Tag

Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

Nông thôn mới 09/02/2024 13:26
aa
TTTĐ - Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang tập trung phát triển sản phẩm thủy sản chủ lực là tôm trên nền tảng liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, từng bước đưa thủy sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững.
Tôm Cà Mau - tự hào thương hiệu Việt Cà Mau cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Với chủ đề “Festival tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt”, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 10/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau.

Đây là sự kiện quan trọng có quy mô cấp khu vực; là thông điệp khẳng định thương hiệu tôm Cà Mau - tôm Việt, thể hiện niềm tự hào và khát vọng phát triển thương hiệu tôm Cà Mau nói riêng và tôm Việt Nam nói chung lên tầm cao mới.

Festival tập trung vào các hoạt động nhằm khơi dậy sức mạnh tổng hợp của tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tạo không khí đoàn kết, thể hiện tình cảm trân trọng, mến khách của Nhân dân địa phương đối với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

Ngành tôm Cà Mau đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngoài nuôi siêu thâm canh còn có những mô hình nuôi bền vững ít nơi nào có được như tôm - rừng, tôm - lúa đạt tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ.

Bên cạnh đó, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018. Đến nay, cả nước đã có gần 9.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã có trên 1.300 sản phẩm.

Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó giúp người nông dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại “Festival tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt”
Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại “Festival tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt”

Là tỉnh duy nhất trong cả nước có 3 mặt giáp biển, Cà Mau có thế mạnh nuôi trồng thủy sản, trong đó, tôm là mặt hàng tạo ra giá trị lớn nhất và là sản phẩm gắn bó mật thiết với đời sống, sinh kế của người dân. Tôm Cà Mau được thả nuôi theo nhiều hình thức: Quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, siêu thâm canh...

Ðặc biệt, tôm sinh thái Cà Mau có chất lượng và giá trị cao từ hình thức nuôi xen canh tôm-rừng, luân canh tôm-lúa. Đây là thế mạnh không nơi nào có được, góp phần tạo nên thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới.

Không chỉ phong phú về mô hình, chất lượng tôm Cà Mau còn được đánh giá cao. Là một trong những đơn vị tiên phong trong phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, từ năm 2013 đến nay, qua 10 năm kiên trì thực hiện, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã phát triển hơn 9.500ha, với 2.100 hộ nuôi, đạt được 7 chứng nhận quốc tế trong chuỗi sản xuất tôm rừng.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết: “Ngày 26/6/2023, tôm rừng của Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng đã được cấp chứng nhận BAP. Đây là chứng nhận đầu tiên trên thế giới về mô hình BAP của Mỹ, được xem là lợi thế của tôm Cà Mau khi cạnh tranh với thị trường thế giới.

Chúng tôi vận động, tuyên truyền người dân phải bảo đảm về tỷ lệ rừng, bảo đảm về mặt vệ sinh môi trường, đồng thời chấp hành lịch thời vụ nuôi, áp dụng khoa học công nghệ để nuôi tôm bảo đảm năng suất, chất lượng. Chúng tôi phấn đấu đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại”.

Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau
Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau

Ngoài chứng nhận BAP của Mỹ, hiện hơn 19.000ha mô hình nuôi tôm rừng sinh thái của Cà Mau được nhiều tổ chức chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Naturland, EU Organic, Selva Shrimp, ASC...

Cùng với tôm rừng, Tổ chức Chứng nhận quốc tế toàn cầu độc lập trong quản lý và giám sát hàng hóa (Control Union) đã trao chứng nhận đạt chuẩn ASC Group cho 565ha tôm sú được nuôi xen canh trên đất trồng lúa tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Đây không chỉ là diện tích tôm sú được nuôi trên đất lúa đạt chứng nhận ASC Group đầu tiên tại Việt Nam mà còn là đầu tiên của thế giới.

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu 2023, đoàn chuyên gia, doanh nghiệp đến từ các quốc gia: Bangladesh, Bỉ, Anh, Trung Quốc, Costa Rica, Đan Mạch, Ecuador, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mozambique, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Colombia, Hoa Kỳ... đánh giá cao mô hình nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Cà Mau.

Theo kế hoạch Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau vừa được UBND tỉnh ban hành, đến năm 2030, Cà Mau đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 570.000 tấn/năm.

Việc đạt được chứng nhận ASC Group là bước khởi đầu, tạo tiền đề cho tỉnh Cà Mau trong việc đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có hơn 40.000ha lúa-tôm đạt được một trong các chứng nhận quốc tế về ASC Group và một số chứng nhận về hữu cơ khác; từng bước đưa sản phẩm tôm sú Cà Mau đến với hầu hết thị trường khó tính trên thế giới, không chỉ góp phần nâng cao giá trị con tôm sú địa phương mà còn nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân.

Đọc thêm

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Xem thêm