Tag

Các làng nghề của Hà Nội tập trung sản xuất phục vụ SEA Games 31

Nông thôn mới 12/05/2022 08:00
aa
TTTĐ - Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31, dự kiến sẽ có hàng chục nghìn du khách tới tham quan, du lịch tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để quảng bá điểm đến nổi tiếng của thành phố tới bạn bè quốc tế, đặc biệt khi du lịch đã mở cửa trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Do đó, thời điểm này, các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố đang tập trung sản xuất để phục vụ SEA Games 31.
Người Hà Nội thể hiện tinh thần “fair play” đóng góp cho SEA Games 31 thành công rực rỡ Tưng bừng giải bóng đá vô địch huyện Thạch Thất 2022 chào mừng SEA Games 31 Kích hoạt “thế trận” bảo vệ an toàn tuyệt đối Lễ khai mạc SEA Games 31 Thể thao điện tử Việt Nam và những điều đặc biệt tại SEA Games 31 Siết chặt an ninh trước giờ khai mạc SEA Games 31

Các làng nghề sẵn sàng đón khách

Là một trong những làng nghề được chọn đón tiếp khách tham quan, mua sắm, các cửa hàng kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) đều được trang hoàng đẹp mắt.

Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội Làng nghề Vạn Phúc cho biết, đây là cơ hội đối với làng lụa Vạn Phúc. Hiện, các cơ sở đang tập trung sản xuất quà tặng phục vụ khách tham quan và du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã tuyên truyền về ứng xử văn minh, không chèo kéo mua bán làm ảnh hưởng đến hình ảnh của làng nghề.

Cùng với làng lụa Vạn Phúc, làng nghề truyền thống Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) được Sở Du lịch lựa chọn là 1 trong 4 điểm đến trọng điểm của Hà Nội nhân dịp SEA Games 31, những ngày này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng đang hối hả chuẩn bị các sản phẩm quà tặng, lưu niệm phục vụ du khách.

Các làng nghề của Hà Nội tập trung sản xuất phục vụ SEA Games 31
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) là một trong những làng nghề được chọn đón tiếp khách tham quan, mua sắm dịp SEA Games 31

Hợp tác xã Gốm sứ Tân Thịnh thường xuyên được lựa chọn cung cấp sản phẩm cho các cơ quan Trung ương và Thành phố trong các kỳ cuộc có khách quốc tế đến thăm quan, làm việc.

Nghệ nhân ưu tú Trần Đức Tân chia sẻ, trong mỗi sự kiện của Thủ đô và đất nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Bát Tràng đều mong muốn có các sản phẩm tham gia sự kiện. Mỗi đơn vị được nhận làm quà tặng là một niềm vui, niềm vinh dự vì vừa có doanh thu, vừa truyền tải được thông điệp của làng nghề đến với khách du lịch quốc tế.

Để phục vụ khách du lịch trong thời gian diễn ra SEA Games 31, các cơ sở sản xuất tại Bát Tràng đã chế tác ra nhiều sản phẩm đặc trưng làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn thể thao khi đến Việt Nam thi đấu và tham quan du lịch.

Ông Vũ Văn Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần Sứ Việt cho biết: Những ngày qua, công ty tất bật thiết kế các mẫu sản phẩm đồ gia dụng, đồ lưu niệm. Theo đó, công ty đã thiết kế hình ảnh Sao La – linh vật và biểu tượng của SEA Games 31 để in lên các sản phẩm đĩa, bình, lọ… vừa để làm đồ trưng bày, vừa để cắm hoa; Đồng thời cũng thiết kế các hình ảnh linh vật, biểu tượng của SEA Games 31 để in lên các sản phẩm mang tính ứng dụng cao như các loại ca sứ uống nước… Đây là những sản phẩm được khách du lịch rất yêu thích mỗi khi đến với làng nghề Bát Tràng.

Các làng nghề của Hà Nội tập trung sản xuất phục vụ SEA Games 31
Làng nghề truyền thống Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) được Sở Du lịch lựa chọn là 1 trong 4 điểm đến trọng điểm của Hà Nội nhân dịp SEA Games 31

Một làng nghề nổi tiếng khác của Hà Nội cũng cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ sau dịch, đó là làng Từ Vân, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín, Hà Nội) - nổi tiếng với việc chuyên may cờ Tổ quốc. Trong thời gian SEA Games 31 diễn ra, các gia đình tại làng nghề hối hả sản xuất cờ Tổ quốc, cờ vẫy, băng rôn để cung ứng cho thị trường.

Tại xưởng sản xuất của gia đình ông Nguyễn Quang Phục, không khí làm việc tất bật từ sáng đến tối. “SEA Games 31 là sự kiện thể thao lớn nên xưởng chúng tôi làm hết công suất mà vẫn không kịp đơn hàng để giao”, ông Phục chia sẻ.

Còn tại làng nghề truyền thống nặn tò he ở Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên) cũng đang tất bật hoàn thiện các sản phẩm quà tặng để phục vụ du khách dịp SEA Games 31. Nghệ nhân tò he Đào Văn Lũy ở làng Xuân La cho biết, việc tổ chức các sự kiện này đã giúp các làng nghề có cơ hội để tiếp cận lại với khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm tới du khách.

Cơ hội “vàng” để quảng bá, thu hút khách quốc tế

Vừa qua, lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội đã làm việc với một số cơ sở làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm của Thủ đô. Tại đây, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan ghi nhận, các sản phẩm quà lưu niệm mang dấu ấn SEA Games 31 được bày bán rất đa dạng. Trong đó, các sản phẩm thủ công đặc trưng của Hà Nội sẽ là những sản phẩm hấp dẫn du khách quốc tế khi đến Hà Nội tham dự và cổ vũ SEA Games 31.

"SEA Games 31 là sự kiện thể thao lớn nhất khu vực, thu hút khoảng 10.000 đại biểu, vận động viên, phóng viên quốc tế tham dự. Đây là cơ hội vàng để quảng bá điểm đến du lịch Thủ đô nói riêng và sản phẩm Việt Nam nói chung tới bạn bè quốc tế. Đồng thời là dịp để Hà Nội khẳng định thương hiệu điểm đến tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực", bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Các làng nghề của Hà Nội tập trung sản xuất phục vụ SEA Games 31
Tại làng nghề truyền thống nặn tò he ở Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên) các nghệ nhân cũng đang tất bật hoàn thiện các sản phẩm quà tặng để phục vụ du khách dịp SEA Games 31

Để phục vụ khách du lịch trong thời gian diễn ra SEA Games 31, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống đã chế tác ra nhiều sản phẩm đặc trưng làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn thể thao khi đến Việt Nam thi đấu và tham quan du lịch.

Đồng thời, các địa phương cũng triển khai thực hiện các phương án chống ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan, trải nghiệm làng nghề. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị lữ hành, du lịch của thành phố và các tỉnh triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch và xây dựng các tour du lịch phù hợp cho khách tham quan.

Có thể nhận thấy rằng, du lịch Hà Nội đang đứng trước cơ hội “vàng” để quảng bá, thu hút khách quốc tế. Cùng với nỗ lực xây dựng sản phẩm mới của các đơn vị kinh doanh du lịch, điểm đến, lữ hành, lưu trú, hoạt động của các làng nghề với sự chuyển mình trong thời gian gần đây cũng góp phần không nhỏ vào việc quảng bá du lịch Thủ đô và các sản phẩm quà tặng hấp dẫn cho du khách.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm