Tag
Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt

Bài 4: Bữa cơm đạm bạc của những lao động bốc vác

Nhịp sống trẻ 05/01/2020 08:35
aa
TTTĐ - Tết Nguyên đán Canh Tý đang cận kề, thời điểm này là lúc những lao động bốc vác căng mình “chạy sô” tranh thủ kiếm thêm thu nhập để có một cái Tết đủ đầy hơn. Vất vả là vậy nhưng bữa ăn của họ lại nghèo nàn vì vật giá “leo thang”.

Bài 4: Bữa cơm đạm bạc của những lao động bốc vác

Lao động bốc vác tại khu vực chợ Ninh Hiệp

Quệt giọt mồ hội lăn dài trên má trong thời tiết giá lạnh, anh Nguyễn Văn Dũng, 35 tuổi, người làm nghề bốc vác tại chợ Long Biên, Hà Nội chia sẻ: “Cuối năm, giá thực phẩm lại leo thang, kiếm tiền thì khó mà tiêu tiền tốn kém quá. Tôi càng phải cật lực làm việc…”.

Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết, nhà anh ở tỉnh Thanh Hóa, thuộc hộ nghèo. Năm 22 tuổi, anh lập gia đình nhưng hai vợ chồng không nhà riêng, không nghề nghiệp. Vì vậy, anh và vợ lên Hà Nội lập nghiệp. Hàng ngày, anh Dũng và vợ túc trực ở chợ Long Biên và một số địa điểm đợi người thuê bốc vác. Sau khi vợ anh sinh con, chỉ còn mình anh làm việc trang trải cuộc sống gia đình, nuôi những đứa trẻ lớn lên, vậy nên, số tiền anh kiếm được mỗi ngày không thấm vào đâu.

Người đàn ông 35 tuổi tâm sự: “Mỗi ngày tôi bốc vác cả tấn hàng. Thời gian đầu chưa quen, tay bị chai, sưng phồng, lưng vai đau nhức không ngủ được nhưng giờ thì quen. Tuy vất vả nhưng công việc đều đặn, chịu khó chắt chiu, tôi cũng để dành được một khoản cho con cái học hành”.

Hết giờ làm cũng là lúc trời sáng, anh Dũng thường tranh thủ về chợp mắt trong căn nhà trọ nhỏ, ẩm thấp tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Những bữa cơm trong thời điểm thực phẩm tăng cao không đảm bảo dinh dưỡng cho người làm công việc nặng nhọc như anh tái tạo sức lao động.

“Suốt 2 tuần nay tôi chưa mua lạng thịt lợn nào. Giá thịt lợn cao nên tôi bảo vợ tiết kiệm, thôi thì nhịn miệng để còn có tiền cho con học hành, rồi tiêu Tết nữa”, anh Dũng phân trần.

Vớt mớ rau cải luộc ra bát, vợ anh Dũng thở dài nhặt những chiếc lá còn sót lại. Bữa cơm tối của vợ chồng trẻ vỏn vẹn có rau cải luộc, hai bìa đậu, nước rau cho thêm ít dầu, bột ngọt làm canh. Món sang nhất trong mâm - mấy miếng thịt nạc kho là phần của đứa con trai út 3 tuổi. “Không chỉ thịt lợn giá cao mà rau xanh cũng tăng giá, bữa cơm của chúng tôi đã ít thịt, giờ ít cả rau”, vợ anh Dũng than thở.

Bài 4: Bữa cơm đạm bạc của những lao động bốc vác

Những xe hàng liên tục được chị Lê Thị Mận, 36 tuổi, quê ở Thái Bình vận chuyển từ trong chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội đến các điểm tập kết hàng. Với chị Mận, chuyện trẹo cổ, tím người vì liên tục kéo xe, dỡ hàng không có gì đáng sợ nữa.

Sau giờ làm việc, người phụ nữ tần tảo này lại “đau đầu” vì không biết phải ăn gì, mua như thế nào cho vừa với khoản tiền ít ỏi mà còn phải lo hàng loạt việc không tên. Món thường xuyên của gia đình chị là canh rau, thịt kho. Tuy nhiên, dạo gần đây giá thịt lợn tăng, các loại rau cũng tăng giá, canh được thay bằng món rau luộc với phần nước nhiều hơn và số lượng thịt chỉ còn 1/3 so với trước.

Xong một “cuốc” bốc vác, chị Mận lại đứng đầu chợ Ninh Hiệp, mắt nhìn xung quanh tìm hàng cần thuê người bốc vác. Chị Mận cho biết, ban ngày chị làm ở chợ Ninh Hiệp, rồi tối đến lại chạy về chợ Long Biên, Hà Nội để làm thêm. Cứ khi mọi người chìm vào giấc ngủ, chị lại bận rộn bốc vác thuê. Chợ Long Biên cũng là nơi làm việc quen thuộc của chị, bởi lưu lượng hàng hóa về đây nhiều, họ cần thuê người nhiều hơn.

Nỗi lòng của người phụ nữ càng nhiều lo âu khi Tết cận kề. Chị Mận bày tỏ: “Mấy hôm nay, tôi cố làm đến đầu sáng, dù mệt nhưng gần Tết nên nhiều việc, cũng cố “cày” kiếm thêm tiền. Đi làm miết đêm, tôi thương con nhỏ không được mẹ ẵm bồng khi ngủ nhưng vì cuộc sống khó khăn đành chấp nhận. Tết đền bù đắp cho con sau”.

Mỗi buổi tối, không chỉ chợ Long Biên nhộn nhịp mà các chợ đầu mối trên địa bàn Thủ đô, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Quảng An... cũng tất bật. Trong cái giá rét buốt của những ngày cuối năm, hàng chục phụ nữ “chân yếu tay mềm” vác trên vai những bao hàng rất nặng, vì miếng cơm manh áo, vì thực hiện ước mơ cho con trẻ có quần áo mới, bữa cơm có thịt, bánh chưng và mai này có cuộc sống đủ đầy những người phụ nữ này đã chẳng nề hà.

Thường thức dậy từ 2 giờ sáng qua chợ Long Biên gánh hàng, rồi từ 8 giờ lại di chuyển sang làm thuê ở chợ Đồng Xuân, chị Lê Thị Ngọc, 36 tuổi, quê Hà Nam nhìn già hơn so với tuổi của mình. Nhìn vóc dáng, không ai nghĩ chị đã hơn chục năm làm việc ở khu chợ này.

Chị Ngọc có 3 đứa con đều đang đi học. Chồng chị bị bệnh và mất cách đây một năm. Người phụ nữ này vừa làm mẹ, vừa làm cha, thay chồng chăm sóc nuôi dưỡng các con. Kinh tế khó khăn, chị Ngọc khốn khổ mưu sinh. Miếng cơm, manh áo của gia đình nghèo khó phụ thuộc vào ngày công bốc vác của chị.

Trong lúc ngồi chờ khách tới thuê, chị tâm sự về công việc, tuy nặng nhọc nhưng một ngày chị cũng kiếm được khoảng 300 - 500 nghìn đồng. Với số tiền đó chị Ngọc vẫn phải tiêu dè xẻn, phân định từng đồng mua gạo, mua muối vì chị còn nuôi bố mẹ già ốm đau, tiền cho con cái học hành…

“Ngày thường những bữa cơm có thịt để cải thiện đã rất khó với tôi, huống gì trong thời điểm cuối năm và giá cả lại “leo thang” như bây giờ…”, chị Ngọc trải lòng.

Bài liên quan

Bài 3: Công nhân trẻ “ứng phó” với bão giá

Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt - Bài 2: Người lao động tự do chật vật xoay sở

Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt

Lê Dung

Đọc thêm

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ Nhịp sống trẻ

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng, học gì để không lỡ nhịp thời đại? Với thế hệ Gen Z, những người trẻ không ngừng tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa và có tính ứng dụng cao, chương trình Đổi mới và Phát triển toàn cầu (BGDI) tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nổi lên như một lựa chọn tiên phong, trao cơ hội trở thành chuyên gia tầm khu vực và quốc tế, ngay từ giảng đường đại học.
Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu Nhịp sống trẻ

Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu

TTTĐ - Hội thảo "Thích ứng bền vững trước các thách thức của thời đại biến đổi toàn cầu" do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Ngân hàng Sacombank tổ chức chiều 3/7. Gần 100 đại biểu là trí thức trẻ tiêu biểu, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và cán bộ quản lý đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ tham dự.
Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025” Nhịp sống trẻ

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

TTTĐ - Dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 26/7/2025, Trại hè Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm Camera 360 trẻ

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

TTTĐ - Từ việc chờ đèn đỏ lâu, ùn tắc giao thông, hai học trò lớp 8 của Hà Nội đã xây dựng sản phẩm công nghệ “Giao thông xanh với AI”. Sản phẩm tích hợp công nghệ AI YOLO trong giải quyết vấn đề ùn tắc, giúp tối ưu hóa dòng chảy giao thông hiện nay.
Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai Camera 360 trẻ

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

TTTĐ - Họ là vợ chồng trẻ sống nơi vùng cao Sơn La - một người khoác “áo xanh” của Đoàn, một người mang trọng trách của chính quyền cơ sở. Sáu năm hôn nhân, từ những ngày tay trắng khởi đầu sự nghiệp đến khi cả hai cùng giữ trọng trách trong Đảng và chính quyền địa phương, họ vẫn chọn sống giản dị, cống hiến và gắn bó.
Xem thêm