cải thiện và gần hơn so với cuộc sống thành thị.

Tuy nhiên, do yếu tố tự nhiên về nguồn nước thô hiện nay bị ô nhiễm nặng, công nghệ nhà máy nước cũ không còn đủ khả năng lọc bỏ chất ô nhiễm trong nước khiến chất lượng nước bị xuống cấp.

Việc thành phố và huyện chủ trương thay thế nhà máy nước mới nhằm đảm bảo nguồn nước sạch đạt chất lượng cho Nhân dân, bà con rất mừng. Tuy nhiên, việc vận động bà con về nguồn vốn để giải quyết hỗ trợ Nhà máy nước cũ nhường địa bàn cấp nước lại cho đơn vị mới thì rất khó.

Đối với xã Vinh Quang, ông Phạm Minh Hải, Chủ tịch UBND xã cho rằng, việc thay thế nguồn nước mới về địa phương là chính đáng và cần thiết. Hiện tại, địa bàn xã Vinh Quang có 15 thôn với 1.800 hộ dân. Về cơ bản, tất cả các hộ đều đang sử dụng nước máy, một số ít dùng nguồn nước khác.

Theo ông Hải, chất lượng nước máy ở xã Vinh Quang không đạt vì nguồn nước bị nhiễm mặn, tiêu chí xử lý nước của nhà máy nước mini không loại bỏ được ô nhiễm. Đây là vấn đề địa phương rất trăn trở. Quan điểm của địa phương là mong muốn có nước sạch cho bà con sử dụng.

Việc vận động bà con đóng góp kinh phí theo chủ trương của thành phố để giải quyết vấn đề nhà máy nước hiện nay là “một bài toán khó”. Địa phương sẵn sàng cố gắng hết sức, đồng hành vận động bà con khi có chủ trương. Tuy nhiên, ông Hải cũng mong muốn đề xuất thành phố có phương án, nguồn kinh phí nào đó để hỗ trợ địa phương giải quyết trong trường hợp không vận động được bà con hỗ trợ…

(Còn nữa)

Đọc thêm

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Bài 2: Khi nước sạch là vấn đề bức thiết hàng đầu... Môi trường

Bài 2: Khi nước sạch là vấn đề bức thiết hàng đầu...

TTTĐ - Khi một số chỉ tiêu nước sinh hoạt không đạt quy chuẩn, nhiều người cho rằng “đó là lỗi của các nhà máy nước”. Một số người còn coi các nhà máy nước mini như những “cái gai” cần phải nhổ bỏ để đón đơn vị cấp nước quy mô lớn vào phục vụ.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối Xã hội

Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối

TTTĐ - Một công ty tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã trúng đấu giá điểm mỏ đất 600.000 mét khối thuộc địa bàn huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam).
Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu Môi trường

Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu

TTTĐ - Hai gói thầu thuộc dự án Lò đốt rác thải tại TP Hội An được cơ quan chức năng xác định vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hải Phòng: Giải pháp nào cho sản xuất nước sạch tại huyện Tiên Lãng? Môi trường

Hải Phòng: Giải pháp nào cho sản xuất nước sạch tại huyện Tiên Lãng?

TTTĐ - Người dân phản ánh chất lượng nước sinh hoạt do một số nhà máy nước trên địa bàn huyện Tiên Lãng cung cấp đang bị ô nhiễm. Theo đó, người dân mong muốn có đơn vị cấp nước đảm bảo chất lượng, an toàn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xem thêm