Tag
Hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết 57

Bài 5: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số…

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 25/03/2025 08:07
aa
TTTĐ - Ủy viên dự khuyết Trung ương Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, Trung ương Đoàn xác định tập trung trang bị cho thanh thiếu nhi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ khoa học công nghệ, chuyển đổi số như: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT…
Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất, kinh doanh phát triển Hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết 57 Bài 2: Chuyển đổi số hoạt động của Đoàn Bài 3: Nhà khoa học - những người tiên phong, mở đường Bài 4: Biến ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm khởi nghiệp

Trang bị kiến thức, tập huấn kỹ năng

Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy để thực hiện Nghị quyết 57 -NQ/TW, đầu tiên phải nâng cao năng lực và đam mê nghiên cứu, đây là chìa khóa quan trọng nhất đối với các bạn trẻ. Trung ương Đoàn xác định tập trung trang bị cho thanh thiếu nhi những kiến thức, kỹ năng cần thiết như: Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT; phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu xây dựng cơ chế chia sẻ cơ sở vật chất, dữ liệu, giúp các bạn học sinh, sinh viên, nhà khoa học trẻ bạn tiếp cận với các nguồn tài liệu, công cụ nghiên cứu hiện đại.

Trung ương Đoàn cũng khuyến khích tinh thần thử nghiệm, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, tạo điều kiện để các bạn trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.

Bí thư
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ với đoàn viên, thanh niên tại diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn"

Đối với thanh niên ở các vùng khó khăn như nông thôn, miền núi, hải đảo khó khăn tiếp cận công nghệ hơn, thời gian tới Trung ương Đoàn chỉ đạo các Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.

Trung ương Đoàn đã, đang và tiếp tục xây dựng các hệ thống học liệu được số hóa miễn phí và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI của Đoàn). Đây là cách để thanh niên ở hải đảo hay miền núi cũng có thể tiếp cận tri thức công nghệ ngang bằng với thành phố; từ đó, tiếp tục khơi dậy tinh thần tiên phong của thanh niên, khuyến khích các bạn không chỉ là người sử dụng mà còn là người sáng tạo công nghệ.

Trung ương Đoàn trang bị cơ sở hạ tầng số, phối hợp với các đơn vị để lắp đặt điểm truy cập Wifi miễn phí, cung cấp thiết bị đầu cuối ở các khu vực còn nhiều hạn chế về điều kiện tiếp cận công nghệ, góp phần giảm thiểu sự chênh lệch vùng miền trong chuyển đổi số.

Toàn cảnh diễn đàn
Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn"

Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong lao động, sản xuất, giúp thanh niên không chỉ làm chủ công nghệ mà còn biết cách ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, phát triển kinh tế số.

Khơi dậy đam mê khám phá khoa học

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang cho biết, đối với các bạn học sinh, độ tuổi từ 6 - 15 tuổi là “độ tuổi vàng” để trẻ tiếp cận, trải nghiệm khoa học, hình thành niềm yêu thích, đam mê với khoa học.

Nhận thức được vai trò quan trọng của thời điểm vàng này, Hội đồng Đội Trung ương đã nỗ lực thiết kế nhiều sân chơi bổ ích cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng như: Chương trình “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” tại các liên đội tiểu học, trung học cơ sở; cuộc thi “Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí”; giải đấu Vô địch Quốc gia STEM… Những sân chơi này giúp các em có cơ hội gặp gỡ, tìm tòi, sáng tạo, biến ước mơ thành hiện thực, hình thành tư duy khoa học và khả năng giải quyết vấn đề.

Bài 5: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số…
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang

“Tuy nhiên, nếu các hoạt động STEM chỉ được tổ chức ở vùng đồng bằng, thành phố thì sẽ khó tiếp cận được học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, chúng tôi đã vận động sự đồng hành của các nhà tài trợ để tổ chức nhiều sân chơi trực tiếp tại các địa phương khó khăn. Điển hình như, chúng tôi đã đưa các hoạt động trải nghiệm STEM về Điện Biên, tổ chức mô hình sa bàn thực tế, từ đó tạo cơ hội cho học sinh vùng cao tiếp cận khoa học…

Tôi mong đoàn viên thanh niên, các nhà khoa học, kỹ sư trẻ tiếp tục đồng hành với Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương để thiết kế thêm nhiều chương trình ý nghĩa hơn nữa, góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học trong thế hệ trẻ. Chúng ta cùng nhau thực hiện thành công Nghị quyết 57, xây dựng một thế hệ tương lai sáng tạo, bản lĩnh và góp phần phát triển đất nước”, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang chia sẻ.

Phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh

Từ Nghị quyết 57, TS. Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra một số chỉ tiêu quan trọng như: Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40 - 50 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế tăng trung bình 10%/năm; số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm, tỉ lệ khai thác thương mại đạt 8 - 10%...

TS. Khúc Thế Anh
TS. Khúc Thế Anh

“Để đạt được các chỉ tiêu này, việc xây dựng mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh trong giảng viên trẻ và sinh viên là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tận dụng sức sáng tạo, nhiệt huyết và tiềm năng của lực lượng này”, TS. Khúc Thế Anh nói.

Theo TS. Khúc Thế Anh, ở Việt Nam, khái niệm “nhóm nghiên cứu mạnh” là các nhóm được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) hoặc các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Những nhóm này thường tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, vật lý, hóa học, y học, hoặc công nghệ sinh học, và có khả năng hợp tác quốc tế.

TS. Khúc Thế Anh cho rằng, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ. Đầu tiên, đó là xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho nhóm nghiên cứu trẻ. Trung ương Đoàn có thể đóng vai trò tiên phong trong việc thành lập quỹ nghiên cứu mạo hiểm, tập trung đầu tư cho các ý tưởng táo bạo của nhà khoa học trẻ, tương tự mô hình hỗ trợ startup công nghệ. Ngoài ra, cần có cơ chế liên kết giữa các trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ để mở rộng nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân, quỹ đầu tư và các tổ chức quốc tế.

Bạn trẻ trai nghiệm khoa học công nghệ
Bạn trẻ trai nghiệm khoa học công nghệ

Các nhóm nghiên cứu mạnh không nên giới hạn trong một trường đại học hay một chuyên ngành nhất định. Việc thành lập các nhóm nghiên cứu liên ngành, liên trường sẽ giúp tận dụng thế mạnh từ nhiều lĩnh vực, tạo nên sự đột phá trong khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, hiện nay, nhiều sinh viên có đam mê nghiên cứu nhưng chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Vì vậy, Trung ương Đoàn có thể tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết bài báo khoa học, sử dụng công cụ nghiên cứu hiện đại như AI trong xử lý dữ liệu, mô phỏng sinh học, hoặc phần mềm phân tích thống kê. Các khóa đào tạo này có thể được tổ chức trực tuyến để tăng tính tiếp cận, đồng thời kết hợp với thực hành tại phòng thí nghiệm để nâng cao khả năng ứng dụng.

Góp phần hình thành những “Công dân số”

Theo anh Lê Phúc Thành - chủ kênh Phúc Thành 22, KOL của S-channel Network, để góp phần thực hiện Nghị quyết 57, tổ chức Đoàn có vai trò quan trọng định hướng và hỗ trợ thanh niên trở thành "công dân số" thực thụ.

Để làm được điều này, trước tiên Đoàn cần là “người bạn đồng hành” với người trẻ, bằng cách tiếp cận uyển chuyển, đa dạng và có thêm nhiều hoạt động tương tác, thấu hiểu giới trẻ.

Bài 5: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số…
Anh Lê Phúc Thành

Đoàn là “người dẫn đường” trên không gian mạng, trang bị kiến thức, kỹ năng, hệ thống tư vấn tin cậy cho giới trẻ. Là "người truyền cảm hứng", cán bộ đoàn nêu gương, trở thành tấm gương, “hình mẫu” trong thế hệ trẻ. Cuối cùng, Đoàn cần là “những chiến binh số” và giúp các bạn trẻ trở thành “những chiến binh số”.

“Gọi là chiến binh số vì việc tham gia mạng xã hội không chỉ để mỗi người chia sẻ màu sắc, cá tính cá nhân mà đây là cuộc chiến trong việc đấu tranh phòng chống với những thông tin xấu và lan tỏa những nội dung tích cực, tốt đẹp”, anh Thành nói.

Theo anh Thành, để cuộc chiến này dễ dàng hơn thì tổ chức Đoàn và mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên cần chung tay tăng độ phủ nội dung tích cực, lan tỏa các thông điệp tốt đẹp. Đoàn nên xây dựng một mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội trên không gian mạng, những bạn trẻ có khả năng tạo ra những nội dung chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ; tăng cường kết nối với những cộng đồng làm truyền thông số, tận dụng những nguồn lực sẵn có để lan tỏa thông điệp tích cực. Có rất nhiều bạn trẻ có tài năng, có nhiệt huyết, sẵn sàng đồng hành cùng Đoàn.

"Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một cộng đồng "công dân số" văn minh, có trách nhiệm. Tôi tin rằng, với sự chung tay của tất cả chúng ta sẽ tạo ra một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và tích cực hơn cho các bạn trẻ Việt Nam!", anh Thành nói.

Đọc thêm

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực Bản tin công tác Đội

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Nguyễn Thanh Mai là Chi đội trưởng Chi đội lớp 8A4, Liên đội THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cô bé vinh dự, tự hào khi được đại diện cho 390 đại biểu thiếu nhi ưu tú của Thủ đô bày tỏ quyết tâm thư tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Đỗ Trà My, học sinh lớp 7A18 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Cô học trò nhỏ này vừa được Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3. Trà My cũng được tuyên dương là Gương sáng thiếu nhi Thủ đô năm 2025.
Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh Nhịp sống trẻ

Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh

TTTĐ - Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu 250 ý tưởng, sáng kiến được hiện thực hóa.
Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình Bản tin công tác Đội

Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - “Dẫu cho hành trình phía trước còn dài, nhiều thử thách và đổi thay nhưng các em hãy tiếp tục phát huy tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", để viết tiếp những trang sử đẹp, góp phần xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và đất nước Việt Nam hùng cường!”.
Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Gia đình anh Triệu Tiến Quý và chị Lý Thị Hằng từ lâu đã phải sống trong cảnh cơ cực, công việc không ổn định khiến thu nhập của họ bấp bênh, không đủ lo cho cuộc sống hàng ngày. Ngôi nhà cũ dựng tạm bợ bằng tre nứa, phủ bạt bên ngoài, không đủ che chắn trước những cơn mưa gió hay cái nắng gay gắt của mùa hè…
Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung ương Đoàn, trong tuần 3 của Tháng Thanh niên 2025, các cấp bộ Đoàn đã triển khai thực hiện 4.950 công trình thanh niên các cấp (104 công trình thanh niên cấp tỉnh, 568 công trình thanh niên cấp huyện và 4.278 công trình thanh niên cấp cơ sở), tổng trị giá hơn 95,2 tỉ đồng.
Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Oanh là “cô gái vàng” của điền kinh Việt Nam khi chinh phục hàng loạt huy chương ở SEA Games và các giải quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau những thành tích xuất sắc đó, không ít lần Oanh phải đối diện với chấn thương, thậm chí cô từng suy sụp khi phải dừng thi đấu, chống chọi với bệnh tật…
Những Bí thư Chi đoàn nhiệt huyết Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những Bí thư Chi đoàn nhiệt huyết

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của phong trào Đoàn, những Bí thư Chi đoàn đã và đang viết tiếp câu chuyện về sự nhiệt huyết, trách nhiệm, sáng tạo của tuổi trẻ Thủ đô. Họ là những thủ lĩnh bản lĩnh, tiên phong trong các hoạt động phong trào, từ tình nguyện vì cộng đồng đến khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số… Chính sự nỗ lực không ngừng ấy đã góp phần lan tỏa tinh thần xung kích, đưa phong trào Đoàn ngày càng phát triển, thiết thực hơn.
Để tồn tại, phát triển trong nghề, nhà báo trẻ phải thực sự giỏi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để tồn tại, phát triển trong nghề, nhà báo trẻ phải thực sự giỏi

TTTĐ - Với vai trò là Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô trong một thời gian dài, nhà báo, giảng viên, TS Nguyễn Quang Hòa đã trải qua nhiều thách thức và có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của tờ báo. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập báo Tuổi trẻ Thủ đô, 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về những kinh nghiệm và sự thay đổi của báo chí trong kỷ nguyên số hiện nay.
Xem thêm