Tag

“Bếp đám mây” - ngã rẽ của ngành dịch vụ ăn uống

Nhìn ra thế giới 17/11/2020 15:15
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn, nhiều hình thức kinh doanh cũng vì thế mà thay đổi để thích nghi và tồn tại. Ngày càng có nhiều món ăn giao tận nhà không được nấu tại nhà hàng, thay vào đó chúng được chuẩn bị trong một không gian được gọi là “bếp đám mây”.

Bí mật “bếp đám mây”

“Bếp đám mây” hay còn được gọi là “bếp ma” hoặc “bếp tối” là tên gọi để chỉ các cơ sở sản xuất thực phẩm chuyên giao đến tận nhà. Bởi vì không cần thu hút khách qua đường, các gian “bếp đám mây” này thường có giá thuê mặt bằng thấp hơn nhà hàng vì chỉ cần một nhà kho hoặc bãi đậu xe là có thể hoạt động.

Không còn những nhà hàng truyền thống nữa, giờ đó chỉ còn là ý tưởng về một căn bếp chung tạo ra thức ăn cho nhiều nhà hàng. Một số “bếp đám mây” có thể là cơ sở thuê chung của nhiều nhà hàng để phục vụ các đơn trực tuyến và món ăn thường được đưa đến thực khách bởi bên dịch vụ giao hàng thứ ba.

Kitopi có trụ sở tại Dubai là một trong những công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này. Theo như mô tả, đây là công ty “bếp đám mây” lớn nhất khu vực Trung Đông, đang trong quá trình mở rộng mô hình đến Mỹ và Anh.

Bên trong bếp đám mây của Kitopi (Ảnh: CNN)
Bên trong "bếp đám mây" của Kitopi (Ảnh: CNN)

Công ty khởi nghiệp này chuẩn bị đồ ăn cho khoảng 100 nhà hàng trên khắp Trung Đông, bao gồm các thương hiệu quốc tế như Pizza Express. Với hơn 1.000 nhân viên, Kitopi sản xuất hơn 200.000 bữa ăn mỗi tuần và đã huy động đầu tư được hơn 80 triệu USD kể từ khi ra mắt vào năm 2018.

Mô hình này cũng giống như nhượng quyền thương mại. Saman Darkan, người đồng sáng lập Kitopi chia sẻ: “Khi một thương hiệu tham gia, họ cung cấp cho chúng tôi công thức nấu ăn và đào tạo cách chế biến. Còn tất cả công việc sau đó, chúng tôi thực hiện. Nó giống như nhượng quyền thương mại vậy. Bằng cách hợp tác với Kitopi, các nhà hàng tiết kiệm được chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng”.

Ông Darkan cho biết ở mỗi thành phố nơi Kitopi hoạt động, họ có một nhà bếp trung tâm, nơi hầu hết việc chuẩn bị thực phẩm được thực hiện. Các công đoạn hoàn thiện sau đó được thực hiện tại các nhà bếp nhỏ hơn, nằm gần các khu dân cư. “Ví dụ, bánh ngọt và salad được thực hiện tại bếp trung tâm. Sau đó, các sản phẩm này được chuyển đến những nhà bếp vệ tinh, nơi chúng được hoàn thành đóng gói trước khi giao hàng”, Darkan nói.

Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International ước tính rằng thị trường “bếp ma” có thể trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Vài năm gần đây, các công ty khai thác lĩnh vực này đã mọc lên khắp nơi trên thế giới.

Công ty CloudKitchens có trụ sở tại Mỹ đã nhận được hơn 400 triệu tiền gây quỹ. Một công ty khác của Mỹ là Reef đã chế biến thức ăn từ hàng nghìn bãi đỗ xe, trong khi công ty Rebel Foods của Ấn Độ điều hành các “bếp đám mây” cho hơn 3.000 nhà hàng trực tuyến tại 35 thành phố

Thích nghi để tồn tại

Khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lần đầu xuất hiện, Kitopi chứng kiến một sự sụt giảm nhẹ đối với đơn đặt hàng. Công ty đã cắt giảm nhiều nhân viên và tạm dừng các hoạt động còn mới ở Mỹ và Anh vì sự bấp bênh của thị trường cũng như để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của khách hàng.

Ảnh: CNN
Mô hình bếp đám mây của Kitopi hiện có hơn 1.000 nhân công (Ảnh: CNN)

Tuy nhiên, công ty đã nhanh chóng cho ra mắt Shop Kitopi, một cửa hàng tạp hóa trực tuyến cung cấp các mặt hàng thực phẩm trên khắp Dubai. Đến nay, tác động của đại dịch Covid-19 đối với các “bếp đám mây” cuối cùng đã trở nên tích cực.

“Khi dịch Covid-19 ập đến, đà tăng trưởng có xu hướng giảm nhẹ nhưng sau đó tăng trở lại. Ngày càng nhiều khách hàng chọn dịch vụ giao hàng tận nhà để tránh những rủi ro xảy ra khi đi ăn ở ngoài”, Darkan chia sẻ

Michael Schaefer, nhà quản lý nghiên cứu của Euromonitor International cho biết, doanh thu từ dịch vụ giao đồ ăn toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2014 đến 2019. “Chúng tôi sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm hơn đối với “bếp đám mây”, cho phép phục vụ nhu cầu giao hàng nhiều hơn”, ông Michael nhấn mạnh và cho biết có hơn 7.500 “bếp ma” ở Trung Quốc, 3.500 ở Ấn Độ, 1.500 ở Mỹ và 750 ở Anh.

Các bếp chung hiện nay có xu hướng tận dụng không gian nhà kho hoặc khối đế bán lẻ còn trống. Từ đó, họ chuyển đổi công năng thành nơi chế biến thực phẩm. Giá thuê và chi phí vận hành cũng thấp hơn đáng kể vì đây là không gian chung, giúp giảm áp lực lên các doanh nghiệp ở những thành phố có chi phí mặt bằng đắt đỏ.

Tại Ấn Độ, những cái tên quen thuộc như Punjab Grill, Pino’s Pizza, và Zambar cùng chuỗi gà rán toàn cầu Kentucky Fried Chicken đang lên kế hoạch gia nhập bếp chung để mở rộng quy mô.

Tại Trung Quốc, Starbucks đã liên kết với Alibaba để vận hành thương hiệu Star Kitchen trong hệ thống các siêu thị của Hema ở Hàng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh.

Giữa sự tàn phá của dịch bệnh, một công ty khởi nghiệp du lịch vẫn “lội ngược dòng” Giữa sự tàn phá của dịch bệnh, một công ty khởi nghiệp du lịch vẫn “lội ngược dòng”

TTTĐ - Nhiều công ty công nghệ du lịch trên thế giới nói chung và của Châu Âu nói riêng đã phải cắt giảm nhân ...

“Giải độc công nghệ” trong thời Covid-19 “Giải độc công nghệ” trong thời Covid-19

TTTĐ - Ngày càng nhiều người dân Hàn Quốc áp dụng các biện pháp “giải độc công nghệ” (digital detox) khi các dịch vụ trực ...

Đọc thêm

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm