Tag
Quận Cầu Giấy (Hà Nội)

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương"

Người Hà Nội 09/08/2023 16:21
aa
TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Cầu Giấy đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Một trong những giải pháp mà Quận ủy Cầu Giấy triển khai hiệu quả là xây dựng mô hình giáo dục truyền thống “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương” trên địa bàn phường Yên Hòa.
Các “Gia đình văn hóa tiêu biểu” quận Cầu Giấy tranh tài Mạch ngầm truyền cảm hứng và khát vọng vươn lên

Nổi danh vùng đất khoa bảng

Hà Nội xưa có câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương” để chỉ truyền thống hiếu học ở một vùng đất ven đô - đó là làng Cót (tên nôm của làng Hạ Yên Quyết (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Từ thế kỷ XIV, các dòng họ Hoàng, Quản, Doãn... đã về vùng ven sông Tô Lịch nơi đây để khai phá, lập làng và cho đến ngày nay được coi là một trong những dòng họ khoa bảng lừng lẫy đất Thăng Long. Thời xưa, hai mươi tiến sĩ ở Yên Hòa được ghi danh trên 82 văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám. Ngày nay, nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và hàng nghìn thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân… chính là chứng nhân cho truyền thống khoa bảng ngàn năm ở vùng đất này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương

Cụ Nguyễn Trung Thanh, trưởng hội đồng gia tộc dòng họ Nguyễn Như Uyên cáo tổ cho các học sinh trường THCS Yên Hòa vào thăm nhà thờ họ

Các dòng họ ở Yên Hòa từ xưa tới nay đã lấy truyền thống hiếu học của quê hương để giáo dục con cháu. Nhiều dòng họ trong những ngày giỗ tổ, thường xuyên nêu lại truyền thống của tổ tiên, ông cha, nhắc nhở con cháu đùm bọc giúp đỡ nhau, răn dạy những điều hay lẽ phải. Với truyền thống hiếu học được truyền từ đời này qua đời khác, các dòng họ lâu đời của làng Yên Hòa đều tự khuyến khích con em mình học tập theo tấm gương của cha ông.

Điển hình là dòng họ Nguyễn Vân Sơn. Việc học tập được cả dòng họ thống nhất làm theo 8 điều tộc ước từ xa xưa của tổ tiên để lại nhằm gắn kết quan hệ huyết thống. Dòng họ đặt phần thưởng: Nếu đỗ tiến sĩ thưởng chữ “Nguyễn”, đỗ thạc sĩ thưởng chữ “Phúc”. Còn với họ Hoàng, trong ngày hội khuyến học của dòng họ, sau lễ tế tổ, một tiến sĩ khoa học của dòng họ đã truyền lại cho con cháu mình ý chí vươn lên, quyết tâm vượt khó và phương pháp học tập của mình để đạt được kết quả.

Giáo dục truyền thống cho thanh, thiếu niên

Để phát huy truyền thống hiếu học, gắn với thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy cho biết, Quận ủy đã chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn rà soát, lựa chọn và triển khai xây dựng mô hình điểm gắn với phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn.

Trước hết, trong năm 2021, Đảng ủy phường Yên Hòa đã ban hành Đề án số 01-ĐA/ĐU ngày 29/4/2021 về giáo dục truyền thống “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương” trong học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn với những nội dung cụ thể, phù hợp. Đề án đã được triển khai sâu rộng tới các chi bộ, tổ dân phố, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường, hội khuyến học, các dòng họ và đông đảo các tầng lớp Nhân dân.

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy báo cáo về việc thực hiện Chương trình 06/Ctr-TU trên địa bàn quận

Để duy trì hoạt động này, năm 2022, Quận ủy đã ban hành kế hoạch sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương” cho học sinh trường THCS Yên Hòa. Theo đó, Hội Khuyến học và Đoàn Thanh niên phường đã phối hợp với Ban Giám hiệu trường THCS Yên Hòa tổ chức thực hiện rộng rãi, được đông đảo học sinh hưởng ứng tham gia.

Năm 2023, Đảng ủy phường đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống làng khoa bảng trong học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn phường, như: Tổ chức ngày hội đọc sách với chủ đề: “Lan tỏa tri thức - kết nối tương lai” kết hợp với tuyên truyền về truyền thống “Làng khoa bảng - đất tứ danh hương”.

Tiêu biểu, Đoàn Thanh niên phường đã tích cực phối hợp với Ban Giám hiệu các trường Tiểu học An Hòa, Tiểu học Nam Trung Yên và THCS Yên Hòa tổ chức cho học sinh tham gia chương trình tham quan thực tế, tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử tại các di tích, nhà thờ, dòng họ trên địa bàn phường (đình Hạ Yên Quyết, đình An Hòa, nhà thờ dòng họ Nguyễn Như Uyên, dòng họ Nguyễn Vân Sơn và dòng họ Hoàng).

“Thông qua các chương trình đã giúp học sinh nắm bắt được lịch sử của địa phương, truyền thống của các dòng họ và đặc biệt là truyền thống hiếu học của người dân Yên Hòa. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và động viên các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường phát huy tinh thần hiếu học của địa phương”, ông Chiến nhấn mạnh.

Có thể nói, việc lựa chọn mô hình giáo dục truyền thống “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương” trong học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn phường Yên Hòa đã góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của địa phương, khơi dậy lòng tự hào, tự trọng về ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Mô hình này không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ ý thức, tinh thần học tập nâng cao kiến thức, trình độ văn hóa, chuyên môn để xây dựng địa phương thực sự xứng đáng với tầm vóc của địa phương là một trong “Tứ danh hương” của Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần để Cầu Giấy hoàn thành vượt mức nhóm chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao theo Chương trình 06/Ctr-TU mà thành phố đã đề ra.

Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”, quận Cầu Giấy đã vượt chỉ tiêu về nhóm phát triển văn hóa.

Cụ thể, năm 2021: Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 93,7%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa đạt 90,79%, có 68 đơn vị được UBND thành phố công nhận lại “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”.

Năm 2022: Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 92,59%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa đạt 93,86%; có 2 đơn vị được công nhận lần đầu “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”.

Đọc thêm

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm