Tag

Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu

Nhịp điệu cuộc sống 30/07/2024 09:00
aa
TTTĐ - Xin mượn lời của cố PGS. TS Trương Sỹ Hùng, một người vô cùng tâm huyết, đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm, tạo nên bộ sách đồ sộ 2 tập “Hương ước Hà Nội” để lấy làm tên cho tuyến bài viết về những nét đẹp vô cùng truyền thống của làng xã Thăng Long xưa. Đặc biệt, trong dòng chảy của đời sống hiện đại, người Hà Nội biết sửa đổi, tiếp nối, phát huy những tác dụng, đặc trưng của hương ước, quy ước, thể hiện quyền dân chủ cơ sở, tiếp tục tạo nên những bản sắc, giá trị văn hóa người Thủ đô hôm nay.
"Lệ làng" đồng hành "phép nước" phát huy giá trị tốt đẹp Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Huyện Ứng Hòa hoàn thành xây dựng quy ước, hương ước văn hóa

Điều này càng tô đậm phẩm chất tích hợp văn hóa, "gạn đục khơi trong", trân trọng truyền thống và sự sáng tạo, vận dụng nền tảng quý báu của tiền nhân để lại nhằm làm tốt đẹp hơn cuộc sống của mình. Bằng cách đó, người Hà Nội đã chứng minh hương ước là một di sản vô cùng thiết thực và có ích với mỗi người.

Bài 1: Bản sắc làng của Thủ đô văn hiến

Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử ngàn năm hình thành, phát triển và tạo lập giá trị kinh đô của mình vẫn mang bóng dáng của những ngôi làng. Làng, tổng cũng góp phần làm nên hồn cốt kinh thành xưa. Giữa làng này, xã nọ khác nhau bởi địa giới hành chính, bởi tên gọi nhưng cũng còn phân biệt với nhau bởi phong tục, tập quán. Hương ước, chính vì thế đã làm nên bản sắc làng của đô thành văn hiến.

Di sản văn hóa dân gian...

Trong bộ sách đồ sộ “Hương ước Hà Nội”, PGS.TS Trương Sỹ Hùng viết: “Hương ước là một loại hình văn hóa dân gian được lập ra trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài của cộng đồng người Việt ở Việt Nam. Đối với các hương ước cổ, mỗi văn bản thực chất là sự chắt lọc những ý kiến đóng góp trí tuệ của các bô lão, các chức sắc trong tổ chức làng xã cổ truyền.

Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu
Bộ sách đồ sộ "Hương ước Hà Nội" do cố PGS, TS Trương Sỹ Hùng chủ biên

Đó là di sản văn hóa dân gian vô cùng quý báu, giữ vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn kỷ cương xã tắc, hướng thiện cho đông đảo các tầng lớp Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, ổn định tư tưởng làm ăn, phấn đấu xây dựng một nền kinh tế phồn thịnh”.

Ông cũng cho biết, thời Pháp thuộc, biết rõ khó có thể dùng bạo lực để phá vỡ cơ cấu tổ chức truyền thống làng Việt cổ truyền, thực dân Pháp phải tiếp tục để Nhân dân duy trì hương ước nhưng có những sửa chữa theo yêu cầu cai trị của chúng.

“Hương ước là quy ước của làng xã ngày xưa, là thể hiện của lệ làng. Lệ làng bổ sung cho phép nước. Phép nước là pháp luật của Nhà nước, do triều đình ban hành (ví như trong thời phong kiến, Việt Nam có bộ Luật Hồng Đức thời Lê, bộ Luật Gia Long thời Nguyễn). Vì do Vua ban hành cho nên người ta thường gọi là "phép vua".

Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu

Lệ làng do các thành viên trong làng xã quy ước với nhau. Lệ làng phải phù hợp với phép nước, là bổ sung cho phép nước trong một số hoàn cảnh cụ thể của từng làng xã. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, có nhiều khi "phép vua thua lệ làng," bởi vì "quan xa không bằng bản nha ở gần".

Chúng ta đều biết rằng, đến “phép vua” còn phải “thua lệ làng” từ ngàn đời nay, hương ước đã góp phần làm nên bản sắc, diện mạo, sự đoàn kết, bảo toàn kinh tế xã hội và sự an toàn của làng qua bao biến thiên thời gian thì những hạch sách ngang ngược của “Chính phủ bảo hộ” từ phương Tây đến làm sao có thể tác động được! Bởi vậy, PGS, TS Trương Sỹ Hùng bình luận: “Xem ra, hầu như bất cứ bản hương ước cải lương nào cũng chỉ có vài lời lấy lệ theo cách ứng xử văn hóa của người Việt, chứ nội dung cơ bản nào có “cải lương” theo ý “các quan nước mẹ”.

Bộ sách Hương ước Hà Nội viết rất chi tiết về hương ước Hà Nội xưa
Bộ sách Hương ước Hà Nội viết rất chi tiết về hương ước Hà Nội xưa

Nhà văn hóa học rộng, hiểu nhiều cũng chỉ ra: “Nặn ra hội đồng tộc biểu và đưa họ họ vào vào hàng hàng ngũ quan lại địa phương, thực dân Pháp hòng lôi kéo, giật dây họ theo ý đồ của mình, nhưng kết quả thực tế diễn ra lại trái ngược, tinh thần cơ bản của hương ước vẫn nêu cao tính tự hào dân tộc, giữ vững lề luật truyền thống dân chủ của làng xã, hướng dẫn mọi thành viên trong cộng đồng thực hiện nếp sống có văn hóa; lao động, học tập và giữ gìn kỷ cương phép nước được qui định cụ thể mà không đi quá xa so với các văn bản hoặc là lời giao ước cũ”.

Thực tế cho thấy, cùng với lũy tre bao quanh làng, cùng với cổng làng, cùng với sự cố kết các mối quan hệ họ mạc tình thân thì hương ước cũng góp phần bảo vệ làng và mang lại những lợi ích phù hợp với nhu cầu từng địa phương khác nhau.

Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu

Khoán ước xã Tu Hoàng lập bản năm 1785, trải qua 100 năm có sửa chữa, bổ sung 8 lần.

Bản khoán ước này chỉ rõ: “Ngày 10 tháng 8 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), hương lão xã Tu Hoàng cùng nhau hội họp lập điều lệ vì bản xã từ trước tới nay người dân phần nhiều có thói cấu kết bè đảng, tự biện bản chức dịch của thôn để lấy tiền tiêu riêng, không cho hương lão cùng biết. Đó là thói xấu của phong tục giáo hoá, bởi người già nên nghỉ ngơi.

Thiết nghĩ rằng: Nếu cứ theo tục cũ thì càng ngày càng lan ra, sợ tổn thương đến phong tục giáo hoá. Vì vậy, cùng nhau hội họp lập ra điều lệ rằng: Từ nay về sau hễ viên lý trưởng hoặc quan dịch nào, hoặc có chiếu bổ, hoặc mua việc gì thì lý trưởng có lời với hương lão, thượng bàn sai tích phu đánh mõ 1 hồi 6 tiếng, hương lão cùng đến ở đình tham gia xem xét phải trái, đúng là mua việc gì, cùng thỏa thuận ký tên điểm chỉ mới được. Số tiền tiêu việc gì hết thì xin dân xét để biết đủ, thiếu cho thoả lòng dân.

Nếu người nào theo dõi cũ tự tiện mua việc gì thì trình lên để phạt không tha thứ. Hoặc viên hương lão nào quen thói cùng với lý trưởng ba bốn người dựa vào hương lão tự tiện bán việc gì thì phạt 1 quan 2 mạch tiền nay lệ”.

Phép vua còn thua lệ làng

Đề cập đến những khoản chi tiêu cần thiết trong phạm vi một tập thể cộng đồng làng xã, để đảm bảo tính dân chủ, gây dựng và giữ vững uy tín lâu dài của cộng đồng làng xã, hương lệ xã Thượng Cát (1854) ghi lại: “Làng có lệ cũng như nước có luật. Nước có luật là để giữ yên nước, làng có lệ để chỉnh đốn phong tục, nên không thể thiếu được.

Từ khi có làng ta đến nay, các viên quan, hôn, tang, tế kính biếu chúc mừng hay có sự lạm vượt, tuy đã từng được sửa đổi nhưng giảm được cái này thì lại tăng cái kia, vẫn theo như cũ, trong đó chứa cả những cái tệ hại.

Nay các kỳ mục trong làng cùng nhau sửa sang các điều thường gặp. Tư đây trở đi chiếu theo khoán lệ, ai dám vi phạm sẽ bị phạt nặng”.

Đình làng Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội)
Đình làng Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội)

Với mục đích chí hướng luôn chú trọng vào việc mở mang dân trí, đó là việc cổ vũ động viên những thành viên trong cộng đồng có công ra sức học hành, thi cử đỗ đạt cao, Văn hội ước lễ phường Hồng Mai - Đông Tác viết khoảng cuối thời Minh Mạng có đoạn: “Tiền lưu trữ ở viên chính câu đương, dùng vào việc chung, còn như bản hội mừng trúng tiến sĩ: Mừng một trướng văn (thay tiền 5 quan, giao cho người mới trúng tự biện các khoản nhưng phải đề chữ: “Văn hội huyện Thọ Xương đồng hạ”).

Trúng phó bảng mừng một trướng thơ, thêm một câu đối (có thể thay bằng 3 quan tiền giao cho như trên)”…

Đình làng La Cả (Hà Đông, Hà Nội)
Đình làng La Cả (Hà Đông, Hà Nội)

Khoản lệ phường Xã Đàn tổng Vĩnh An huyện Hoàn Long (nay thuộc quận Đống Đa) lập năm Thành Thái thứ 12 khẳng định:

“Triều đình bổ dụng quan tước, làng xóm coi chuộng tuổi tác, trước bổ dụng theo thi cử, tiếp sau bổ dụng theo chức sắc. Văn thì từ tú tài trở lên, võ thì từ ngũ phẩm trở lên. Nếu người vào dâng lễ chính chưa có hàm văn võ thì lấy theo tuổi tác. Nếu đang mắc đi xa thì người sau sẽ tiếp nối.

Người đậu tiến sĩ được tặng bức trướng mừng, trong đó có lụa thâu đỏ 2 vuông, hai bên dùng lụa màu vàng thêu nổi câu đối, cùng cau, rượu. Đến ngày mừng vinh quy, mọi người trên dưới chỉnh tề đầy đủ theo nghi lễ tế thần cúi mình vái lạy, đón ân trên. Rồi tuân mệnh đến đình yết thần. Việc xong lại rước về từ đường họ mình. Mừng người trúng phó bảng dùng lụa đỏ 2 vuông, thêu thơ văn, cùng cau rượu”…

Lễ hội làng La (Hà Đông, Hà Nội)
Lễ hội làng La (Hà Đông, Hà Nội)

“Mặc dù câu thành ngữ “Hương đẳng trọng xỉ” đã thấm nhuần sâu sắc trong nhận thức người Việt mà lại là người Việt ở chốn kinh thành, nhưng sau lời “phi lộ” của đoạn văn: “Triều đình bổ dụng quan tước, làng xóm coi chuộng tuổi tác, trước bổ dụng theo thi cử, tiếp sau bổ dụng theo chức sắc. Văn thì từ tú tài trở lên, võ thì từ ngũ phẩm trở lên”, khoán lệ phường Xã Đàn vẫn xếp việc giáo dục thi cử vào khoản chú trọng trước cả khoản quan chức, rồi mới đến khoản “trọng xỉ”.

Người dân tái hiện màn đả hổ của thành hoàng làng La
Người dân tái hiện màn đả hổ của thành hoàng làng La

Đó là nhận thức văn hóa gần như quán xuyến trong các bản khoán ước, sự lệ, tục lệ, hương ước... của người Hà Nội xưa. Và ngay ở mục quy ước về việc đối đãi với người thi đỗ - dường như là lần đầu tuyên dương công trạng của một thành viên trong cộng đồng mới được ghi danh bảng vàng trong sự nghiệp phục vụ Nhân dân của họ - rồi họ sẽ đảm đương gánh vác những trọng trách khác nhau trong công cuộc bảo vệ, dựng xây đất nước.

Hương ước Hà Nội - một di sản văn hóa cần bảo lưu

Đơn vị hành chính nhỏ nhất ở cấp làng, xã, phường, trại... tôn vinh họ theo lệnh vua phép nước xuất phát từ niềm tự hào chính đáng, vì sau khi thi đỗ dù ở cương vị quan chức nào, họ vẫn là những người con yêu quí của quê hương”, PGS, TS Trương Sỹ Hùng nhấn mạnh.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều địa phương của Hà Nội xưa đều có những hương ước, quy ước riêng và hiện còn được lưu giữ. Ví như hương ước làng Định Công Thượng, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) lập năm 1923 có đầy đủ các điều mục về chính trị - xã hội như: Tổ chức hội đồng giáp biểu, cách bầu cử, sưu thuế, sự kiện cáo, sự canh phòng trong làng, canh ngoài đồng, việc cấp cứu, vệ sinh… và các điều mục về phong tục quy định về điền thổ, hôn lễ, tang lễ, tế tự, khao vọng, vị thứ…

Hay như hương lệ xã La Nội, Ỷ La (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông) thì kê ra các điều ước về việc phụng thờ thần cầu phúc, quý tước tôn hiền, vụ nông trọng cốc tục cấm đánh bạc, phòng trộm cướp, giữ gìn an ninh… Hương ước làng Tiên Tiến thuộc tổng Phương Hanh, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gồm 127 điều, trong đó có một số điều quy định rất cụ thể.

Hương ước làng Xa Mạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Phúc Yên (nay thuộc xã Xa Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội) quy định về trách nhiệm với sự an toàn của cộng đồng, làng xóm, có điều ghi rõ: “Gặp lúc cần cấp như là cướp bóc hay đê sản, trừ những người 60 tuổi trở lên và những người yếu đuối, còn người làng nghe hiệu, đều phải lập tức đến cứu, nếu ai trễ biếng không đến cứu, Hương hội xét thực, phạt từ 2 đến 5 hào”…

Ngoài ra một số làng của Hà Nội xưa như: Làng Bát Tràng (Gia Lâm), làng Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) hay những người dân làm nghệ chạm bạc, đúc bạc thuộc phố Hàng Bạc đều có hương ước, quy ước riêng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 5/9, Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE HCMC lần thứ 18 năm 2024 chính thức khai mạc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và hàng trăm ưu đãi hấp dẫn cho người dân, du khách.
“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” Du lịch

“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”

TTTĐ - Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/9 đến 15/9 tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch

TTTĐ - Trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút hơn 565.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 350 tỉ đồng.
Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh Du lịch

Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh

TTTĐ - Xuyên suốt 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, chuỗi 87 TTTM Vincom trên cả nước đón gần 3,3 triệu lượt khách, tiếp tục trở thành điểm đến vui chơi, giải trí mua sắm, trải nghiệm văn hóa đặc sắc và hấp dẫn hàng đầu được hàng triệu gia đình Việt Nam yêu thích.
Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng sớm được triển khai.
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm