Bài 40: Mĩ thuật Việt Nam trong thời hội nhập - thuận lợi và thách thức
![]() |
>> Thanh niên với vấn đề hội nhập
Bài 39: Lo lắng về chất lượng nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật…
Như vậy, những cái tên như Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng… là những họa sĩ tài danh góp phần đưa tên tuổi hội họa Việt Nam ra trường quốc tế. Đó là những huyền thoại mĩ thuật Việt Nam mà giá trị tranh của họ không chỉ được đo đếm bằng những con số mà còn là bản sắc văn hóa Việt. Gần đây có nhiều họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam cũng được các nhà sưu tầm nước ngoài mua tranh với giá rất cao như Nguyễn Phan Bách, Bùi Thanh Tâm, Lê Kinh Tài, Hồng Việt Dũng, Phạm Luận… Nối tiếp sự thành công của các thế hệ họa sĩ đi trước, họa sĩ trẻ hiện nay cũng đang từng bước khẳng định mình.
Có thể kể đến một số nghệ sĩ trẻ 8X tiêu biểu hiện nay đang sống và làm việc tại Hà Nội nhưHà Mạnh Thắng, sinh năm 1980 tại Thái Nguyên. Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 2004. Một vài bức tranh của anh đang được trưng bày ở bảo tàng Nghệ thuật Singapore, là một trong những tên tuổi nổi bật của nghệ thuật đương đại Việt Nam mà tiếng tăm đã vượt ra ngoài biên giới. Anh có mặt trong rất nhiều triển lãm quan trọng đại diện cho nghệ thuật Việt Nam.
![]() |
Họa sĩ Thái Nhật Minh.
Nguyễn Huy An, sinh năm 1982 tại Hà Nội và tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2008. Nguyễn Huy An được Nhà Sàn Collective miêu tả là “một người nhạy cảm, khiêm tốn, im lặng” và là một trong “những nghệ sĩ mạnh mẽ nhất trong thế hệ của mình”. Cá tính của anh được thể hiện qua sáng tác của chính anh. Anh được biết đến nhiều nhất qua nghệ thuật trình diễn tại Hà Nội. Nguyễn Phương Linh Sinh ra tại Hà Nội (1985), cũng là nơi chị đang sống và làm việc, Nguyễn Phương Linh là một trong những nghệ sĩ trẻ Việt Nam triển vọng nhất. Chị đã trưng bày tác phẩm tại rất nhiều nơi với các triển lãm cá nhân gần đây nhất tại 3147966 cm3 phòng tranh di động ở Thái Lan, Nhà Sàn Studio tại Việt Nam và bảo tàng Nghệ thuật Á châu Fukuoka tại Nhật Bản. Phương Linh cũng tham gia nhiều chương trình lưu trú nghệ thuật quốc tế với các tổ chức như là Seoul Art Space tại Hàn Quốc, Kaman Art Foundation tại Rajasthan, Ấn Độ và The Luggage Store tại San Francisco, California, Mỹ. Thái Nhật Minh sinh năm 1984 tại Vĩnh Phúc, đều đặn tham gia các triển lãm tại Singapore, Hong Kong, Thái Lan, New York, có tới bốn triển lãm cá nhân và đoạt các giải thưởng: Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam 2014, Giải Nhì Festival Mỹ thuật trẻ Toàn quốc lần thứ 3 (2011-2014), Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam tại Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc 2011…
Trong cuốn “Nghệ thuật và Tài năng” tác giả Đào Mai Trang đã chọn ra 9 tác giả tiêu biểu của thế hệ 8X gồm: Nguyễn Huy An (nghệ thuật trình diễn và hội họa), Bàng Nhất Linh (nghệ thuật sắp đặt), Nguyễn Phương Linh (nghệ thuật trình diễn), Thái Nhật Minh (điêu khắc), Lê Hoàng Bích Phượng (tranh lụa), Hà Mạnh Thắng (hội họa), Phạm Huy Thông (hội họa và nghệ thuật trình diễn), Vũ Đức Toàn (nghệ thuật trình diễn), Vũ Đức Trung (hội họa). Lí do để tác giả lựa chọn họ là nghệ thuật và cá tính nghệ sĩ của họ chứa đựng nhiều điểm nổi bật, khác biệt so với các đồng nghiệp cùng thế hệ.
