Chàng sinh viên có thu nhập cao nhờ vẽ tranh chân dung
![]() |
Đam mê vẽ chân dung từ lâu nhưng Nguyễn Văn Thanh mới chỉ thực sự cầm cọ vẽ được gần 1 năm. “Hồi đó, thấy mẫu nào đẹp, mình vẽ lại rồi đăng vào một số group (hội) về tranh để nhờ mọi người góp ý, nhận xét. Tuy nhiên, khi nhận được những lời chê bai, nhận xét khá nặng nề khiến mình cảm thấy vô cùng chán nản và muốn từ bỏ”, Thanh nhớ lại những ngày đầu tập vẽ.
![]() |
Sau thất bại đó, hơn 1 tháng Thanh không động đến giá và bút vẽ. Nhưng rồi niềm đam mê cháy bỏng khiến cậu quyết định “phục thù”. Để rèn luyện kỹ năng, cậu nghiên cứu cách vẽ của nhiều người, tìm hiểu qua các video trên mạng chứ không theo học bất kỳ ai. Từ những gì đúc kết được, Thanh lựa chọn phương pháp phù hợp cho riêng mình.
Sau 3 tháng kiên trì mày mò, học hỏi, chàng trai trẻ tiến bộ rõ rệt. Những bức chân dung cậu vẽ đã mượt mà và có hồn hơn trước rất nhiều.
![]() |
“Khi thấy khả năng vẽ đã lên tay, mình quyết định đăng tranh vào các group đó một lần nữa. Thật không ngờ, có người khen mình vẽ đẹp và đặt tranh”, Thanh chia sẻ.
Từ người khách đầu tiên, Thanh dần được mọi người biết đến và đặt hàng nhiều hơn. Đam mê, nhiệt huyết và vẽ tranh bằng tất cả cảm xúc nên những tác phẩm của Thanh luôn để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người xem, đặc biệt là đôi mắt có hồn của nhân vật. Biểu cảm từ đôi mắt cũng chính là cảm hứng đầu tiên giúp Thanh đặt bút tạo nên những tác phẩm giàu tính nghệ thuật. Hiện tại, mỗi tháng cậu nhận khoảng trên dưới 20 bức tranh, mỗi bức có giá từ 300 – 500 nghìn đồng, tùy thuộc khổ giấy to hay nhỏ.
![]() |
Được khen vẽ chân dung đẹp như ảnh chụp nhưng Thanh chưa từng có ý định lên Hồ Gươm vẽ ký họa để có thêm thu nhập. Theo anh, 10 phút ký họa là chưa đủ để lột tả thần thái nhân vật. “Với vẽ chân dung, mình muốn đầu tư thời gian, công sức để có một bức vẽ thật đẹp. Thông thường mình mất khoảng nửa ngày để hoàn thiện một bức tranh khổ A4”.
![]() |
Trong tương lai, cậu dự định sẽ giới thiệu tranh của mình trên mạng xã hội instagram và lập một fanpage riêng. “Mình cũng sẽ đăng tải những video về quá trình hoàn thành một bức tranh trên Youtube. Khi đó, mình sẽ có cơ hội được giao lưu, học hỏi với nhiều người hơn, đồng thời tranh của mình cũng sẽ được những người nước ngoài biết đến. Cách làm này khá phổ biến trên thế giới song ở Việt Nam thì lại có rất ít”.
Đối với chàng sinh viên này, vẽ tranh chân dung là một đam mê, sở thích song đây không phải là đích đến của cậu. Sau khi tốt nghiệp, Thanh mong muốn được làm đúng ngành học, nghĩa là trở thành một kiến trúc sư.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giải pháp nào để xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường theo Nghị quyết 68?

Tái định nghĩa nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TP Hồ Chí Minh hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo
