Tag

Chỉnh trang các công viên, vườn hoa để hiện đại hóa đô thị

Đô thị 12/12/2020 17:45
aa
TTTĐ - Chỉnh trang đô thị là một nội dung thuộc 5 nhiệm vụ trọng tâm của TP Hà Nội trong nhiệm kỳ 2020-2025 nhằm phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế đêm Hà Nội sẽ tăng cường chỉnh trang đô thị, bắt đầu từ hệ thống công viên trên toàn thành phố

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội sau kỳ họp thứ 10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, tới đây Hà Nội sẽ tiến hành chỉnh trang đô thị, bắt đầu từ hệ thống các công viên, vườn hoa trên toàn địa bàn, với mục tiêu mọi người dân đều được thụ hưởng không gian xanh, sạch đẹp, văn minh.

Chủ trương này được coi là động thái tích cực của Hà Nội trước thực trạng các công viên vườn hoa đang dần bị mất đi công năng.

Công viên vườn hoa xuống cấp, bị lấn chiếm

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hàng trăm công viên, vườn hoa, hồ nước sinh thái phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.

Hệ thống công trình phúc lợi công cộng này được kỳ vọng là những địa điểm tạo hình ảnh thành phố sạch đẹp, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tại nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng đang bị sử dụng chưa đúng chức năng.

Điển hình phải kẻ đến Công viên hồ Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai). Nhiều năm nay, cứ mỗi cuối giờ chiều, nơi đây lại giống như một cái chợ, với la liệt các mặt hàng đồ cũ bày bán ngang nhiên trên đường dạo, bãi cỏ.

Người bán, người mua cũng dựng xe máy, xe đạp tràn lan chiếm phần lớn không gian đi dạo, chạy bộ của người dân quanh khu vực.

Chỉnh trang các công viên, vườn hoa để hiện đại hóa đô thị
Công viên hồ Đền Lừ bị lấn chiếm

Vốn là mảng xanh hiếm hoi đáng quý đối với người dân khu vực nhưng không gian này đang từng ngày bị hủy hoại không chỉ bởi “chợ đồ cũ” mà còn bởi nhiều hàng quán, từ trà đá tới bia hơi "xẻ thịt" làm chỗ để xe, bày bàn ghế… Được biết, lực lượng an ninh địa phương đã nhiều lần ra tay dẹp bỏ, song cũng chỉ như “ném đá ao bèo”.

Không bị chiếm dụng tràn lan nhưng công viên Thống Nhất có diện tích hơn 50ha - một trong những công viên lớn ở Hà Nội lại đang rơi vào tình trạng vắng khách trong nhiều năm nay. Các hạng mục trò chơi của trẻ em xuống cấp, không được sử dụng.

Trong khi đó Công viên Tuổi trẻ lại “nổi tiếng” nhiều năm vì bị sử dụng sai mục đích. Các công trình sai phạm tại Công viên Tuổi trẻ cho đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm. Cùng với đó, các công trình, hạng mục trò chơi xuống cấp gây nguy hiểm đến tính mạng người dân vào thể dục, vui chơi.

“Những thanh sắt đã gỉ sét, hàng tấn sắt thép từ những hạng mục xuống cấp có thể đổ sập bất cứ lúc nào, lúc đó không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa thấy được xử lý”, một người dân trên phố Thanh Nhàn bức xúc.

Tại các vườn hoa, công viên nhỏ trên địa bàn thành phố, tình trạng chiếm dụng không gian công cộng trở nên phố biến hơn. Vườn hoa Đại học Công đoàn trên đường Tây Sơn hay vườn hoa ngay cạnh Đại học Thủy Lợi, từ sáng tới tối mịt, bị hàng chục hàng quán bán đủ loại lấn chiếm.

Xung quanh các quán nước là hàng chục lái xe ôm dựng xe tràn lan để đợi khách khiến không gian nơi đây vô cùng chật chội, nhếch nhác.

Chỉnh trang các công viên, vườn hoa để hiện đại hóa đô thị
Vườn hoa Sài Đồng bị "bỏ hoang"

Được biết, các công viên, vườn hoa, thảm cỏ trong khu dân cư, dải phân cách trên những tuyến đường khu vực theo địa bàn hành chính do quận, huyện được giao quản lý. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, các không gian xanh hiếm hoi này đã bị xâm hại nghiêm trọng và ngày càng nhếch nhác, xuống cấp.

Phấn đấu chỉ tiêu cây xanh, công viên đạt 4 - 4,5m2/người

Hiện tổng diện tích công viên, vườn hoa của Thủ đô ở khu vực nội thành là khoảng 280ha, chiếm khoảng 2% diện tích. Từ năm 2014, TP Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu 60 công viên, vườn hoa đô thị (trong đó có 18 công viên, vườn hoa xây mới, cải tạo, nâng cấp 42 công viên, vườn hoa hiện có).

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, sau 6 năm triển khai theo Quy hoạch, TP đã huy động nhiều nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa và đã có nhiều công viên với quy mô lớn được khởi công xây dựng. Điển hình như: Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (Công viên Thanh Xuân); Công viên hồ điều hòa phía Bắc và phía Nam nghĩa trang Mai Dịch; Công viên giải trí CXCV1; Công viên giải trí tại Mễ Trì; Khu công viên, hồ điều hòa CV1 Cầu Giấy...

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (Công viên Thanh Xuân) được đầu tư gần 300 tỷ đồng
Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (Công viên Thanh Xuân) được đầu tư gần 300 tỷ đồng

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng công viên tập trung, TP cũng phân cấp cho các quận, huyện, thị xã xây dựng, hoàn thiện các vườn hoa trong các khu phố. Đến nay, 4 quận nội thành gồm Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình đã hoàn thành việc cải tạo.

Tuy nhiên theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, việc phát triển công viên, vườn hoa công cộng chưa đạt chỉ tiêu. Trong khi đó, một số công viên được đầu tư xây dựng từ lâu thì cảnh quan kiến trúc đã xuống cấp.

Trên địa bàn các huyện, số lượng công viên, vườn hoa còn ít so với quy hoạch đề ra, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố sẽ chuyển đổi hình thức tổ chức không gian một số công viên sang hình thức công viên mở và dành quỹ đất phù hợp sau khi di dời cơ sở công nghiệp, bệnh viện, trường đại học cho không gian xanh; phấn đấu chỉ tiêu cây xanh, công viên khu vực nội đô đến năm 2030 dự kiến khoảng 4 - 4,5m2/người.

Ngay trong năm đầu nhiệm kỳ này, Hà Nội sẽ rà soát, chỉnh trang lại các công viên, vườn hoa, gắn với chỉnh trang đô thị, để người dân Thủ đô tiếp cận được hệ thống xây xanh, thể thao, giải trí…

Tuy nhiên, để duy trì những "lá phổi xanh" rất cần sự chung tay của chính quyền và Nhân dân địa phương trong việc quản lý và sử dụng.

Đọc thêm

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị Xã hội

Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị

TTTĐ - Sáng 26/5, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp Kiến trúc và Nội thất nâng cao chất lượng sống cho nhà ở đô thị”.
Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng Đô thị

Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Tại thành phố Hà Nội, xe buýt đóng vai trò là “xương sống” trong vận tải hành khách công cộng. Những năm gần đây, xe buýt càng ngày càng hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, tạo nên bộ mặt giao thông đô thị văn minh, tiệm cận với các nước phát triển.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng Đô thị

Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng

TTTĐ - Theo danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn thành phố Hà Nội mới được UBND thành phố ban hành, sẽ có 136 tuyến xe buýt nội tỉnh và 18 tuyến xe buýt liền kề; trong đó có thêm tuyến xe buýt city tour số 04 đi Bát Tràng trong năm 2024.
Tạo thế và lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm Đô thị

Tạo thế và lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm

TTTĐ - Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung quan trọng là quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo các đại biểu Quốc hội, đây là cơ hội hiếm có, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng phát triển chung, tổng thể, dài hạn cho Hà Nội xứng tầm với Thủ đô của các nước trên thế giới.
Xem thêm