![]() |
Sinh trưởng trong điều kiện đất nước hòa bình và hội nhập, các họa sĩ trẻ hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng chính những thuận lợi ấy cũng ẩn chứa nhiều thách thức so với thế hệ cha anh đi trước. Đó là họ dễ tiếp cận với các thông tin đa chiều và cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và mới nhất nhưng nếu không có định hướng và quan điểm rõ ràng điều này cũng gây cho người làm sáng tác tâm lý hoang mang. Vì vậy nó vừa là thuận lợi, vừa là thách thức. Việc công bố tác phẩm cũng có nhiều thuận lợi hơn trước, nhưng hệ thống các nhà triển lãm và bảo tàng ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế cho nghệ thuật đương đại và nghệ thuật thể nghiệm vốn cần không gian lớn hơn và cơ sổ vật chất tốt hơn. Điêu khắc Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì các không gian ở ngoài trời không được quy hoạch cho điêu khắc hiện đại, cũng như việc không thể kết nối được giữa kiến trúc và điêu khắc hiện nay nên Điêu khắc Việt Nam chỉ phát triển được tại không gian trong nhà.
Bên cạnh đó, có thể nói gần như chưa có thị trường cho nghệ thuật Việt Nam một cách đúng nghĩa nên nghệ sỹ sống bằng việc bán tác phẩm và có thể sáng tác chuyên nghiệp là khá khó khăn. Chính vì vậy sinh viên nghệ thuật khi ra trường đi theo con đường sáng tác chuyên nghiệp là không nhiều. Giáo dục về nghệ thuật ở các cấp phổ thông còn nhiều hạn chế nên công chúng thưởng thức được nghệ thuật, tiếp cận và yêu mến nghệ thuật không nhiều. Đặc biệt là những môn nghệ thuật có ngôn ngữ trừu tượng, hoặc nghệ thuật đương đại.
Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có hệ thống Gallery đủ tầm, cũng như các hội chợ nghệ thuật quốc tế để có thể đưa các nghệ sỹ tài năng của Việt Nam ra bên ngoài cũng như đưa nghệ thuật bên ngoài vào Việt Nam. Một số nước gần chúng ta như: Hong Kong, Singapo, Malaisia và gần đây nhất là Thái Lan họ đang định hướng trở thành trung tâm nghệ thuật của châu Á và Đông Nam Á nhưng Việt Nam thì không có định hướng nào cả. Nhiều nghệ sĩ cho rằng một bảo tàng cho nghệ thuật đương đại là điều rất cần thiết nhưng cũng chưa có ở Việt Nam.
Chính vì vậy, sau khi ra trường nhiều họa sĩ trẻ không chọn một cơ quan hay công ty nào cố định mà các nghệ sĩ thường làm việc tự do. Theo họa sĩ Thái Nhật Minh điều đó có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn vì nếu xác định làm nghệ sĩ chuyên nghiệp thì cần dành toàn thời gian cho việc sáng tác và nghiên cứu. Nhiều nghệ sĩ trẻ đang tự tìm những lối đi cho mình và cùng với những thuận lợi, khó khăn đó họ đi vững trên đôi chân của mình để đưa tên tuổi của họ cũng như mĩ thuật Việt Nam tiến xa hơn nữa. Trở lại việc bức tranh của họa sĩ Lê Phổ vừa qua bán được giá triệu đô, tất nhiên tài năng họa sĩ không hẳn là ở giá tiền bức tranh của anh ta bán được nhưng công chúng Việt Nam vẫn có quyền hi vọng một lứa những họa sĩ trẻ hiện nay sẽ tiếp nối bước chân cha anh để khẳng định mĩ thuật Việt Nam có chỗ đứng trên thế giới.
(còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thức thâu đêm: Chiến lược ôn thi sai lầm của học sinh cuối cấp

Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ
