Tag

Cải cách hành chính hiệu quả nhờ dịch vụ công trực tuyến

Đô thị 26/10/2020 14:00
aa
TTTĐ - Cải cách hành chính (CCHC) được Hà Nội xác định là “chìa khóa” quan trọng, quyết định thành công các chương trình, mục tiêu của địa phương, cũng như thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư từ bên ngoài.
Hà Nội: Gắn ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính Cải cách hành chính nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bộ Công Thương tăng cường cải cách hành chính, dẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến Huyện Gia Lâm: Tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện Quảng Ninh tạo đột phá trong 10 năm cải cách hành chính Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường cải cách hành chính
Hà Nội phân công cán bộ luôn tận tình hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Hà Nội phân công cán bộ luôn tận tình hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố, công tác CCHC đã được triển khai bài bản, thu được nhiều kết quả tích cực, xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình tốt giúp tiết kiệm thời gian, công sức của các tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu giao dịch hành chính. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, người dân.

Theo Văn phòng UBND TP Hà Nội, về nhiệm vụ thực hiện cải cách hành chính quý III/2020, Đoàn kiểm tra của thành phố vừa kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất không báo trước đối với 26 cơ quan, đơn vị thành phố, trong đó kiểm tra chuyên đề về nội dung chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đối với 12 xã, phường, thị trấn thuộc 6 quận, huyện; kiểm tra CCHC tại quận, huyện và các xã, phường, thị trấn trực thuộc 14 đơn vị…

Kết quả kiểm tra cho thấy việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức; việc tiếp công dân được duy trì ổn định; không có phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra cơ bản chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đều có lịch phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và người lao động làm việc luân phiên trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhằm đảm bảo giải quyết hồ sơ cá nhân, tổ chức theo yêu cầu công việc, phù hợp với yêu cầu chống Covid-19 trong giai đoạn mới.

Đến hết tháng 8/2020, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính thuộc thành phố là 1.813 TTHC. Tổng số TTHC đủ điều kiện để triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 của thành phố là 1.720 TTHC; tổng số DVCTT mức 3, 4 của thành phố đang cung cấp cho người dân và doanh nghiệp là: 1.671/1.720 TTHC. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là: 1227 TTHC; mức độ 4 là 444 TTHC.

Việc giải quyết hồ sơ TTHC, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên thành phố thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế).

Các ngành của Hà Nội đã tăng cường dịch vụ công để đẩy mạnh cải cách hành chính.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến hết năm 2020, 100% TTHC của Sở sẽ được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3,4. Theo đó, ngành xây dựng tập trung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; khai thác sử dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản, Cổng thông tin điện tử của Sở, Hệ thống dịch vụ công trực tuyện; hệ thống “Một cửa” điện tử dùng chung 3 cấp của thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành; tăng số đầu việc dịch vụ công mức 3, 4 tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân không phải đến cơ quan làm thủ tục. Bảo đảm đến hết năm 2020 100% TTHC của Sở được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3,4.

Nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết TTHC, thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục rà soát, đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giao dịch; ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2020; tiến hành khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Sở Xây dựng Hà Nội năm 2020; kế hoạch xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa năm 2020…

Sở sẵn sàng trả kết quả giải quyết TTHC tại nhà thông qua dịch vụ bưu chính công ích của thành phố (DVC mức độ 4) cho những cá nhân có nhu cầu; phấn đấu thực hiện việc tiếp nhận 100% hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức qua Phần mềm DVC trong thời gian tới nhằm đảm bảo công khai, minh bạch nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.

Với khối lượng các thủ tục hành chính lớn cho hơn 2.700 trường học và các cơ sở giáo dục thì việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 là rất cấp thiết cho toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc xây dựng và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 để giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân được thuận lợi nhất, ngành GDĐT Hà Nội đã quyết tâm rất cao từ Sở đến các phòng chức năng của Sở, các nhà trường trên địa bàn thành phố.

Tính đến tháng 7/2019, Sở đã có 100/100 các TTHC được giải quyết qua DVCTT mức độ 3, 4. Trong đó, có 30/65 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; 12/30 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 2/5 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. Tổng số DVCTT mức độ 4 đạt 44%. Các DVCTT mức độ 3, 4 được thực hiện trên 3 lĩnh vực, đó là: Lĩnh vực GDĐT; lĩnh vực văn bằng, chứng chỉ; lĩnh vực thi và tuyển sinh.

Trong thời gian tới, ngành GDĐT Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 lĩnh vực GDĐT toàn ngành, đạt ít nhất 75% vào năm 2020 và trên 80% vào những năm tiếp theo; tiếp tục rà soát các TTHC theo hướng 3 giảm: Giảm thời gian, giảm thành phần hồ sơ và giảm chi phí cho người dân; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tiện ích của các DVCTT mức độ 3, 4 đang thực hiện, góp phần cùng với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cải cách TTHC, tạo ra môi trường làm việc và kinh doanh thông thoáng trên địa bàn Thủ đô.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4833/UBND-KSTTHC ngày 6/10/2020 về triển khai thực hiện một số công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện việc tái cấu trúc quy trình, tích hợp các thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Tính đến nay, thành phố Hà Nội đang cung cấp 241/1.431 thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trước ngày 25/10/2020, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội hoàn thành việc rà soát các dịch vụ công của thành phố đang cung cấp, bảo đảm hoạt động thông suốt; thực hiện đồng bộ trạng thái tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trước hạn, đúng hạn, quá hạn đối với các thủ tục hành chính đang cung cấp trên Cổng dịch vụ công của thành phố lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến nhiệm vụ trên, các sở, ban, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện việc kết nối, tích hợp dịch vụ công trực tuyến của thành phố trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của UBND thành phố; bảo đảm việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến đúng lộ trình thời gian.

Cùng với đó, các đơn vị tiếp tục thực hiện việc rà soát, đề xuất bổ sung danh mục, lộ trình các dịch vụ công trực tuyến sẽ kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; việc đề xuất, lựa chọn giải pháp cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử bảo đảm nguyên tắc: “hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, tránh lãng phí”…

* “Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”.

Đọc thêm

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Xem thêm