Chiến lược nhân sự trong bối cảnh hội nhập thị trường châu Âu
Các đại biểu tham dự Hội thảo “EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam”
Bài liên quan
45% người đi làm mong muốn một công việc không phải toàn thời gian
Nghiên cứu “Cuộc cách mạng kỹ năng 4.0: Robot cần chúng ta!”
Ứng viên hài lòng sẽ trở thành khách hàng hài lòng
Xu hướng tuyển dụng lao động quý 4/2018
Người tìm việc muốn trải nghiệm công nghệ cao và nâng tính tương tác
Thấu hiểu thế hệ Z trong kỷ nguyên 4.0
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được xem là một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới với một phần nội dung cam kết về các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Với việc xóa bỏ đến 99% thuế quan xuất khẩu, EVFTA sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh về giá cả hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Toàn cảnh Hội thảo |
Tuy nhiên, hiệp định này yêu cầu Việt Nam tuân thủ bốn tiêu chuẩn lao động cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế ILO, gồm: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động (hiểu cơ bản là các quyền liên quan tới công đoàn), chấm dứt lao động cưỡng bức, xóa bỏ lao động trẻ em và xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong lao động.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đáp ứng tiệm cận các kỹ năng cần thiết. Trong khi đó, nhà tuyển dụng không biết tuyển lao động đáp ứng kỹ năng của doanh nghiệp ở đâu và lao động muốn học cũng không biết phải học những kỹ năng gì. Cần cấp thiết có cơ chế hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nghề, nhằm thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực ở bối cảnh mới.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu tại Hội thảo |
Số liệu từ khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2018) của VCCI cho thấy, các doanh nghiệp FDI chia sẻ họ dễ dàng tiếp cận được với nguồn lao động phổ thông, tuy nhiên bức tranh không mấy tích cực khi doanh nghiệp muốn tìm kiếm lao động lành nghề, có kỹ năng cao như cán bộ kỹ thuật, giám sát và quản lý. Có tới 50% doanh nghiệp cho rằng khó tuyển dụng lao động chất lượng cao, 85% doanh nghiệp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự cấp cao, kỹ sư hàng đầu…
Ngoài việc thiếu hụt nguồn lao động phổ thông đáp ứng yêu cầu hiệp định, cơ cấu sản xuất và chuỗi cung ứng dịch chuyển sẽ kéo theo nhiều thay đổi, tạo ra nguy cơ thiếu hụt lao động có kỹ năng nếu Việt Nam không có chiến lược đào tạo nhân tài cụ thể .
Ông Simon Matthews, Tổng giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông phát biểu tại Hội thảo |
Theo ông Simon Matthews, Tổng giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông, để có thể phát triển lên tầm cao mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạnh công nghiệp 4.0, việc phát triển nhân tài là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khảo sát trên 19.000 doanh nghiệp hoạt động ở 44 quốc gia của ManpowerGroup cho biết, 45% công việc sẽ bị thay thế một phần bởi máy móc và chỉ 5% bị thay thế toàn bộ. Vì vậy, các kỹ năng mềm còn được đánh giá cao hơn cả những kỹ năng liên quan tới quản lý và lãnh đạo. Ví dụ, trong thang đo tỷ trọng các kỹ năng cho một nhân viên: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tổ chức, chăm sóc khách hàng, lãnh đạo và khả năng tối ưu tác vụ quản lý có tỷ lệ lần lượt là 56%, 55%, 54%, 49%, 45%, 34% và 33%….
Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu tham dự |
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tác động lớn nhất của quy định lao động của EVFTA là người lao động được tự do thành lập tổ chức đại diện cho mình ở cấp doanh nghiệp và cấp cao hơn. Một doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện sẽ gây nhiều rắc rối. Ngoài ra, vấn đề sử dụng lao động trẻ em mặc dù không phổ biến nhưng ở các khu vực nông thôn vẫn có hiện tượng này nhất là các lĩnh vực liên quan tới tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt trong nhóm ngành mây tre đan.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chia sẻ tại chương trình |
Tại sự kiện, ông Phạm Hồng Quân, Giám đốc nhân sự khu vực châu Á –Thái Bình Dương của Piaggio cho biết, hãng này đang phải giữ chân nhân tài bằng chiến lược xây dựng chương trình phát triển tài năng toàn cầu của Piaggio, có lộ trình phát triển cá nhân từng giai đoạn cho nhân sự nòng cốt bên cạnh chế độ lương, thưởng. Piaggio cũng vạch ra kế hoạch chi trả các khoản khác nhau tương ứng với thời gian mà nhân sự cam kết ở lại doanh nghiệp đi cùng nhiều hoạt động để tạo tâm lý Piaggio như một gia đình thứ 2 của nhân viên.