Tag

Bình Dương: Đẩy mạnh liên kết hoạt động chuyển đổi số

Công nghệ số 10/10/2023 12:46
aa
TTTĐ -Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Bình Dương vừa ký kết hợp tác với Sở TT&TT Tây Ninh, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công viên phần mềm Quang Trung để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số trong thời gian tới.
Hướng tới trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tạo đột phá, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra Cần “cơ chế” để bảo tồn làng nghề gốm sứ Bình Dương Tuổi trẻ Bình Dương tổng kết cao điểm “40 ngày, đêm” kích hoạt VNeID mức 2

​​Tham dự có ông Mai Anh Tuấn, đại diện Văn phòng Bộ TT&TT tại TP Hồ Chí Minh; Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Dương; Ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Tây Ninh; Lãnh đạo Sở TT&TT hai tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và đại diện các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) hai tỉnh.

Bình Dương: Đẩy mạnh liên kết hoạt động chuyển đổi số
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Dương

Bình Dương - Tây Ninh hỗ trợ nhau chuyển đổi số

Đại diện tỉnh Bình Dương cho biết, việc ký kết hợp tác giữa hai Sở TT&TT là một trong những hoạt động cụ thể hóa Chương trình số 1386 ngày 12/5/2023 của tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023-2025; Qua đó nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại hai địa phương.

Theo nội dung ký kết, trên cơ sở phát huy tiềm năng, đặc thù của từng địa phương và trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Sở TT&TT tỉnh Bình Dương và Sở TT&TT tỉnh Tây Ninh sẽ phối hợp trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận hành, chế độ thu hút, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác vận hành Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng; hoạt động của 1022 và cấp cứu ngoại viện 115; Nền tảng MOOCs đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân; Trung tâm giám sát, điều hành thông minh; Xây dựng các chỉ số điều hành và thống kê; Công tác thu thập và duy trì kết nối dữ liệu; Tổ chức nhân sự xử lý và đảm bảo chất lượng dữ liệu; Ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính.

Bình Dương: Đẩy mạnh liên kết hoạt động chuyển đổi số
Ký kết Quy chế phối hợp giữa Sở TT&TT Bình Dương và Sở TT&TT Tây Ninh

Sở TT&TT hai tỉnh cũng sẽ phối hợp trao đổi, chia sẻ các tính năng kỹ thuật, ưu điểm của các ứng dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tương tác với chính quyền; Phối hợp diễn tập trong công tác đảm bảo an toàn thông tin trên mạng, chia sẻ các ứng dụng, phần mềm giúp quản lý tốt tình hình kinh tế - xã hội các vùng lân cận của 2 địa phương.

Đồng thời, hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động xây dựng, vận hành Cổng Thông tin điện tử; Hoạt động phối hợp của Ban Biên tập; Đầu tư, vận hành, khai thác hiệu quả hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh, đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông và các phương tiện khác cho hoạt động thông tin cơ sở.

Hai bên khai thác các nền tảng mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách và định hướng dư luận xã hội…; Thúc đẩy chuyển đổi số trên một số lĩnh vực mũi nhọn của hoạt động chính quyền, kinh tế số, xã hội số.

Hai bên cũng phối hợp chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng; thanh toán không dùng tiền mặt; Các thế mạnh của huyện Dầu Tiếng với huyện giáp ranh của Tây Ninh và các mô hình chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã…

Bình Dương: Đẩy mạnh liên kết hoạt động chuyển đổi số
Lễ ký kết thỏa thuận giữa Sở TT&TT Tây Ninh, Sở TT&TT Bình Dương và Công ty QTSC

Ông Nguyễn Hữu Yên, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số thông qua nhiều hoạt động. Chỉ số chuyển đổi số (DTI) của tỉnh năm 2022 xếp hạng 19/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2021.

Đối với chính quyền số, đến nay 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) thông qua phần mềm quản lý văn bản của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh cung cấp được 1.3521/1.886 TTHC trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 76%. Eform đã triển khai 100% dịch vụ công phát sinh hồ sơ.

Tỉnh đã phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ cấp 801 chứng thư số cho tổ chức; 4.193 chữ ký số cho cá nhân các cơ quan hành chính Nhà nước, 22 chữ ký số cho dịch vụ công; 440 SIM PKI ký số và 16.103 chữ ký số tập trung HSM (cho ngành Giáo dục và ngành Y tế).

Hoạt động kinh tế số được triển khai theo kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, với lộ trình thực hiện để kết nối, quảng bá, giới thiệu thêm sản phẩm, các kênh phân phối mới.

Toàn tỉnh có khoảng 65.000 (97% doanh nghiệp nhỏ và vừa), trong đó có trên 45.000 doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng số và có hơn 13.002 doanh nghiệp (có 55.722 lao động) cung cấp, kinh doanh điện tử, công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ số đang hoạt động.

Bình Dương: Đẩy mạnh liên kết hoạt động chuyển đổi số
Ông Nguyễn Hữu Yên, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi lễ

Về công dân số, khoảng 1,2 triệu dân toàn tỉnh đã kích hoạt tài khoản định danh mức 2, phối hợp số hóa, so khớp 931.00 trường dữ liệu hộ tịch cùng với thực hiện Đề án 06; 70% đối tượng an sinh xã hội (30.674 đối tượng) được chi trả chế độ chính sách qua tài khoản. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 82%; 89% người dân tiếp cận, có kỹ năng về CNTT và truyền thông. Tổ Công nghệ số cộng đồng với 3.300 thành viên (dự kiến sẽ tăng lên 4.500 thành viên với định biên 1 thành viên hỗ trợ 220 hộ gia đình) đã được triển khai.

Đây là những kết quả bước đầu quan trọng trong hoạt động chuyển đổi số của tỉnh Bình Dương. Mặc dù vậy, công tác chuyển đổi số vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Việc ký kết giữa Sở TT&TT Bình Dương và Tây Ninh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, xây dựng được hệ thống dữ liệu vùng phục vụ mục tiêu định hướng liên kết vùng Đông Nam bộ.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Một trong những khó khăn, hạn chế hiện nay đối với công tác chuyển đổi số là phát triển kinh tế số, triển khai chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.

Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở TT&TT Bình Dương cho biết, các doanh nghiệp ICT tại Bình Dương chủ yếu sản xuất thành phẩm, hoạt động sản xuất điện tử bán dẫn, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn còn hạn chế.

Bình Dương mong muốn hợp tác với các đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong triển khai các giải pháp phần mềm để tìm ra giải pháp đo lường được kinh tế số, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp; Đồng thời hỗ trợ tỉnh xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tạo nền tảng để thúc đẩy ngành công nghiệp CNTT của tỉnh.

Tại buổi lễ, Sở TT&TT Bình Dương đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công viên phần mềm Quang Trung. Hai bên sẽ chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, vận hành khu CNTT tập trung; Hỗ trợ cung cấp tài liệu hướng dẫn triển khai, quản trị và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho các khu CNTT tập trung; Thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ khác, tạo tiền đề cho việc hình thành phát triển khu CNTT tập trung.

Bình Dương: Đẩy mạnh liên kết hoạt động chuyển đổi số
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Hai bên cũng chia sẻ, trao đổi các giải pháp về dữ liệu số và trí tuệ nhân tạo; hỗ trợ tư vấn các giải pháp về hạ tầng cho Trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ điện toán đám mây, công tác tổ chức, quản lý, điều hành, khai thác vận hành Trung tâm dữ liệu, thuê dịch vụ điện toán đám mây; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, chuyên gia tư vấn kỹ thuật đề xuất các giải pháp, chính sách đảm bảo điều kiện vận hành các Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, hai bên sẽ phối hợp, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc hoạch định và triển khai chiến lược chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Tuyên truyền về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm khai thác thế mạnh sẵn có để xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp toàn diện và rõ ràng…

Ông Trần Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Phát triển công viên phần mềm Quang Trung cho biết, công ty sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ cao tạo môi trường cho các doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển phần mềm phục vụ trong nước và quốc tế; Đồng thời phối hợp với tỉnh phát triển hạ tầng số phục vụ Chính quyền điện tử, Chính quyền số, xây dựng khu CNTT tập trung. Với 22 năm hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, công ty mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm, năng lực của mình trong công tác chuyển đổi số tại địa phương.

Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở TT&TT Bình Dương khẳng định, hoạt động ký kết hợp tác chính là sự nỗ lực, quyết liệt của các cơ quan, đơn vị trong việc thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Đọc thêm

Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 Công nghệ số

Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Thanh niên "Thủ đô gió ngàn" hòa vào cơn lốc chuyển đổi số Công nghệ số

Thanh niên "Thủ đô gió ngàn" hòa vào cơn lốc chuyển đổi số

TTTĐ - Anh Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đề nghị thanh niên tỉnh Thái Nguyên chú trọng ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động.
Lực lượng nòng cốt trong công cuộc số hóa của TP Hồ Chí Minh Công nghệ số

Lực lượng nòng cốt trong công cuộc số hóa của TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Phát biểu tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh với thanh niên năm 2024, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi kỳ vọng thanh niên sẽ góp sức tích cực cùng chính quyền để xây dựng thành phố trở thành một đô thị thông minh, hiện đại và bền vững.
Phát triển năng lực chuyển đổi số trong thanh niên Đà Nẵng Công nghệ số

Phát triển năng lực chuyển đổi số trong thanh niên Đà Nẵng

TTTĐ - Việc thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển sinh hoạt của đoàn thanh niên lên môi trường số; khuyến khích cán bộ, đoàn viên thanh niên tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng trình độ công nghệ… góp phần vào quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao.
Thúc đẩy chuyển đổi số với phương châm “3 thông, 4 sẵn sàng" Công nghệ số

Thúc đẩy chuyển đổi số với phương châm “3 thông, 4 sẵn sàng"

TTTĐ - Năm 2024 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng và kỷ niệm các ngày lễ lớn trên địa bàn Thủ đô, trong đó có kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Trong không khí đó, Hà Nội phát động phong trào "3 thông, 4 sẵn sàng" nhằm thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn.
Y tế Thủ đô phát triển theo mô hình thông minh Công nghệ số

Y tế Thủ đô phát triển theo mô hình thông minh

TTTĐ - Trong hai năm qua, cuộc “cách mạng” lớn nhất của ngành y tế Thủ đô là chuyển đổi số. Kết quả bước đầu đã đáp ứng được kỳ vọng của Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế khi đã tin tưởng, quyết định lựa chọn Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn dân trên địa bàn.
Huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình chuyển đổi số hiệu quả Công nghệ số

Huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình chuyển đổi số hiệu quả

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Gia Lâm đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Chuyển đổi số giúp thay đổi cách sống và làm việc của người dân Công nghệ số

Chuyển đổi số giúp thay đổi cách sống và làm việc của người dân

TTTĐ - Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã được xác định là tất yếu đối với Hà Nội, là khâu đột phá để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu hướng đến người dân, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới như AI, Bigdata... để thay đổi cách sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh, xứng tầm Công nghệ số

Xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh, xứng tầm

TTTĐ - Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, TP Hà Nội đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp về công nghệ nhằm phục vụ người dân tốt nhất. Trong đó, nổi bật là ứng dụng “iHanoi” - ứng dụng công dân Thủ đô đã rút ngăn khoảng cách giữa người dân và chính quyền qua khả năng cung cấp thông tin phản ánh nhanh, chính xác và minh bạch…
Đề án 06 đã mang lại nhiều giá trị cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ Công nghệ số

Đề án 06 đã mang lại nhiều giá trị cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ

TTTĐ - Chiều 9/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới thăm Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư của Bộ Công an và làm việc với Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Xem thêm