Tag

Bảo đảm lành mạnh thị trường hàng hóa dịp cuối năm

Thị trường - Tài chính 02/11/2023 14:11
aa
TTTĐ - Theo dự báo, thời điểm từ nay đến cuối năm, đặc biệt là giáp Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất là hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp. Vì vậy, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai các giải pháp bảo đảm lành mạnh thị trường hàng hóa.
Tín hiệu tích cực từ tổng mức bán lẻ hàng hóaKhai mạc Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa và Hội chợ Công thương vùng Đông Nam Bộ - Bình Dương năm 2023.Giúp nông dân huyện Thường Tín nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôiNơi kết nối cung ứng hàng hóa hai chiều giữa Hà Nội và Yên BáiXử lý gần 66.000 trường hợp sau 2 tháng kiểm soát xe khách, container

Phát hiện nhiều vụ vi phạm

Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính…

Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cho thấy, trong tháng 10, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo đã thanh tra, kiểm tra hơn 3.200 vụ; xử lý hơn 3.000 vụ vi phạm. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 295 vụ, gian lận thương mại hơn 2.600 vụ và hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 97 vụ; xử lý vi phạm hành chính hơn 178 tỷ đồng; khởi tố 17 vụ, với 21 đối tượng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 450 tỷ đồng.

Tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, gia cầm đặc biệt là lợn và các sản phẩm từ lợn qua biên giới vào Việt Nam cũng diễn biến hết sức phức tạp.

Theo thống kê, trong tháng 10 vừa qua, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra 477 vụ, xử lý 424 vụ, phạt hành chính 6 tỷ 253 triệu đồng; trị giá hàng vi phạm 4 tỷ 7 triệu đồng.

Bảo đảm lành mạnh thị trường hàng hóa dịp cuối năm
Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội

Trong số đó có nhiều vụ việc vi phạm lớn, điển hình đã được Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội kịp thời phát hiện và tiến hành kiểm tra, thu giữ. Cụ thể như ngày 9/10, Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an thành phố Hà Nội phát hiện 1.390 sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không bảo đảm an toàn sử dụng.

Tiếp đó, ngày 12/10, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phát hiện một cơ sở kinh doanh tập kết gần 1.500 ống phóng pháo hoa là pháo hoa giả mạo của Công ty TNHH một thành viên hóa chất 21 - Bộ Quốc phòng. Đây là vụ việc đầu tiên phát hiện hàng hóa giả mạo là pháo hoa với số lượng lớn, mặt hàng được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật để bảo đảm công tác phòng chống cháy nổ, an toàn đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Lực lượng Công an thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đối tượng để xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm tàng trữ, sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử và các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trong tháng, Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra 234 vụ, xử lý 213 vụ, phạt hành chính 2 tỷ 64 triệu đồng. Truy thu thuế, thu hồi huế 6 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm 16 tỷ 458 triệu đồng; khởi tố 15 vụ đối với 19 đối tượng.

Cần đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu

Nhằm chặn đứng tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Cục Hải quan thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan; kiểm soát chặt chẽ các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao, trị giá hàng hóa lớn, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Trong đó, Cục Hải quan thành phố cũng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống ma túy; kiểm tra, kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển, đầu tư, gia công, sản xuất, xuất khẩu; hoạt động xuất nhập cảnh nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Chỉ trong tháng 10 vừa qua, Cục Hải quan thành phố Hà Nội cũng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 94 vụ, phạt hành chính 36 tỷ 700 triệu đồng. Truy thu thuế 3 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 10,6 tỷ đồng. Khởi tố 2 vụ đối với 2 đối tượng.

Bảo đảm lành mạnh thị trường hàng hóa dịp cuối năm
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hoá

Theo nhận định, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ ngày càng "nóng" lên vì thời điểm Tết Nguyên đán cận kề. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất là hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp. Chính vì thế, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nắm tình hình, xác định tuyến, địa bàn, mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm; làm tốt công tác nghiệp vụ; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, nhất là hoạt động thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, cần đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bảo kê, bao che cho đối tượng có hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cũng tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Nhất là hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả trong thị trường nội địa, hoạt động thương mại điện tử…

Cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng gặp phải hàng giả thường xuyên và trong thời gian dài thành quen và không có ý thức muốn đấu tranh loại bỏ, chấp nhận dùng hàng giả thay cho hàng thật. Ý thức thói quen tiêu dùng của mọi người là điều đặc biệt quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống hàng giả vì có cầu thì mới có cung.

Đọc thêm

9 tháng năm 2024 nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã cán đích Thị trường - Tài chính

9 tháng năm 2024 nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã cán đích

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Đề nghị đánh giá kỹ tác động việc hoãn xuất cảnh vì nợ thuế Thị trường - Tài chính

Đề nghị đánh giá kỹ tác động việc hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

TTTĐ - Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về tác động của việc tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế để cân nhắc phương án phù hợp, bảo đảm hiệu quả cưỡng chế và tránh các phản ứng trái chiều không cần thiết...
Dự án 1 luật sửa 7 luật, gỡ “nút thắt” phát triển kinh tế Thị trường - Tài chính

Dự án 1 luật sửa 7 luật, gỡ “nút thắt” phát triển kinh tế

TTTĐ - Chính phủ chính thức trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Chuyên gia thuế đề xuất sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT Thị trường - Tài chính

Chuyên gia thuế đề xuất sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT

TTTĐ - Ông Nguyễn Văn Phụng - chuyên gia cao cấp về thuế, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn khẳng định, cần phải sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT được nêu trong Tờ trình của Bộ Tài chính gửi đến Chính phủ.
Thiếu vốn đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy “chết yểu” Thị trường - Tài chính

Thiếu vốn đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy “chết yểu”

TTTĐ - Nguồn vốn là trái tim, dòng tiền là dòng máu nuôi sống doanh nghiệp, thế nhưng doanh nghiệp đặc biệt là khối nhỏ và vừa lại gặp rất nhiều khó khăn, cản trở trong việc tiếp cận vốn.
Nền kinh tế đang phụ thuộc khá lớn vào thế giới bên ngoài Thị trường - Tài chính

Nền kinh tế đang phụ thuộc khá lớn vào thế giới bên ngoài

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, nền kinh tế nước ta đang phụ thuộc khá lớn vào thế giới bên ngoài, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI.
Kinh doanh khởi sắc, Chứng khoán Kafi vẫn nhận án phạt Thị trường - Tài chính

Kinh doanh khởi sắc, Chứng khoán Kafi vẫn nhận án phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần Chứng khoán Kafi bị xử phạt 137,5 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
"Hiệu ứng FedEx” góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Doanh nghiệp

"Hiệu ứng FedEx” góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

TTTĐ - Tập đoàn FedEx (NYSE: FDX) vừa công bố báo cáo thường niên về tác động kinh tế, phân tích dựa trên quy mô mạng lưới toàn cầu của FedEx, đồng thời nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương trong năm tài chính 2024 (FY 2024).
Cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối hiện đại Thị trường - Tài chính

Cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối hiện đại

TTTĐ - Phiên chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024 không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm mà còn là cầu nối giúp các doanh nghiệp nông sản tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các kênh thương mại điện tử.
Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18% Thị trường - Tài chính

Tiền Giang: GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,18%

TTTĐ - Kinh tế của tỉnh Tiền Giang duy trì đà phát triển, trong 9 tháng năm 2024, GRDP đã tăng 6,18% so với cùng kỳ năm 2023, là mức cao so với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm