Tag

Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền

Thời sự 24/09/2019 13:35
aa
TTTĐ- Hôm nay (24/9), Văn phòng Trung ương Đảng ra thông báo cho biết, ngày 23/9, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Bài liên quan

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi

Khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 70 năm truyền thống

Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt nam lần thứ IX: “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”

Không bố trí người thân đảm nhiệm chức danh liên quan

Quy định 205 nêu rõ: Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng, bố trí, quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.

Quy định nêu rõ: "Không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, Phó bí thư, Trưởng Ban tổ chức, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; Chủ tịch UBND và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị".

Đối với thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất nhân sự và trong việc nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách. Với tư cách là thành viên, chịu trách nhiệm liên đới đối với từng quyết định không đúng về công tác cán bộ của tập thể lãnh đạo, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản (hoặc ý kiến đã được ghi nhận trong biên bản cuộc họp).

Đáng chú ý, Quy định 205 cũng quy định việc tự giác báo cáo với cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản lý khi có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thực hiện quy trình công tác cán bộ; Đồng thời chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao quản lý, phụ trách.

Quy định 205 cũng nghiêm cấm các hành vi như cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.

Cấm sử dụng các hành vi tiêu cực nhằm có được chức vụ

Về chống chạy chức, chạy quyền, Quy định 205 nêu rõ những hành vi, biểu hiện của việc này. Đơn cử như việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác, "cánh hẩu" vào vị trí, chức vụ theo ý đồ cá nhân hoặc một nhóm người.

Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.

Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để mặc cả, cài đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi; Đồng thời, sử dụng các hành vi tiêu cực khác nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Xử lý hình sự đối tượng nhận hối lộ chạy chức, chạy quyền

Theo quy định, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền thì bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, nếu là cán bộ đang công tác tuỳ theo hình thức bị kỷ luật còn bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau: Bị khiển trách thì đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 18 tháng kể từ ngày đưa ra khỏi quy hoạch mới được xem xét quy hoạch cán bộ; Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

Bị cảnh cáo thì xem xét cho thôi tham gia cấp uỷ, thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm. Đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định cho thôi cấp uỷ, chức vụ mới được xem xét quy hoạch cán bộ; Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

Bị cách chức thì đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày đưa ra khỏi quy hoạch mới được xem xét quy hoạch cán bộ; Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Đối với các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ hoặc các hành vi vi phạm khác đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính.

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá Tin tức

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá

TTTĐ - Tăng thuế thuốc lá cao và tăng thường xuyên, được các quốc trên thế giới đánh giá là chính sách cùng thắng (win - win), thắng trong bảo vệ sức khỏe và thắng trong tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf Thời sự

Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf

TTTĐ - Dịch vụ kinh doanh golf là dịch vụ cao cấp nhưng hiện đang được điều tiết gần thấp nhất trong số các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức thuế suất với dịch vụ kinh doanh gofl từ 20% lên mức 30%.
Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô Tin tức

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).
Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái Thời sự

Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

TTTĐ - Sáng 8/5, tại tỉnh Yên Bái, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương - Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; công tác hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra Tin tức

Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa Luật Thanh tra với việc xóa bỏ hàng loạt cơ quan thanh tra, là cuộc cách mạng rất lớn trong hoạt động thanh tra hòa chung vào cuộc cách mạng tinh gọn của hệ thống tổ chức bộ máy...
Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người Tin tức

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người nhưng đề nghị làm rõ căn cứ và tính hợp lý.
Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân Tin tức

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Tin tức

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra Tin tức

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra. Đại biểu nhận định về bản chất, quy định này bao gồm hai loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội Tin tức

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

TTTĐ - Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.
Xem thêm