Tag
Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…

Nhịp điệu cuộc sống 04/08/2024 08:00
aa
TTTĐ - Làm sao để hương ước, quy ước Hà Nội gắn bó thiết thực với người dân, đồng hành cùng công cuộc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện tâm huyết và thú vị.
Bài 2: Ngọc càng mài càng sáng Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

Tiếp nối truyền thống nhưng phải phù hợp với hiện đại

- Đồng chí có nhận xét về giá trị hệ thống hương ước cổ của Hà Nội?

- Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn: Trong suốt chiều lịch sử hàng ngàn năm xây dựng và phát triển, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã gìn giữ trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm nên bản sắc độc đáo của mảnh đất kinh kì. Trong đó, hệ thống hương ước cổ như là nề nếp để giữ gìn người dân vào khuôn phép và hoạt động theo những chuẩn mực mà cộng đồng làng xã đặt ra.

Hương ước cổ của Hà Nội ngày xưa cũng giống như hệ thống hương ước của người Việt là sự thỏa thuận của cộng đồng dân cư để quy định những việc liên quan đến phong tục tập quán, bảo tồn phát huy phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự cũng như phòng chống thiên tai, khuyến học, lao động sản xuất… gắn bó với nhu cầu thiết thực tại làng xã đó.

Đồng đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hà Nội là một trong những địa phương có rất nhiều hương ước cổ đặc sắc.

Ví dụ, hương ước làng Đại Từ có 126 điều được chép lại năm 1942 quy định các phong tục về điền thổ, tang lễ, tế lễ, khao vọng. Hoặc những điều lệ của xã Yên Hòa được lập năm 1896 có 17 điều cũng quy định về tế lễ, đãi ngộ người đỗ đạt, những việc liên quan đến hội đình, văn chỉ, khao vọng…

Tất cả những quy định trong hương ước cổ của làng xã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và được bồi đắp qua các thế hệ của Nhân dân sở tại, trở thành chuẩn mực để làng xã thực hiện.

Trong quá trình chuẩn bị tư liệu để đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều các nhà văn hóa, nhà khoa học. Chúng tôi cũng tìm hiểu, sưu tầm đến hơn 500 các bản hương ước cổ để tìm ra được những nét độc đáo nhằm khuyến nghị các địa phương phát huy các lợi thế của mình trong đó khuyến khích địa phương tôn trọng ý chí nguyện vọng của cộng đồng dân cư, tự thỏa thuận để mỗi địa phương tự phát huy bản sắc của mình.

Chẳng hạn làng có truyền thống khoa bảng thì nhấn mạnh vào và hỗ trợ việc khuyến học. Còn nếu làng nghề thì định hướng trách nhiệm của các gia đình chung tay xây dựng làng nghề truyền thống.

Hà Nội có hệ thống hương ước cổ rất đặc sắc
Hà Nội có hệ thống hương ước cổ rất đặc sắc

- Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước của Hà Nội hiện nay đã đúng với tinh thần của hương ước cổ Hà Nội ngày xưa chưa, và có tác dụng như thế nào trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thưa đồng chí?

- Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn: Hiện giờ một số làng xã tại Hà Nội vẫn tiếp nối được những khuôn mẫu tốt đẹp ấy đặc biệt các quy định về việc khuyến học, khuyến tài cũng như các quy định về trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với việc làng và giữ gìn phong tục tập quán của địa phương mình.

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa đã khiến một số hương ước quy ước còn chưa phát huy được giá trị của mình nhưng về bản chất thì hệ thống này vẫn là nề nếp, chuẩn mực để cộng đồng làng xã, nhất là những làng truyền thống tại Hà Nội thực hiện và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của mình.

Tại Hà Nội có những khu vực cộng đồng dân cư làng xã truyền thống từ xa xưa và cho đến nay vẫn giữ gìn được nét cổ kính của mình. Việc phát huy hương ước, quy ước cổ tại đây là rất cần thiết và nên theo hướng tiếp cận với nông thôn mới.

Tuy nhiên có một số làng cổ đã được đô thị hóa, do vậy nếu chúng ta vẫn giữ nguyên các hương ước, quy ước cổ ngày xưa thì có vẻ là chưa phù hợp với tình hình hiện tại.

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…
Phải có sự phân định rõ ràng và phải có hướng để chuyển hóa các hương ước, phát huy trong đời sống hiện đại (Ảnh minh họa)

Do vậy, cần phải có sự nghiên cứu để làm sao phát huy được những giá trị cốt lõi mang tính truyền thống của làng cổ và tiếp cận được những sự đổi mới của đô thị, phù hợp với nếp sống cộng đồng dân cư đô thị. Chúng ta không thể mang hoàn toàn những nội dung hương ước cổ của làng truyền thống để chuyển hóa thành hương ước, quy ước của khu vực này.

Phải có sự phân định rõ ràng và phải có hướng để chuyển hóa các hương ước, phát huy trong đời sống hiện đại.

Một mặt nữa, Hà Nội không chỉ có các làng truyền thống hay các khu được đô thị hóa từ làng truyền thống mà còn có các cộng đồng dân cư mới như các khu chung cư, các khu vực được phát triển mới hiện đại, do đó việc thực hiện quy ước, hương ước tại đây phải đảm bảo phát huy được tinh thần, nếp sống văn hóa văn minh thanh lịch của người Hà Nội nhưng cũng kế thừa tính tự quản của cộng đồng dân cư trong khu đô thị mới.

Câu chuyện ở đây là cần nghiên cứu, phân định rõ đặc thù các khu vực, địa bàn để nghiên cứu, định hướng cho việc xây dựng hương ước, quy ước trên cơ sở tiếp nối truyền thống nhưng vẫn phát huy và phù hợp với giá trị của đô thị hiện đại.

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng tại Nghị định 61/2023/NĐ-CP, Chính phủ có những quy định về phát huy giá trị của hương ước, quy ước cổ còn nguyên giá trị. Tại mỗi cộng đồng dân cư cần phải lựa chọn để những giá trị nào còn tiếp nối được để phát huy trong thời gian tới.

Nhà nước không định hướng phải phát huy những giá trị nào nhưng mỗi cộng đồng dân cư phải ý thức được bản sắc của làng xóm mình khi xưa để tiếp nối và phát huy. Điều này cần phải được nằm trong hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Trên thực tế có những hương ước, quy ước còn có hình thức sao chép cũng như là thiếu mối liên hệ với bản sắc văn hóa tại địa phương, địa điểm mình, Nghị định 61/2023/NĐ-CP đặt ra việc phải rà soát để bảo đảm hương ước, quy ước tuân thủ những quy định, nguyên tắc trong xây dựng cũng như gắn với cộng đồng dân cư.

Nhận thức đầy đủ về giá trị, lợi ích của hương ước, quy ước

- Vậy thì theo đồng chí, trong thời gian tới, Hà Nội cần có những giải pháp gì để phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại, đặc biệt là giữ gìn được bản sắc văn hóa của mỗi làng riêng biệt, tránh tình trạng theo khuôn mẫu, na ná nhau như "cuộc phẫu thuật thẩm mỹ" hương ước, quy ước?

- Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn: Trong thời gian tới, chúng tôi nhận thấy rằng Hà Nội cần có một số giải pháp để phát huy hiệu quả của hương ước, quy ước trong các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt gắn với việc bảo tồn bản sắc văn hóa của các làng xã, tránh việc khuôn mẫu, sao chép như sau.

Thứ nhất: Cần phải nghiên cứu để sưu tầm, phân loại và đặc biệt là dịch các hương ước, quy ước cổ của các làng xã. Trước đây những văn bản này chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm, do vậy cộng đồng dân cư vẫn giữ được nhưng để làm sao ai cũng đọc được thì cần phải có người dịch ra và truyền lại cho thế hệ mai sau. Không phải địa phương nào cũng làm được điều đó.

Phần lớn các hương ước, quy ước cổ được sưu tầm, lưu trữ tại Viện Hán Nôm, Thư viện Hà Nội cũng như nằm trong bộ sưu tập của các nhà nghiên cứu. Do vậy, việc có cơ quan chức năng để sưu tầm, phân loại, dịch các hương ước cổ này của các làng xã tại Hà Nội là rất cần thiết.

Mặt khác, cần phải đánh giá sự phù hợp để có khuyến nghị áp dụng trong bối cảnh hiện tại.

Đừng để hương ước chỉ nằm trên giấy (Ảnh minh họa)
Đừng để hương ước chỉ nằm trên giấy (Ảnh minh họa)

Thứ hai, chúng tôi cũng mong muốn rằng Hà Nội nghiên cứu để rà soát các hương ước, quy ước hiện tại đã được ban hành, làm sao để tuân thủ Nghị định 61/2023/NĐ-CP và đặc biệt ngoài những nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước thì Hà Nội cũng nên khuyến khích cộng đồng dân cư bổ sung, áp dụng các giá trị vẫn còn nguyên vẹn của các hương ước, quy ước cổ, nhất là tại các làng xã truyền thống.

Chúng ta cần phải có những định hướng để khuyến khích người dân sử dụng và tiếp tục phát huy các hương ước cổ đã hình thành trong suốt chiều dài lịch sử.

Thứ ba, công tác tuyên truyền phổ biến các giá trị của hương ước quy ước là điều đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, nếu các hương ước quy ước cổ mà chỉ gìn giữ trong đình làng, nhà văn hóa thì chỉ mãi mãi là văn bản nằm trên giấy, phủ bụi với thời gian. Chúng ta phải tuyên truyền những giá trị này đã được hình thành lâu đời từ nhiều thế hệ trước, được người dâng nâng niu trân trọng, tiếp nối qua năm tháng và cho đến nay vẫn còn những giá trị về phong tục tập quán, về đạo đức cũng như văn hóa để các cộng đồng dân cư hiện tại tiếp nối và phát huy.

Công tác tuyên truyền phổ biến cần phải thực hiện từ cấp cơ sở, làm sao sâu sát với đời sống để cộng đồng dân cư nhận thức những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa thông qua các văn bản này vẫn được tiếp nối giữ gìn. Như vậy chúng ta mới nhận thức đầy đủ. Bản thân cộng đồng dân cư phải ý thức được rằng những giá trị đó là trường tồn đối với cộng đồng mình và chính họ là người bảo tồn, phát huy và thụ hưởng những giá trị đó thông qua những hương ước, quy ước đã được cập nhật để phù hợp với điều kiện hiện tại.

Chính cộng đồng dân cư phải nhận thức được sự thiết thực, ý nghĩa, tác dụng của hương ước, quy ước để cùng sửa đổi, bổ sung thì có như thế mới đi vào đời sống còn nếu chỉ xây dựng nên một bản hương ước cho có thì chỉ để ở làng văn hóa, đình làng mà không có tác dụng gì.

Tích cực tuyên truyền để Nhân dân nhận thức tác dụng thiết thực của hương ước, quy ước với bản thân mỗi người
Tích cực tuyên truyền để Nhân dân nhận thức tác dụng thiết thực của hương ước, quy ước với bản thân mỗi người

Cuối cùng, là giải pháp về hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương gắn với việc xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước ví dụ như không gian tổ chức hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa gắn với những quy định tại hương ước, quy ước. Hoặc khi cộng đồng dân cư phối hợp thực hiện các hoạt động về bảo vệ môi trường. Như vậy hương ước quy ước không chỉ nằm trên giấy mà thực sự đi vào đời sống, thực sự phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý chí cũng như sự thỏa thuận của cộng đồng dân cư.

Nếu Hà Nội làm được những công việc đó thì hệ thống các hương ước cổ của Hà Nội thực sự phát huy, góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa, góp phần công cuộc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cũng như đóng góp cho việc xây dựng hương ước, quy ước của cả nước.

- Trân trọng cảm ơn đồng chí về cuộc trò chuyện này!

Giữ gìn bản sắc với giá trị cốt lõi

Nói về việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Minh Thái nhấn mạnh: Thứ nhất, Hà Nội là đô thị lớn, việc sửa đổi, bổ sung quy ước, hương ước tại đây cũng cần chú ý hướng người dân đến việc xây dựng văn minh đô thị theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Khi thực hiện đúng những quy định như vậy thì đương nhiên người Hà Nội sẽ đạt được những giá trị người đô thị của mình trên nền tảng văn hóa thanh lịch, văn minh vốn có trước đây.

Thứ hai là về kinh phí. Để thực hiện hiệu quả việc soạn thảo, bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước thì cũng cần phải có kinh phí. Một số địa phương đã có những hình thức hỗ trợ cho ban soạn thảo, tổ công tác và tại Hà Nội cũng có những quận, bày tỏ nguyện vọng này, vì thế, Sở Văn hóa và Thể thao cũng nên nghiên cứu và tổng hợp, đề xuất kinh phí lên thành phố.

Hương ước góp phần làm nên nét đẹp truyền thống tại các địa phương tại Hà Nội (Ảnh minh họa)
Hương ước góp phần làm nên nét đẹp truyền thống tại các địa phương tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

Ông Hoàng Minh Thái cũng lưu ý, trong hàng ngàn năm hình thành và phát triển của mình, Hà Nội vẫn mang nhiều dấn ấn làng xã. Quá trình đô thị hóa ngày nay cũng khiến Hà Nội vừa đa dạng, phong phú nhưng cũng giữ được nhiều nét độc đáo. Chẳng hạn, ngay trong lòng quận Bắc Từ Liêm vẫn có những làng như Cổ Nhuế, Đông Ngạc đầy dấu ấn làng mạc xưa. Trong khi đó, tại một số huyện thì gương mặt thôn quê cũng đã có nhiều đổi khác.

Sự đan xen như vậy càng đặt Hà Nội vào việc phải nêu cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của từng vùng riêng biệt trong quá trình sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước. Nghị định số 61/2023/NĐ-CP về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư cũng động viên, khuyến khích và định hướng điều này cho các địa phương trong đó có Hà Nội.

“Nơi nào cũng phải có bản sắc riêng của nơi ấy, tùy theo tục lệ, phong tục, tập quán, thói quen, dựa trên lịch sử, địa lý, thổ nhưỡng… của mỗi vùng chứ không thể coppy, nhân bản được”, ông Hoàng Minh Thái nhấn mạnh.

Có một số tỉnh, thành khác do sự nôn nóng, thiếu kinh nghiệm nên đã dựa trên “khung” mẫu, thêm chút “da thịt” vào mà không có sự nghiên cứu, thảo luận, dựa trên văn hóa truyền thống của địa phương cũng như sự xây dựng, góp ý của Nhân dân. Do đó tạo nên những bản hương ước, quy ước nhang nhác nhau. Hà Nội cần phải tránh được điều này.

Bên cạnh đó, phải tuyên truyền, phổ biến để người dân nhận thức, hiểu rõ việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước là vì lợi ích thiết thực cho người dân, để họ tham gia tích cực bằng nhu cầu tự thân của mình. Có như thế mới soạn thảo được những “cam kết mềm” mang sắc thái riêng biệt của từng thôn, từng vùng, nêu bật được những cái mình có mà nơi khác không có.

Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước phải tính đến đặc trưng của từng vùng (Ảnh minh họa)
Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước phải tính đến đặc trưng của từng vùng (Ảnh minh họa)

Chẳng hạn, riêng về mặt lễ hội, mỗi vùng sẽ tổ chức những lễ hội với ý nghĩa khác nhau, thờ thần linh khác nhau, mang tâm tư, nguyện vọng khác nhau. Hoặc cùng thờ cùng một vị thần nhưng mỗi vùng lại có những nghi lễ cúng tế, rước khác nhau. Ngay cả việc tổ chức lễ hội thì tại các xã, huyện ở ngoại thành cũng khác nội thành.

Nếu như trong phố thì lễ rước kiệu thần linh phải có sự kết hợp của rất nhiều cơ quan chức năng vì còn phải dẹp đường, ngăn xe… nhưng tại các thôn làng thì điều này thuận lợi hơn. Những điều này cũng cần phải được đưa vào hương ước, quy ước để người dân cùng thực hiện, cùng chấp hành nghiêm chỉnh.

Tất nhiên, đòi hỏi trăm phần trăm các bản hương ước, quy ước mới phải có được bản sắc riêng thì rất khó nhưng đây là điều mà các địa phương nên đặc biệt lưu ý. Có như vậy mới tạo nên được sự đa dạng, phong phú, kế thừa được truyền thống quý báu mà cha ông nhiều đời của các vùng truyền lại đồng thời phát huy được trong đời sống hiện đại.

Có như thế mới giúp hương ước, quy ước vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động của người dân Thủ đô, đưa họ vào những “khuôn phép mềm” để lệ làng đồng hành cùng phép nước trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng thanh lịch, văn minh, hiện đại.

Đọc thêm

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Giao thông

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

TTTĐ - Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 5/9, Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE HCMC lần thứ 18 năm 2024 chính thức khai mạc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và hàng trăm ưu đãi hấp dẫn cho người dân, du khách.
“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” Du lịch

“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”

TTTĐ - Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/9 đến 15/9 tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch

TTTĐ - Trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút hơn 565.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 350 tỉ đồng.
Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh Du lịch

Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh

TTTĐ - Xuyên suốt 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, chuỗi 87 TTTM Vincom trên cả nước đón gần 3,3 triệu lượt khách, tiếp tục trở thành điểm đến vui chơi, giải trí mua sắm, trải nghiệm văn hóa đặc sắc và hấp dẫn hàng đầu được hàng triệu gia đình Việt Nam yêu thích.
Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng sớm được triển khai.
Xem thêm