Bài 2: Ngọc càng mài càng sáng
Những “viên ngọc sáng” của trường Báo Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Huyện Ứng Hòa hoàn thành xây dựng quy ước, hương ước văn hóa |
Xây dựng các giá trị văn hóa mới
Từ năm 1990, sau một quãng thời gian bị “đứt gãy” văn hóa, nhiều làng xã đã soạn lại hương ước. Cùng lúc đó, ngành Văn hóa cũng đưa ra hương ước mẫu, để các làng lấy đó làm căn cứ. Dù vậy, trong một chừng mực, hương ước mẫu cũng tồn tại một số hạn chế, không phù hợp với tình hình xã hội hiện đại. Tại một số địa phương, hương ước của làng cũng sao chép y nguyên hương ước mẫu. Điều này dẫn đến hương ước các làng na ná nhau, thiếu đi đặc trưng riêng của từng làng, không thích ứng với nhu cầu của người dân tại địa phương.
Hương ước góp phần giữ gìn, phát huy những nét đẹp trong ễ hội truyền thống ở Hà Nội |
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hương ước là rất cần thiết nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng được yêu cầu kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp mà hương ước cũ đã tạo lập được và khắc họa rõ nét được bản sắc văn hóa của địa phương, nói lên tâm hồn, đặc trưng của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, hương ước, quy ước cũng góp phần phát huy tinh thần dân chủ tại cơ sở, để người dân tích cực tham gia vào việc đóng góp, xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.
Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư đã chỉ ra mục đích thiết thực của việc thực hiện điều này tại cơ sở. Đó là: Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật; Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
Nghị định cũng quy định việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước phải bảo đảm nguyên tắc: Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước phải xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.
Đồng chí Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: “Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trong thời gian qua đã đem lại những kết quả thiết thực đối với công tác quản lý xã hội tại cộng đồng dân cư, góp phần đưa pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hương ước, quy ước cũng có vai trò giữ gìn, phát huy truyền thống tập quán tốt đẹp ở cơ sở; bài trừ các hủ tục lạc hậu; hình thành giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc của địa phương; phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh, phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. |
Đồng thời, hương ước, quy ước phải tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư; phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư...
Phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một trong những nhiệm vụ mà Chương trình số 06-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” đặt ra với các cấp và Nhân dân Hà Nội.
Với Thủ đô Hà Nội, không chỉ tại các huyện ngoại thành mà các quận nội thành cũng rất coi trọng hương ước. Dù là kinh đô nhiều đời nhưng dấu ấn làng, tổng vẫn thể hiện rõ trong đời sống người Thủ đô, làm nên một phần hồn cốt kinh thành văn minh, văn hiến. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung và phát huy giá trị của hương ước luôn được người Hà Nội chú trọng.
Điều này không những đưa giá trị truyền thống gần hơn với đời sống hiện đại mà còn đúng với phong cách của người Thủ đô, luôn trân trọng, tiếp nối công lao của tiền nhân, lấy đó làm nền tảng vững chắc để bồi đắp và làm nên bản sắc riêng biệt của mình.
Triển khai nhiệm vụ này, nhiều quận, huyện trên địa bàn của thành phố việc kế thừa, phát huy giá trị hương ước, quy ước được chính quyền địa phương hết sức coi trọng và Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Điều này thể hiện ở việc thường xuyên cập nhật nội dung các quy tắc ứng xử vào hương ước, quy ước của làng và tổ dân phố; đan cài, lồng ghép các giá trị của hương ước gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn, trật tự văn minh đô thị; tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; xây dựng nếp sống văn hóa…
Sự vào cuộc hăng hái, tràn đầy quyết tâm
Nhận thấy rõ tác dụng của hương ước, quy ước với đời sống hiện đại, tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn tại Hà Nội đã hào hứng vào cuộc với rất nhiều quyết tâm để xây dựng, sửa đổi hương ước, quy ước cho phù hợp với tình hình địa phương mình. Điều này cũng góp phần tạo nên diện mạo, giá trị của người Hà Nội trong thế kỉ 21.
Vẻ đẹp Chương Mỹ |
Tại huyện Chương Mỹ, các xã, thị trấn đã lồng ghép nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện hương ước, quy ước trong nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và gia đình cấp xã. UBND huyện tổ chức 1 hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Nghị định số 61/2023/NĐ-CP đến tất cả các đồng chí lãnh đạo các phòng ban chuyên môn liên quan, lãnh đạo, công chức văn hoá xã hội 32 xã, thị trấn và 207 đồng chí là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; 1 hội nghị kiểm điểm tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước, hương ước trên địa bàn huyện.
Hương ước đồng hành với người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại Chương Mỹ |
Được sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt và sự ủng hộ của cán bộ, Nhân dân các thôn, tổ dân phố (nhất là đội ngũ cán bộ hưu trí, các cụ cao tuổi) đến nay toàn huyện đã có 207/207 thôn, tổ dân phố thực hiện rà soát sửa đổi, bổ sung quy ước, hương ước theo quy định tại Nghị định số 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ và đã được UBND các xã, thị trấn quyết định công nhận. Sau khi được công nhận, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hương ước, quy ước mới để Nhân dân ủng hộ, tự giác thực hiện.
Nhân dân thôn Trê xã Tuy Lai hăng hái tham gia các hoạt động tập thể |
Tiếp nối những giá trị từ nội dung quy ước cũ, ngay sau khi được hướng dẫn và triển khai kế hoạch sửa đổi, bổ sung xây dựng và thực hiện quy ước làng, thôn Trê (Tuy Lai, Mỹ Đức, Hà Nội) đã thống nhất thành lập Ban soạn thảo điều chỉnh, bổ sung quy ước.
Tinh thần đoàn kết của dân làng |
Nòng cốt của Ban soạn thảo là các đồng chí phụ trách công tác đảng, chính quyền, đoàn thể và một số cụ cao niên có am hiểu về truyền thống của làng và có uy tín trong cộng đồng dân cư, có kinh nghiệm và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của từng làng để xin ý kiến góp ý.
Sản phẩm thủ công truyền thống của thôn Trê |
Sau khi Ban soạn thảo chỉnh sửa bổ sung dự thảo quy ước, thôn tiếp tục tổ chức Hội nghị toàn dân lấy ý kiến nhân dân đóng góp ý kiến và thông qua bản quy ước trước khi trình cấp trên phê duyệt. Sau khi chỉnh sửa, bổ sung và được các cấp chấp thuận, quy ước thôn Trê gồm có 4 chương với 23 điều được tuyên truyền thường xuyên vào các buổi sinh hoạt đoàn thể, các hội nghị toàn dân, trên hệ thống đài truyền thanh thôn, xóm, và lưu giữ tại tủ sách nhà văn hóa để Nhân dân thuận lợi tìm đọc.
Người thôn Trê luôn chú ý gìn giữ những giá trị truyền thống |
Nội dung quy ước lồng ghép việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới cùng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quy tắc ứng xử nơi công cộng…
Người dân thôn Trê chung tay bảo vệ môi trường |
Quy ước thống nhất chung về bố cục và những nội dung theo quy chuẩn pháp luật nhưng những giá trị cốt lõi của văn hóa, bản sắc vẫn luôn được người dân các làng chú trọng giữ gìn.
Ông Bùi Văn An - Trưởng thôn Mạch Tràng (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn, trong những năm qua, Đảng ủy xã Cổ Loa, Chi ủy thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa đã xác định rõ việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để góp phần bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa của dân tộc trong cộng đồng dân cư.
Nét cổ kính trong ngôi làng Mạch Tràng (Cổ Loa) |
Đồng thời, hoạt động này cũng huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
Miền quê đậm nét văn hóa |
Trong xây dựng hương ước, quy ước, cấp ủy chi bộ, ban lãnh đạo thôn luôn bám sát chỉ đạo, định hướng của đảng và nhà nước, mới nhất đó là Chỉ thị số 30 của Thành ủy Hà Nội ngày 19/2/2024 về việc “Tăng cường tăng cường lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Lễ hội truyền thống thôn Mạch Tràng |
Theo đó, chi ủy thôn, ban lãnh đạo thôn phân công rõ trách nhiệm cụ thể trong việc soạn thảo các bản hương ước, quy ước nhằm xác định rõ chủ thể thực hiện, khắc phục việc đùn đẩy trách nhiệm trong việc xây dựng hương ước, quy ước.
Nghề làm bún truyền thống tại Mạch Tràng |
Ông Bùi Văn An nhấn mạnh: "Các nội dung của hương ước, quy ước được xây dựng dựa trên những hiện thực đang diễn ra tại địa phương, dựa trên những nhu cầu thiết thực của cộng đồng dân cư hướng tới xây dựng nếp sống văn minh, gần gũi với người dân".
Người dân Mạch Tràng sôi nổi với các hoạt động nâng cao thể chất, tinh thần |
Ngoài những quy định chung, hương ước, quy ước của thôn Mạch Tràng coi trọng việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ công trình công cộng, xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, quy tắc ứng xử trong gia đình và nơi công cộng, đoàn kết Nhân dân. Nội dung trong hương ước, quy ước quy định rõ những việc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
“Hương ước trước đây thường quy định những điều hết sức cụ thể tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay mà chúng ta có cách vận dụng, điều chỉnh bổ sung sao cho phù hợp với thực tế của cuộc sống, của mỗi địa phương. Người xây dựng, soạn thảo nội dung quy ước, hương ước cần có cả trình độ trách nhiệm và sự tâm huyết”, PGS. TS Bùi Xuân Đính - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội nhấn mạnh. |
(còn nữa)