Cải tạo vườn hoa Trúc Bạch: Kết hợp cổ điển và hiện đại
Năm 2024, Hà Nội tiếp tục hoàn thành 16 công viên, vườn hoa Hà Nội gắn biển công trình cải tạo vườn hoa Tao Đàn |
Cái tên Trúc Bạch gắn với làng Trúc Yên hay Trúc Lâm, nơi có rừng trúc, từ sau khi trở thành nơi dệt lụa của các cung nữ thời chúa Trịnh Giang (thế kỷ XVIII).
Sản phẩm lụa được dệt rất đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán là Trúc Bạch); từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Những rặng trúc được trồng mới, tạo nét đặc trưng cho hồ Trúc Bạch, mạn phố Trấn Vũ |
Với ý tưởng kể lại câu chuyện của vùng đất gắn với cái tên Trúc Bạch, ngôn ngữ tạo hình của vườn hoa sử dụng hình ảnh ước lệ bằng các băng ghế rộng như những dải lụa màu trắng, chạy xen lẫn những rặng trúc.
Phối cảnh về ý tưởng bắc 1 cây cầu nhỏ |
Đây cũng là một trong các khu “rừng trúc” được trồng ven hồ, theo một chuỗi từ đầu phố Trấn Vũ giao với đường Thanh Niên tạo thành khung cảnh văn hoá nên thơ của hồ.
Du khách chụp ảnh lưu niệm bên không gian văn hóa mới |
Bên cạnh đó, UBND quận Ba Đình cũng sẽ đầu tư một con đường nối liền phố Trấn Vũ với phố Trúc Bạch.
Đây là một đoạn phố nhỏ nhưng là một thay đổi lớn trong cấu trúc giao thông khu vực này. Sau rất nhiều năm, đến giờ , đường giao thông quanh hồ mới được khép kín, đi lại sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Việc này cũng có nghĩa các con phố nhỏ khu vực đảo Ngọc Ngũ Xã sẽ hết tình trạng ách tắc, tạo điều kiện cho việc mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động văn hóa ẩm thực, giới thiệu sản phẩm OCOP tại đây.
Để tăng tính thẩm mỹ, một cây cầu nhỏ với hình thức hoài cổ cũng sẽ được bắc ngang qua eo nước, sang con ngõ nhỏ ven hồ đã được đầu tư chỉnh trang đô thị, lung linh ánh đèn lồng hằng đêm…