Tag

Bất chấp khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn xuất siêu 6,3 tỷ USD

Thị trường - Tài chính 31/08/2022 12:08
aa
TTTĐ - Trong 8 tháng năm 2022, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021 với 7 nhóm sản phẩm giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.
Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng Khát vọng phát triển nông nghiệp quê hương

Nhiều nhóm sản phẩm nông nghiệp mang về hàng tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8/2022, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát; Giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi...) đã được khống chế đà tăng giá, giá một số đầu vào giảm nhẹ; Nhu cầu tiêu dùng hàng nông lâm thủy sản trên thế giới tăng.

Nhờ vậy, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục đạt được kết quả khả quan, xuất khẩu tăng mạnh với thặng dư thương mại 8 tháng năm 2022 tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021 với 7 nhóm sản phẩm giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

Cụ thể, tháng 8/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm nông sản chính trên 1,8 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,4 tỷ USD, thủy sản 893,8 triệu USD và chăn nuôi 41,6 triệu USD…

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước gần 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, với xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 15 tỷ USD, lâm sản chính trên 11,8 tỷ USD, thủy sản trên 7,5 tỷ USD, chăn nuôi 258,6 triệu USD, đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD.

Bất chấp khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn xuất siêu 6,3 tỷ USD
Gạo nằm trong nhóm sản phẩm mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam

Trong 8 tháng năm 2022, cả nước có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ). Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Cà phê trên 2,8 tỷ USD (tăng 40,3%); cao su trên 2,0 tỷ USD (tăng 8,1%); Gạo trên 2,3 tỷ USD (tăng 8,1%); Hồ tiêu khoảng 712 triệu USD (tăng 8,2%); Sắn và sản phẩm sắn 941 triệu USD (tăng 22,5%), cá tra trên 1,7 tỷ USD (tăng 82,6%), tôm gần 3,0 tỷ USD (tăng 22,0%), gỗ và sản phẩm gỗ trên 11,0 tỷ USD (tăng 6,5%); Mây, tre, cói thảm 592 triệu USD (tăng 1,8%), phân bón các loại 780 triệu USD (tăng 163,6%)...

Về thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 9,6 tỷ USD (chiếm 26,4% thị phần). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 6,5 tỷ USD (chiếm 17,8% thị phần), sau đó đến Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước trên 29,9 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 18,3 tỷ USD, tăng 1,1%; Nhóm hàng thủy sản ước trên 1,9 tỷ USD, tăng 37,5%; Nhóm lâm sản chính trên 2,2 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhóm sản phẩm chăn nuôi gần 2,1 tỷ USD, giảm 10,8%; Nhóm đầu vào sản xuất ước gần 5,4 tỷ USD, tăng 12,0%.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước những khó khăn về thị trường, bB đã phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ vào các thị trường lớn (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Braxin) và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng (Nhật Bản - Hàn Quốc, ASEAN, Úc - New Zealand, Trung Đông).

Bất chấp khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn xuất siêu 6,3 tỷ USD
Sản lượng thu hoạch 8 tháng năm 2022 đạt gần 28 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt nhiệm vụ sẽ hoàn thành đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm như: Nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; Tiếp tục đàm phán các sản phẩm chanh leo, dừa xuất khẩu đi Hoa Kỳ, bưởi sang Hàn Quốc, chanh leo sang Úc, cây có múi xuất khẩu đi New Zealand. Triển khai Nghị định thư về sầu riêng và hướng dẫn tạm thời đối với chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc; Chuẩn hóa lại các quy định liên quan đến các loại quả tươi truyền thống xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ rà soát, điều chỉnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn sản xuất.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tích cực triển khai chủ động có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; Đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ kỹ thuật, tích cực đàm phán để mở cửa thị trường cho nông sản xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng; Giải quyết các vấn đề rào cản kỹ thuật phát sinh tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu; Đa dạng hóa các biện pháp xử lý đối với một sản phẩm để đảm bảo kéo dài thời gian bảo quản, tăng khả năng cạnh tranh cao cho nông sản Việt Nam.

Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu; Phối hợp đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương và các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng; Tăng cường giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam; Tiếp tục thu thập và cung cấp thông tin, thị hiếu, nhu cầu, cập nhật các chính sách, quy định cho cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương.

Về thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ động phối hợp với địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi biến động thị trường, nhất là nguồn cung và giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, vật tư (thịt lợn, gạo, phân bón, thức ăn chăn nuôi); Các mặt hàng đang có biến động về giá (hồ tiêu, cá tra, cà phê, thịt gia cầm).

Đặc biệt là việc triển khai các chương trình phối hợp (Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; UBND TP Hà Nội, Cần Thơ và các địa phương liên quan; Hướng dẫn triển khai “Hỗ trợ một số cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản, thủy sản áp dụng, đánh giá, chứng nhận HACCP/ISO 22000 từ nguồn kinh phí Sự nghiệp Y tế năm 2022”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tập trung nguồn lực tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn...

Đọc thêm

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024

TTTĐ - Quốc hội quyết nghị kéo dài thời gian áp dụng thuế VAT 8% (tức giảm 2% so với hiện hành) thêm 6 tháng, tới hết năm 2024.
Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ngài Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung

TTTĐ - Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) là sự kiện có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa với các địa phương biên giới có chung cặp cửa khẩu.
Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thành phố Hà Nội.
Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu Thị trường - Tài chính

Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu

TTTĐ - Hisense - Thương hiệu điện tử công nghệ có mặt tại 160 quốc gia, đã kỷ niệm 8 năm liên tiếp trong danh sách 10 thương hiệu Trung Quốc hàng đầu trên toàn cầu theo danh sách của Kantar BrandZ™. Sự công nhận này nhấn mạnh cam kết toàn cầu của Hisense về sự đổi mới và sự xuất sắc trong công nghệ.
Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư Kinh tế

Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp Frankfurt (IHK) – CHLB Đức, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư mới cho địa phương.
Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu Thị trường - Tài chính

Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu

TTTĐ - Theo dữ liệu mới nhất từ Visa (công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới) và Kantar (một trong những công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu hàng đầu thế giới), "middlescents" hay còn gọi là độ tuổi trung niên Gen X (những người được sinh ra từ năm 1965 đến 1980) hiện chiếm hơn 31% tổng dân số thế giới, đang có mức chi tiêu cao hơn hẳn những thế hệ khác, chủ yếu dành cho du lịch và sở thích cá nhân.
Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm Thị trường - Tài chính

Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung hàng loạt ưu đãi lớn nhất năm dành cho khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm ngày thành lập của ngân hàng.
Những lý do không nên đầu tư vào vàng Kinh tế

Những lý do không nên đầu tư vào vàng

TTTĐ - Giá vàng trên toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục trong thời gian vừa qua và đây không phải là lần đầu tiên các nhà đầu tư bị thu hút bởi vàng. Được cho là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn, vàng có xu hướng tăng giá khi các tài sản khác giảm, tuy nhiên, bất chấp sức hấp dẫn và sự phổ biến của nó, việc giữ vàng không phải là một động thái đầu tư khôn ngoan - đặc biệt là sau khi nó đã tăng giá mạnh gần đây.
Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương Thị trường - Tài chính

Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương

TTTĐ - Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6%, áp dụng từ ngày 1/7/2024 sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cuộc sống cán bộ, công nhân viên và người lao động. Tuy nhiên, để giá các loại hàng hóa không tăng theo lương, cần chủ động xây dựng các phương án can thiệp bình ổn thị trường phù hợp, kịp thời khi có biến động về giá.
Xem thêm