Tag

“Chìa khóa” để khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo

Doanh nghiệp 02/03/2024 18:51
aa
TTTĐ - Đội ngũ Năng lượng tái tạo của RSK đang hướng sự chú ý đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) - nơi các chính phủ và các ngành công nghiệp đang ngày càng tập trung hơn vào lĩnh vực giúp họ đạt được các mục tiêu môi trường và tiếp tục hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Cần có tầm nhìn trung hạn, dài hạn cho các dự án chuyển đổi năng lượng tái tạo Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Petrovietnam "lãnh ấn" tiên phong Đề xuất nghiên cứu, xây dựng Luật Năng lượng tái tạo "Dư địa" rất lớn cho phát triển năng lượng tái tạo Bình Thuận cần tận dụng tiềm năng cho phát triển năng lượng tái tạo
“Chìa khóa” để khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo

Định hướng này của RSK cũng phù hợp với Báo cáo năm 2024 của Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) – báo cáo đã nêu bật tiềm năng của điện gió ngoài khơi đối với khu vực APAC. Cụ thể, báo cáo năm 2024 của GWEC dự đoán một nửa công suất điện gió ngoài khơi sẽ được lắp đặt trên toàn thế giới trong 10 năm tới sẽ tập trung ở khu vực này. Ngoài ra, GWEC đã ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ.

Tập đoàn RSK sở hữu hơn 200 công ty môi trường và kỹ thuật tại 40 quốc gia, bao gồm cả khu vực APAC. Giám đốc mảng Năng lượng tái tạo của RSK – ông Peter Gettinby, cùng với Giám đốc Vận hành RSK khu vực APAC - bà Jessica Finch, đã tham dự và chia sẻ kiến thức chuyên môn tại các hội nghị về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi tổ chức tại Manila, Đài Bắc, Singapore, Seoul, Busan, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ông Peter Gettinby
Ông Peter Gettinby

Ông Peter Gettinby cho biết: "Chỉ riêng năm 2023, chúng ta đã chứng kiến nhiều sáng kiến đột phá quan trọng tại nhiều thị trường, trong đó có khu vực APAC, có thể kể đến Việt Nam ban hành Quy hoạch Phát triển Điện VIII, đặt ra mục tiêu đưa công suất điện gió ngoài khơi (ở Việt Nam) đạt 6GW vào năm 2030 và đến năm 2050, con số này sẽ lên đến 70-91,5 GW. Dự kiến đến năm 2035, sẽ có khoảng 450 tuabin gió ngoài khơi cỡ lớn vận hành tại Việt Nam, được lắp đặt trong khoảng 10 trang trại gió ngoài khơi móng cố định và một hoặc hai trang trại gió móng nổi.

Ngoài ra, còn có Bangladesh đã công bố kế hoạch xây dựng dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của nước này. Hàn Quốc cấp giấy phép kinh doanh điện gió ngoài khơi (EBL) cho công suất hơn 20,8 GW và đang phát triển hệ thống “kép” cho phát triển điện gió ngoài khơi. Philippines đang tiến tới phiên đấu giá năng lượng xanh đầu tiên cho điện gió ngoài khơi."

Ông Ông Peter Gettinby nói thêm rằng thách thức chính mà chính phủ và các ngành công nghiệp ở khu vực APAC đang phải đối mặt khi đầu tư vào điện gió ngoài khơi là hiện thực hóa tiềm năng này.

"Các ngành công nghiệp và chính phủ có thể tạo ra một môi trường thúc đẩy đổi mới, đầu tư và phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi mạnh mẽ thông qua việc hợp tác. Trong vài tháng qua, chúng tôi đã trao đổi với các nhà phát triển và cơ quan chính phủ về các kế hoạch và mục tiêu của họ, cũng như những công tác cần thiết để loại bỏ mọi rào cản tiềm ẩn", ông Peter Gettinby chia sẻ.

Song song đó, bà Jessica chỉ ra rằng vẫn còn nhiều rào cản để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo. Một số thị trường vẫn chưa có chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường rõ ràng, đồng thời cần thêm định hướng của chính phủ về các chính sách như quy hoạch không gian biển, cho phép hay chấp thuận để các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

Jessica Finch
Jessica Finch

Bà Jessica cho biết: "Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các chiến lược đưa điện gió ngoài khơi vào thị trường vẫn đang trong giai đoạn sơ khai vì chính phủ các quốc gia cũng cần có thêm thời gian làm quen với quy trình mới phức tạp, nếu không kỹ lưỡng có thể gây ra sự lộn xộn trong chính sách. Tuy nhiên, với đà phát triển hiện tại, các chính sách hiệu quả để đưa điện gió ngoài khơi vào thị trường hoàn toàn có thể được triển khai nhanh chóng trong tương lai gần”.

Jessica nói thêm rằng, ngoài những khó khăn trong việc đưa điện gió ngoài khơi vào thị trường, thách thức tiếp theo là xây dựng các chính sách công nghiệp hỗ trợ phát triển lĩnh vực này, tập trung vào ba yếu tố: chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Bà Jessica Finch chia sẻ: “Các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng - do mất nhiều thời gian xây dựng - đang trở thành trở ngại đáng kể, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển nhanh như APAC. Để giải quyết vấn đề này, cần có phương pháp phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, yêu cầu nội địa hóa của một số thị trường có thể làm tăng áp lực lên chuỗi cung ứng.

Phát triển lưới điện vốn là mối lo ngại thường trực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cũng như ảnh hưởng đến điện gió ngoài khơi. Do đó, chính sách và quy hoạch của chính phủ sẽ đóng vai rất quan trọng đối với điều đó. Cảng biển và cơ sở hạ tầng cũng có thể trở thành thách thức cản trở sự phát triển của điện gió ngoài khơi”.

“Chìa khóa” để khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo

Jessica nói thêm rằng ngành điện gió ngoài khơi đang có nhu cầu lao động lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm và chuyển đổi việc làm từ các ngành nghề không còn cần thiết. Theo Báo cáo Lộ trình điện gió ngoài khơi tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng đạt được công suất gió ngoài khơi từ 11GW đến 25GW cho đến năm 2035, có thể tạo ra tới 700.000 việc làm mỗi năm và giảm thiểu được 217 triệu tấn khí thải CO2.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức kép cho khu vực, đó là vừa cần nguồn nhân lực có tay nghề cao, vừa cần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng.

Một số diễn biến quan trọng trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại khu vực APAC

- Việt Nam: Các đối tác cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ đô la Mỹ thuộc khuôn khổ Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG)..

- Philippines: Đặt mục tiêu đạt 6GW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030, với mục tiêu dài hạn là 50GW vào năm 2050.

- Đài Loan: Theo GWEC, Đài Loan có tiềm năng kỹ thuật để sản xuất 494GW điện gió ngoài khơi, tương đương với 131 dự án. Hiện tại, có 5 dự án đã đi vào hoạt động với tổng công suất 2,7GW.

- Hàn Quốc: Đặt mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi đạt 12GW vào năm 2030.

Sắp tới đây, đội ngũ nhân sự Tập đoàn RSK sẽ tham dự Hội nghị Công nghệ ngoài khơi châu Á (Offshore Technology Conference Asia) ở Kuala Lumpur (Campuchia) vào tháng 2 và Hội nghị Năng lượng gió châu Á 2024 (Wind Energy Asia 2024 Conference) ở Cao Hùng, Đài Loan vào tháng 3.

Đọc thêm

Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0 Doanh nghiệp

Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0

TTTĐ - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến viễn cảnh kinh doanh hoàn toàn mới. Với sự cải tiến vượt trội về công nghệ thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động, Big data, trí tuệ nhân tạo… các đơn vị kinh doanh, tiểu thương, nhà đầu tư được cung cấp thêm những công cụ giúp việc quản lý kinh doanh trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn.
NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu Doanh nghiệp

NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu

TTTĐ - Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) Kitao Yoshihisa đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Chiến lược kinh doanh linh hoạt, PNJ đạt lợi nhuận 1.167 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh linh hoạt, PNJ đạt lợi nhuận 1.167 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 22.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.167 tỷ đồng.
Giải pháp nâng cao trách nhiệm khi vay để phát triển tín dụng tiêu dùng lành mạnh Doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao trách nhiệm khi vay để phát triển tín dụng tiêu dùng lành mạnh

TTTĐ - Vừa qua, Viện Chiến lược Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo khoa học “Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen” tại Hà Nội.
SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng, CASA tăng mạnh Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng, CASA tăng mạnh

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó, SeABank cũng thành công huy động 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 Doanh nghiệp

Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2

TTTĐ - Tám tháng sau khi Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng hủy quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, TAND tỉnh Gia Lai tiếp tục thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 của Công ty Cổ phần Lilama 45.3.
Ký kết hợp tác chiến lược và ra mắt sản phẩm công nghệ mới Doanh nghiệp

Ký kết hợp tác chiến lược và ra mắt sản phẩm công nghệ mới

TTTĐ - Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Hunonic Việt Nam tổ chức thành công "Hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm công nghệ mới và lễ ký kết hợp tác phân phối độc quyền sản phẩm giữa Công ty Cổ phần Hunonic Việt Nam và nhà phân phối Hunonic Hoàng Nguyễn khu vực Hà Nội".
Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm. Kết quả kinh doanh ấn tượng đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận hat-trick giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ 3 tổ chức uy tín hàng đầu thế giới là Euromoney, FinanceAsia và Global Finance.
Em sẽ dùng một phần tiền làm từ thiện Doanh nghiệp

Em sẽ dùng một phần tiền làm từ thiện

TTTĐ - Đây là tâm sự của em P.Đ.A, sinh viên năm 3 trường Đại học Bách khoa Hà Nội khi trúng 200 triệu đồng tiền mặt nhờ giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày với Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình “Hè nóng thưởng nóng, giải nhiệt trúng thiệt”.
Agribank cùng tiếp sức đưa sản phẩm OCOP vươn xa Doanh nghiệp

Agribank cùng tiếp sức đưa sản phẩm OCOP vươn xa

TTTĐ - Với vai trò là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Agribank luôn đồng hành, hỗ trợ nhu cầu vay vốn đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, góp phần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm