Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng
Đó là thông điệp của Cục An toàn thực phẩm cảnh báo đến người tiêu dùng về việc cần cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Shopee… các TikToker, KOLs, KOCs và Influencers thường xuyên xuất hiện trong vai trò là người giới thiệu sản phẩm với những lời hứa hẹn “thần kỳ” như: Giúp giảm cân nhanh chóng, làm đẹp da tức thì, hay tăng cường sức khỏe vượt trội… khiến cho người tiêu dùng cảm thấy bị thu hút và tin tưởng.
Không ít người đã tin theo những quảng cáo này mà mua về sử dụng, nhưng kết quả lại không như mong đợi, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
![]() |
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng |
Trong khi đó, theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tâm lý muốn khỏi bệnh nhanh của người tiêu dùng để quảng cáo sai sự thật, thậm chí dùng cả người nổi tiếng để tăng độ tin cậy.
Những lời quảng cáo như: “Giúp khỏi bệnh hoàn toàn”, “Tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài ngày”, “Bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên”… đều là những dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng.
Đáng lo ngại hơn, không phải tất cả những lời quảng cáo ấy đều dựa trên cơ sở khoa học hay được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng. Nhiều trường hợp đã sử dụng những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để “thổi phồng” công dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng về khả năng thật sự của sản phẩm. Trong khi thực tế, những kết quả ấy khó có thể đạt được chỉ dựa vào một sản phẩm đơn lẻ.
Hệ quả của những quảng cáo thổi phồng này không chỉ là sự thất vọng khi sản phẩm không như mong đợi, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Người tiêu dùng có thể tự ý dùng thực phẩm chức năng mà không tham khảo ý kiến chuyên gia, dẫn đến những tác dụng phụ hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác. Chưa kể, không ít sản phẩm được quảng cáo quá mức này có thể là hàng giả, hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc, khiến người dùng càng thêm rủi ro.
![]() |
Để tránh rơi vào "bẫy" quảng cáo, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua (Ảnh minh họa) |
Để tránh bị lừa bởi những quảng cáo sai sự thật, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không?
Đặc biệt, không tin vào những quảng cáo quá đà (không có sản phẩm nào có thể “chữa bách bệnh” hay mang lại kết quả thần kỳ trong vài ngày); cần tham khảo ý kiến chuyên gia; chọn mua sản phẩm từ nguồn uy tín, tránh mua hàng trôi nổi trên mạng, nhất là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác đầy đủ.
“Sự chủ động và thông minh của người tiêu dùng chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và ví tiền của mình. Sức khỏe của chúng ta quan trọng hơn bất kỳ lời hứa hẹn nào từ một video TikTok hay một bài đăng trên Facebook”, thông điệp từ Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

Lấy mẫu xét nghiệm các mặt hàng được tiêu thụ cao dịp Tết

“Hãi hùng” quy trình sản xuất bánh, kẹo trực tiếp dưới sàn nhà

Phái đẹp và bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tiện lợi những ngày cuối năm

Chuyên gia tư vấn chọn thực phẩm cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Sữa Optimum xuất hiện với công thức đột phá 6 HMO

Sốt ruột, nóng trong người khi tất bật hoàn thành mục tiêu năm cũ

Người trẻ bồn chồn, sốt ruột trước áp lực công việc cuối năm

Sữa tươi công thức không lactose - món quà quý giá cho sức khỏe
