Tag

Cách người Nhật Bản chống chọi với "bão giá"

Nhìn ra thế giới 21/11/2021 10:56
aa
TTTĐ - Trước tốc độ tăng nhanh của giá nhiên liệu, thực phẩm và một loạt các mặt hàng gia dụng ở Nhật Bản, anh Kantaro Suzuki đã quyết định giảm lạm phát bằng cách đi bộ.
Nhật Bản: Cứ 6 cuộc hôn nhân có một nhờ mai mối trực tuyến Nhật Bản: Cứ 6 cuộc hôn nhân có một nhờ mai mối trực tuyến
Cách gã khổng lồ thực phẩm chuyển mình thích nghi với đại dịch Cách gã khổng lồ thực phẩm chuyển mình thích nghi với đại dịch
Hơn 8 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang tại Nhật Bản Hơn 8 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang tại Nhật Bản

Nhà văn tự do đang sinh sống ở Tokyo cho biết gần đây anh đã tăng cân do ảnh hưởng của việc hạn chế ra khỏi nhà vì dịch Covid-19. Do đó, anh khá lo lắng về tình trạng giá cả tăng mạnh nếu anh cần mua quần áo cỡ to hơn.

“Tôi không đủ tiền để mua một tủ quần áo mới, đặc biệt trong thời gian giá cả bắt đầu tăng. Đó là lý do tại sao tôi đi bộ để… giảm cân”, anh Suzuki chia sẻ.

Còn đối với Yuuki Bando, sinh sống ở miền Nam Nhật Bản, nỗi lo lớn nhất của cô là giá nhiên liệu tăng. Để cân đối chi phí, cô đã có quyết định tỉnh táo là mua các loại rau theo mùa có giá hợp lý hơn thay vì kén chọn như trước đây.

Người dân đi siêu thị tai Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Reuters)
Người dân đi mua hàng hóa tại siêu thị ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Reuters)

Bando chia sẻ: “Tôi phải lái xe đi làm hàng ngày trong khi giá nhiên liệu đã cao hơn đáng kể so với vài tháng trước”. Cô cũng cho biết mức lương của hầu hết nhân viên ở công ty cô làm việc gần như không thay đổi trong hơn 10 năm qua

“Tôi còn lựa chọn nào nữa đâu. Tôi sống ở vùng nông thôn và rất cần xe để đi lại”, cô Bando nói.

Sau hơn hai thập kỷ giảm phát, người tiêu dùng Nhật Bản đã quen với việc các doanh nghiệp giảm giá để thúc đẩy tiêu dùng. Giờ đây, người tiêu dùng Nhật Bản đã bị sốc bởi mọi loại chi phí tăng cao.

Giá tiêu dùng hồi tháng 9 tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 18 tháng. Bloomberg ước tính lạm phát cơ bản của nước này khoảng 1,4%. Giá hàng hóa tăng mạnh ở đất nước mặt trời mọc nhưng các doanh nghiệp đang chuyển gánh nặng đó cho người tiêu dùng.

Ngân hàng Nhật Bản báo cáo giá bán buôn ở nước này đã nhảy vọt 8% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là đợt tăng mạnh nhất trong hơn 40 năm, chủ yếu do giá dầu thô bị đẩy lên cao còn đồng yên suy yếu, dẫn đến chi phí nhập khẩu bị đội giá.

Giá nhiên liệu và than đá đã tăng hơn 44% trong khi giá bán lẻ tới khách hàng ở mức cao nhất 7 năm. Tương tự, giá gỗ tăng 57%, thép và sắt tăng gần 22%. Vì thế, các hộ gia đình Nhật Bản phải chứng kiến giá hóa đơn tăng vọt, với điện, gas và nước đều tăng gần 11%.

Giá cả hàng hoá tăng khiến người Nhật Bản tìm cách thắt chặt chi tiêu (Ảnh: Bloomberg)
Giá cả hàng hóa tăng cao khiến người Nhật Bản tìm cách thắt chặt chi tiêu (Ảnh: Bloomberg)

Hôm 12/11, tập đoàn sản xuất thực phẩm khổng lồ Kikkoman cho biết sẽ tăng giá nước tương, một gia vị quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản, lên tới 10% so với tháng 2. Đây là đợt tăng giá đầu tiên của Kikkoman kể từ năm 2008 do chi phí nguyên liệu thô và phí hậu cần tăng. Tập đoàn này cho biết giá sữa đậu nành cũng sẽ tăng từ 5 đến 6%. Nhà máy sản xuất bột mì Nisshin Seifun cũng thông báo tăng giá và giải thích quyết định này bằng biểu đồ về tỷ giá đồng USD so với đồng yên và sự gia tăng chi phí vận chuyển.

Ở tỉnh Saitama, phía Bắc Tokyo, bà nội trợ Ayako Ueda đang làm mọi cách để thích nghi. Bà dự định trồng rau trong chậu ở khu vườn nhỏ bên cạnh nhà mình.

Bà Ayako Ueda chia sẻ gia đình đang cố gắng ăn uống lành mạnh hơn với thực phẩm là ăn rau, củ, quả. Tuy nhiên, giá mặt hàng nông sản đã tăng mạnh những tuần gầy đây.

“Tôi chưa bao giờ trồng rau nhưng đã quyết định thử trồng một số loại và hy vọng sẽ được thu hoạch”, bà Ueda nói. Hai vợ chồng bà cũng giảm bớt hoạt động vui chơi cuối tuần vì giá xăng leo thang. Bà hy vọng mọi thứ sẽ ổn hơn vào mùa xuân tới.

Về nhà văn tự do Suzuki, anh cũng đang dần thay đổi lối sống. Anh hạn chế đưa vợ ra ngoài ăn uống, thậm chí bớt mua đồ uống có cồn. “Chúng tôi đã sống với trong tình trạng giảm phát và mức giá cố định quá lâu nên hầu hết mọi người không nhận ra sự khác biệt. Hiện tại, tôi và mọi người đang phải thay đổi cách chi tiêu để đối phó với lạm phát”, anh tâm sự.

Đọc thêm

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Xem thêm