Tag

Biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản

Đối thoại với Thanh niên 22/03/2023 12:40
aa
TTTĐ - Trước xu thế thay đổi của xã hội, tại Hội nghị “Thủ tướng đối thoại với thanh niên" diễn ra sáng 22/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn sẽ phát huy hơn nữa vai trò của lớp trẻ để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, từ đó biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản.
Vai trò của Hà Nội trong kết nối vùng, phát triển nguồn lực văn hóa Chắt lọc luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể cho Hà Nội Xây dựng nét văn hóa kinh doanh của người Hà Nội

Giải pháp cụ thể trong công nghiệp văn hóa

Tại Hội trường Văn phòng Chính phủ, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 Nguyễn Ngọc Hà (Hà Myo), Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam gửi tâm tư tới các đại biểu: "Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ thông tin trong thời đại số, có một tín hiệu đáng mừng là nhiều bạn trẻ đã lấy yếu tố dân gian, dân tộc để làm chất liệu chính trên các sản phẩm công nghiệp văn hoá, mang lại những giá trị tích cực cũng như góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên những sản phẩm văn hoá của Việt Nam vẫn chưa có đủ sức mạnh để khẳng định trên thị trường quốc tế, chúng ta cũng đang chịu sự thách thức bởi sự xâm nhập của nhiều sản phẩm xuyên quốc gia. Kính mong Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo có sự quan tâm kịp thời cũng như có những chính sách, chiến lược cụ thể với từng giai đoạn để phát triển những sản phẩm của Việt Nam trong thời gian tới".

Biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản
Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 Nguyễn Ngọc Hà đặt câu hỏi tới Hội nghị

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Triển khai Nghị quyết của Đảng về công nghiệp văn hoá, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030. Thực hiện Chiến lược này, Chính phủ xác định có 12 nhóm ngành thuộc về công nghiệp văn hoá và chúng ta phải nỗ lực để xây dựng nó.

Với cách tiếp cận, tổ chức thực hiện việc phát triển công nghiệp văn hoá, dựa trên các trụ cột là tài nguyên văn hoá của Việt Nam, bước đầu chúng ta đã thu được kết quả. Như trước đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp văn hoá đóng góp 3,61% GDP cả nước. Kết quả đó thể hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, các doanh nghiệp, những người làm văn hoá đã nỗ lực đưa nền công nghiệp văn hoá Việt Nam có điều kiện hội nhập và phát triển.

Tuy vậy, công nghiệp văn hoá của chúng ta đang đi sau, đang phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, nhiều ngành được xác định là lĩnh vực cơ bản nhưng trong thời gian dài vẫn chưa được phát huy một cách mạnh mẽ. Để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp này, gần đây nhất, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nội hàm về công nghiệp văn hoá cũng được Trung ương quan tâm, xem xét để đưa vào trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang tham mưu cho Chính phủ trong tổng kết Quyết định 175 về chiến lược văn hoá và sẽ ban hành chiến lược mới về phát triển công nghiệp văn hoá. Nếu chúng ta không "đi tắt, đón đầu", không nỗ lực thì sẽ mất đi thị phần lớn trong phát triển. Các quốc gia phát triển theo hướng bền vững cũng dựa trên điều này. Hàn Quốc, một đất nước có điều kiện tương đồng về văn hoá, có nhiều điểm gần giống với Việt Nam nhưng họ rất thành công trong công nghiệp văn hoá, như chỉ một ban nhạc Hàn Quốc đóng góp gấp 20 lần nhà máy.

Biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải đáp những thắc mắc trong vấn đề phát triển văn hóa

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đang cơ cấu lại ngành công nghiệp văn hoá có lợi thế theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, chúng ta phải tăng cường hơn cho lĩnh vực du lịch văn hoá bởi sản phẩm du lịch bắt đầu từ sản phẩm của văn hoá. Trong thực tiễn, du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, và từng bước tiến gần các chính sách của nó là ngành kinh tế tổng hợp. Đó là lĩnh vực của nghệ thuật biểu diễn, là nhóm ngành cần được quan tâm. Đó là lĩnh vực điện ảnh, chúng ta có trường quay tự nhiên đẹp, không gian tốt cũng như nhiều đại diện tài năng. Vấn đề là liên kết để có nhiều bộ phim. Trong thực tiễn chúng ta cũng đã có nhiều bộ phim mang lại doanh thu lớn.

Muốn làm như vậy phải có 4 giải pháp, hay nói cách khác là dựa trên 4 trụ cột. Thứ nhất, Nhà nước phải giữ vai trò kiến tạo, trong đó tập trung để hướng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người thực hành văn hoá ở lĩnh vực này phải bám sát trụ cột tài nguyên văn hoá, bởi tài nguyên văn hoá của chúng ta hết sức phong phú, đa dạng. Thứ hai, phải dựa trên khoa học công nghệ. Muốn công nghiệp văn hoá phát triển, yếu tố cơ bản vẫn phải là khoa học công nghệ. Thứ ba là truyền thông và cuối cùng là vấn đề bảo hộ. Cần ngăn chặn việc lợi dụng nền tảng công nghệ xuyên quốc gia để đánh cắp bản quyền, gây thiệt hại cho nền công nghiệp văn hoá vốn đang non trẻ của chúng ta.

Vai trò người trẻ trong phát triển văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thêm, nếu phát triển được công nghiệp văn hóa thì sẽ mang lại lợi ích rất to lớn. Gần đây, chúng ta đã tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc và vừa kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng với tinh thần "dân tộc – khoa học – đại chúng".

Các nhiệm kỳ gần đây, chúng ta cũng chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa và cần quan tâm nhiều hơn nữa để thực hiện chủ trương của Đảng là đặt văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là văn hóa còn thì dân tộc còn.

Biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời câu hỏi thanh niên

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng, dựa trên nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nội lực gồm 3 trụ cột chính là con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử phong phú, hào hùng. Theo Thủ tướng, chúng ta cần phải có nhiều giải pháp hơn nữa, vừa kế thừa truyền thống, vừa vận dụng sáng tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại.

Thủ tướng cho rằng, sau Hội nghị văn hóa toàn quốc với chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có những chuyển động lớn cả về mặt nhận thức và hành động của các cấp, các ngành để phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, Thủ tướng đề nghị hơn nữa phát huy hơn nữa vai trò của lớp trẻ để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, từ đó biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản.

Tin liên quan

Đọc thêm

An ninh mạng là “chiếc phanh” để chuyển đổi số nhanh, an toàn hơn Đối thoại với Thanh niên

An ninh mạng là “chiếc phanh” để chuyển đổi số nhanh, an toàn hơn

TTTĐ - An toàn, an ninh mạng là nội dung được nhiều bạn trẻ quan tâm tại chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, diễn ra sáng 26/3.
Thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số

TTTĐ - “Với sứ mệnh là chủ nhân tương lai, là rường cột của nước nhà, thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số Việt Nam, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển”.
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia Đối thoại với Thanh niên

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

TTTĐ - Sáng 26/3, trong không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên năm 2024, kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Bộ Nội Vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, với chủ đề: "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số

TTTĐ - Sáng 26/3, đúng ngày kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".
Thủ tướng sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng sẽ đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

TTTĐ - Bộ Nội vụ vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024 nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).
Lãnh đạo quận Hoàng Mai giải đáp băn khoăn cho bạn trẻ Đối thoại với Thanh niên

Lãnh đạo quận Hoàng Mai giải đáp băn khoăn cho bạn trẻ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quận uỷ Hoàng Mai, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Quận ủy với đoàn viên, thanh niên quận Hoàng Mai năm 2024.
Giúp các em nhỏ ổn định về tâm lý, sức khỏe tinh thần Đối thoại với Thanh niên

Giúp các em nhỏ ổn định về tâm lý, sức khỏe tinh thần

TTTĐ - Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chú trọng các hoạt động trải nghiệm, trang bị kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe tinh thần, tư vấn tâm lý, cung cấp kiến thức, kỹ năng để các em ứng phó với những thay đổi tâm sinh lý; nghiên cứu, triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” trong các cơ sở giáo dục…
Để phát huy “Cán bộ là gốc của mọi công việc”… Đối thoại với Thanh niên

Để phát huy “Cán bộ là gốc của mọi công việc”…

TTTĐ - Làm cách nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn là câu hỏi đặt ra của nhiều bạn trẻ tại Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức chiều 14/3.
Thêm nhiều “Đào, Phở và Piano” để giáo dục truyền thống Đối thoại với Thanh niên

Thêm nhiều “Đào, Phở và Piano” để giáo dục truyền thống

TTTĐ - “Em thấy rằng, các bạn trẻ Gen Z không phải không thích lịch sử, mà vấn đề là cần giáo dục lịch sử một cách trực quan hơn, phong phú hơn để phù hợp với cách tiếp cận của giới trẻ”.
Lý tưởng là kim chỉ nam cho hành động của thanh niên Nhịp sống trẻ

Lý tưởng là kim chỉ nam cho hành động của thanh niên

TTTĐ - Tại Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”, chủ đề “Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức chiều 14/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam đã có nhiều người đặt câu hỏi và được trả lời thấu đáo.
Xem thêm