Cân nhắc thuế VAT 0% với mặt hàng phân bón
Đại biểu Quốc hội: “Thuế tài sản hầu như chưa thu được đồng nào” Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... |
Đề xuất phân bón thuộc đối tượng chịu thuế 0%
Dự thảo Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi đưa ra quy định áp thuế suất 5% với các mặt hàng phân bón. Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn với đề xuất này và đề nghị cân nhắc kỹ để tránh "thu của người nghèo"...
![]() |
Đại biểu Trần Văn Lâm |
Theo đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang), nông nghiệp, nông dân, nông thôn là khu vực vô cùng quan trọng, luôn là trụ đỡ khi nền kinh tế và đất nước khó khăn nhưng đây cũng là đối tượng yếu thế trong kinh tế thị trường, luôn cần ưu tiên chăm lo, bảo vệ, hỗ trợ như trong các Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ đã xác định.
Việc tăng thuế VAT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khu vực này, làm tăng giá vật tư đầu vào, tăng chi phí, giá thành, giảm tính cạnh tranh của nông sản; giảm thu nhập nông dân, tác động xấu đến khu vực nông thôn.
Do đặc thù nông nghiệp nước ta chủ yếu là sản xuất nông hộ, nhỏ lẻ, không đủ điều kiện hạch toán để khấu trừ VAT đầu vào nên hầu như toàn bộ 5% VAT này sẽ cấu phần vào và làm tăng giá thành nông sản; giảm cạnh tranh, giảm thu nhập của nông nghiệp, nông dân”, đại biểu Lâm phân tích thêm.Từ đó, đại biểu cho rằng, không nên chuyển các mặt hàng phân bón, vật tư, máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ nông nghiệp và tàu cá đánh bắt xa bờ sang đối tượng chịu thế VAT.
“Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất các mặt hàng này cạnh tranh bình đẳng trên sân nhà với sản phẩm cùng loại nhập khẩu là cần thiết nhưng không nên đẩy trách nhiệm này cho nông nghiệp, nông dân. Không nên thu của người nghèo, trả cho người giàu”, đại biểu nói.
![]() |
Đại biểu Trần Anh Tuấn |
Đại biểu Trần Anh Tuấn (TPHCM) cho rằng: Chúng ta đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng theo hướng tiếp tục giảm thuế (giảm thuế 2% cho đến cuối năm 2024); tiếp tục sẽ có những biện pháp để kích cầu tiêu dùng và sản xuất đến cuối năm 2025, thì tốc độ tăng trưởng mới đảm bảo duy trì tốt.
Việc sửa đổi luật đưa mức chịu thuế từ 0% lên 5% như dự thảo luật đối với một số mặt hàng là đầu vào của sản xuất thì các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này sẽ giảm sức cạnh tranh, gây áp lực lạm phát các mặt hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Vì vậy, ông Tuấn cho rằng cần thiết kế chính sách theo lộ trình, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp cần tính toán lại chính sách thuế hợp lý, có thể đưa vào mức chịu thuế 0% thay vì 5% như dự thảo luật để doanh nghiệp được khấu trừ thuế nhưng sản phẩm lương thực thực phẩm đầu ra không bị áp lực tăng giá, mà vẫn thực thi chính sách tài khóa mở rộng tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn.
Tăng chi phí đầu vào sẽ làm tăng giá sản phẩm
Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng theo hướng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế suất giá trị gia tăng 0%.
Theo bà Vang, nếu luật vẫn giữ 5% đối với mặt hàng phân bón thì nông dân phải bỏ ra khoảng 6.000 tỷ đồng. Còn nếu dự thảo Luật áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% đối với mặt hàng phân bón thì khoảng 2.000 tỷ đồng thay vì được bổ sung vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thì nguồn này sẽ hỗ trợ lại cho doanh nghiệp và nông dân. Như vậy, nông dân sẽ được giảm đáng kể chi phí đầu vào.
![]() |
Đại biểu Tô Ái Vang |
Bên cạnh đó, theo đại biểu, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu đưa phân bón chịu thuế VAT 5% là tăng áp lực cho nông dân trong bối cảnh ngành nông nghiệp chịu nhiều tổn thương nhất.
“Hiện nông dân chiếm 62% dân cư nhưng đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 14% ngân sách Nhà nước là chưa thỏa đáng” - đại biểu cho biết.
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) cho rằng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mặt hàng phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên nhiều nước đều thiết kế chính sách theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Có không ít các nước như Mỹ, Thái Lan, Lào… vẫn không thu thuế VAT, thuế bán hàng với phân bón.
“Báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá, nếu tăng thuế VAT thì riêng mặt hàng phân bón tăng 6.200 tỉ đồng, chưa nói tới các mặt hàng máy móc, thiết bị nông nghiệp. Nguồn thu này phải chăng là nguồn thu từ nông nghiệp và nông dân?” - đại biểu đặt câu hỏi.
Theo đại biểu, tăng thuế VAT tức là tăng giá của phân bón và các loại vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Tăng giá đầu vào sẽ làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và tăng chi phí của nông dân.
“Nông nghiệp, nông dân Việt Nam đa số là sản xuất nhỏ lẻ; bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung luôn phải phập phồng trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nay tiếp tục oằn mình với nỗi lo thua lỗ nếu giá phân bón, vật tư nông nghiệp tiếp tục tăng cao” - đại biểu bày tỏ.
Giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc đưa mặt hàng phân bón chịu thuế VAT 5% để đảm bảo không mất bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu; đồng thời, khi hoàn thuế thì sẽ tạo ra nguồn lực cho doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, phát triển một cách bền vững. Bộ trưởng cũng cho rằng, giá cả tăng không hẳn là từ thuế mà còn bị tác động bởi cung - cầu. Bộ trưởng cho biết, theo đánh giá tác động, nếu áp thuế VAT 5% đối với phân bón, mỗi hộ nông dân một năm trả thêm 461.000 đồng; một tháng là 38.000 đồng. Bộ trưởng tiếp thu ý kiến các đại biểu và sẽ đánh giá tác động một lần nữa về đề xuất này và trình Quốc hội vào cuối năm 2024. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp
