Tag

Chương Mỹ quyết liệt không để người dân bị cô lập trong vùng lũ

Xã hội 13/09/2024 22:54
aa
TTTĐ - Trong suốt những ngày qua, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân huyện Chương Mỹ chung sức, đồng lòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và ứng phó với lũ rừng ngang đổ về. Với quan điểm “đảm bảo an toàn tính mạng của người dân là trên hết”, một trong những nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm thực hiện trong công tác ứng phó với lũ rừng ngang đó là sơ tán, di dời toàn bộ các hộ dân trong vùng ngập úng đến nơi an toàn, không để bất kỳ hộ dân nào bị cô lập.
Tặng thuốc chữa bệnh thiết yếu cho người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ Nhiều xã của huyện Chương Mỹ vẫn ngập trong nước Huyện Chương Mỹ: Mực nước sông, hồ giảm nhẹ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, những ngày vừa qua trên địa bàn huyện Chương Mỹ có mưa lớn kéo dài. Cùng với đó lũ rừng ngang đổ về đã làm cho mực nước các sông, hồ trên địa bàn huyện lên cao. Mực nước sông Bùi lên cao ở mức trên báo động 3, đê Bùi 2 và một số tuyến đê trọng điểm ở các xã khu vực miền Bùi đều bị tràn đã ngập úng trên địa bàn các thị trấn Xuân Mai và các xã: Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hữu Văn, Mỹ Lương.

Chương Mỹ quyết liệt không để người dân bị cô lập trong vùng lũ
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội và các đồng chí Thường trực Thành ủy chỉ đạo công tác ứng phó với lũ rừng ngang trên địa bàn huyện Chương Mỹ vào thời điểm cuối tháng 7/2024

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, Huyện ủy, UBND, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, khẩn trương triển khai ngay các phương án ứng phó. Với quan điểm “Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết”, ngay sau khi có lệnh báo động nước sông Bùi lên cao, cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháo ứng phó với mưa lũ, Huyện ủy, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã quyết liệt chỉ đạo việc sơ tán, di dời toàn bộ các hộ dân trong vùng có nguy cơ ngập úng đến nơi an toàn, đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và di chuyển tài sản tại khu vực có địa hình trũng thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy thăm hỏi, động viên người dân xã Mỹ Lương sơ tán đến ở tại trường THCS Mỹ Lương để tránh ngập lụt
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy thăm hỏi, động viên người dân xã Mỹ Lương sơ tán đến ở tại trường THCS Mỹ Lương để tránh ngập lụt

Đồng thời đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; tuyệt đối không để người dân bị cô lập, bị đe dọa đến tính mạng do ngập úng gây ra. Đây cũng là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khi về chỉ đạo công tác ứng phó với lũ rừng ngang trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong đợt lũ hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Thực tế cho thấy, các xã, thị trấn thuộc miền Bùi của huyện Chương Mỹ là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang. Liên tiếp trong 2 năm (2017 - 2018) các địa phương đã phải hứng chịu 2 đợt ngập úng gây thiệt hại rất nặng nề.

Sau 6 năm, đến cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2024 vừa qua, các địa phương này lại một lần nữa chịu cảnh ngập úng kéo dài gần nửa tháng. Vừa mới khắc phục được hậu quả ngập úng, nhân dân trở lại cuộc sống bình thường, tập trung phát triển kinh tế - xã hội thì lại bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang. Chỉ trong thời gian hơn một tháng, các xã: Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Mỹ Lương, Hữu Văn lại đang chịu cảnh ngập úng.

Không thể kể hết những khó khăn vất vả của người dân vùng “rốn lũ” của huyện Chương Mỹ phải gánh chịu. Trong đó phải kể đến sự khó khăn khi tình trạng ngập úng ngập úng kéo dài trong nhiều ngày, người dân vùng lũ phải đối mặt với cảnh lương thực, thực phẩm, thiếu nước sinh hoạt, thiếu thuốc men, các yếu tố mất an toàn về điện do ngập nước, kéo theo đó là vấn đề môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của chính những người dân vùng lũ… Không những thế, địa bàn dân cư ở vùng nông thôn lại rộng, khi bị ngập lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, các tổ chức cứu trợ tiếp cận để hỗ trợ người dân gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.

Chương Mỹ quyết liệt không để người dân bị cô lập trong vùng lũ
Cán bộ xã động viên các gia đình sau những ngày cơn bão số 3 đổ bộ

Trước những khó khăn mà người dân trong vùng lũ phải đối mặt, đặc biệt là những hộ bị cô lập do ngập úng, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ luôn đồng hành, sát cánh hỗ trợ, giúp đỡ người dân. Chính vì vậy, trong đợt ứng phó với lũ rừng ngang xảy ra từ ngày 9/9 đến nay, huyện Chương Mỹ đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt các xã, thị trấn trong vùng lũ thực hiện nghiêm túc việc sơ tán người dân nằm trong khu vực bị ngập úng đến nơi an toàn, quan tâm thực hiện việc chăm lo đời sống, động viên tinh thần người dân để họ yên tâm trong những ngày đi sơ tán khỏi nhà.

Từ ngày 9 - 12/9, các xã, thị trấn trong huyện đã bố trí lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích tại địa phương hỗ trợ di dời người các hộ dân trong vùng bị ngập úng và tài sản của họ đến nơi an toàn. Đến nay, toàn huyện đã tổ chức sơ tán 1.296 hộ với 5.444 nhân khẩu đến nơi an toàn.

Xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến là địa bàn chịu ngập úng nặng nề nhất. Không để người dân bị động, bất ngờ, ngay sau khi có Công điện của huyện và lệnh bão động lũ, chính quyền 02 xã đã chủ động triển khai phương án sơ tán đối với các hộ dân vùng trũng, thấp có nguy cơ ngập úng cao. Đồng thời tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tổ chức tuyên truyền lưu động để vận động các hộ dân chủ động kê kích tài sản, sơ tán đến nơi an toàn.

Chương Mỹ quyết liệt không để người dân bị cô lập trong vùng lũ
Các đồng chí lãnh đạo xã Nam Phương Tiến đi thăm hỏi, động viên các gia đình sơ tán tránh ngập lụt trên địa bàn xã

Theo chân các đồng chí lãnh đạo xã Tân Tiến đến thăm hỏi, động viên các gia đình sơ tán tránh ngập úng ở thôn Việt An, ghi nhận của phóng viên cho thấy: các gia đình đi sơ tán do nhà bị ngập úng ở thôn đều đến ở nhà của người thân, anh em họ hàng, cuộc sống hàng ngày vẫn diễn ra bình thường, người đi làm công nhân, người đi làm thợ, trẻ con học online…

Nếu như các đợt lũ trước, nhiều người dân vùng lũ của huyện nói chung và ở xã Tân Tiến nói riêng thường có tâm lí e ngại, sợ gây phiền hà khi phải đến nhà người thân để ở nhờ để tránh bão lũ. Có người thì nghĩ nếu không đến nhà người quen để ở nhà mà đến nơi sơ tán tập trung do chính quyền địa phương chuẩn bị điều kiện sinh hoạt sẽ thiếu thốn, không được tự do, thoải mái…

Chính từ những suy nghĩ đó đã dẫn đến những khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác chăm lo đời sống người dân bị ngập úng do ảnh hưởng của mưa lũ. Nhưng trong đợt mưa lũ lần này, đa số người dân đều nhận thức được sự nguy hiểm và sự khó khăn trong sinh hoạt khi bị ngập úng. Do đó họ đã tự giác và chấp hành chủ trương di dời đến nơi an toàn ngay sau khi có thông báo của chính quyền địa phương về tình hình mưa lũ.

Tại gia đình anh Phạm Văn Tuấn ở thôn Việt An hiện có 2 gia đình người thân sơ tán đến ở cùng với với 13 nhân khẩu. Còn tại gia đình chị Nguyễn Thị Bảy cũng ở thôn Việt An có 3 gia đình là anh chị em ruột và các cháu sơ tán đến ở. Gia đình ông Nguyễn Văn Ninh ở thôn Tiến Tiến hiện cũng có hơn 30 người anh em ở nhờ do nhà bị ngập nước…

Chị Nguyễn Thị Ninh ở xóm Khúc Bằng, thôn Việt An cho biết: Nhà bị nước ngập, lại có cháu nhỏ, việc sinh hoạt rất khó khăn nên cả gia đình có 5 mẹ con, bà cháu đều chuyển đến ở nhờ nhà người em họ. Ngày đầu thì cháu nhỏ lạ nhà không quen, nhưng ở một hai ngày các cháu quen dần, mọi sinh hoạt hàng ngày cũng như ở nhà mình. Thiên tai không may nhà cửa bị ngập nhưng lại được chị em họ hàng đùm bọc, chia sẻ và được sự quan tâm của chính quyền địa phương nên bản thân tôi và mọi người trong gia đình đều rất thoải mái.

Trên địa bàn xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, hay xã Tốt Động, thị trấn Xuân Mai hiện có rất nhiều gia đình được đón người thân, anh em họ hàng hoặc bà con xóm giềng đến ở cùng trong những ngày do hoàn cảnh nhà bị ngập úng. Tuy cuộc sống gia đình có chút xáo trộn do có đông người đến ăn, ở, sinh hoạt nhưng đổi lại anh em trong nhà, người thân trong họ lại được gắn bó, gắn gũi và có điều kiện được chia sẻ, quan tâm, động viên lẫn nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn do thiên tai gây ra, tình cảm làng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau lại càng được nhân lên.

Chương Mỹ quyết liệt không để người dân bị cô lập trong vùng lũ
Các đồng chí lãnh đạo xã Nam Phương Tiến thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình sơ tán đến nơi ở an toàn để tránh ngập lụt

Trong thời gian này cả hệ thống chính trị của xã Tân Tiến đang tập trung dồn lực để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ứng phó với diễn biến với lũ rừng ngang, nhưng các đồng chí lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến các hộ gia đình đi sơ tán do nhà bị ngập úng.

Sáng 13/9, đồng chí Vũ Công Nam, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cùng các đồng chí trong thường trực Đảng ủy xã đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà một số hộ gia đình đã di chuyển đến ở tại nhà người thân tại thôn Tiến Tiên và thôn Việt An. Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã đã thăm hỏi tình hình sức khỏe, đời sống của các hộ gia đình thuộc diện sơ hãy yên tâm và đồng lòng cùng cấp ủy chính quyền địa phương vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra và mong ngập úng sớm qua đi để các hộ trở về nhà.

Theo đồng chí Vũ Công Nam cho biết: Toàn xã Tân Tiến có tổng số 176 hộ dân bị ngập đã được di dời đến nơi ở an toàn. Đại đa số các hộ đều sơ tán đến ở nhà người thân ngay trong địa bàn thôn, xóm, không phải di chuyển xa nên rất thuận lợi cho việc sinh hoạt, đi lại cũng như việc hỗ trợ của chính quyền địa phương. Các gia đình có nhà trong vùng trũng thấp bị ngập đều nghiêm chỉnh chấp hành việc sơ tán để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Hiện chính quyền địa phương đang tiếp tục huy động lực lượng để tiếp nhận, phân phối quà hỗ trợ của các cấp, các tổ chức, cá nhân đến toàn bộ các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai với phương châm đảm bảo đúng, đủ, kịp thời và công bằng.

Tại xã Nam Phương Tiến, toàn xã đã vận động được 687 hộ với 3.228 nhân khẩu đã di dời đến nơi an toàn. Các đồng chí lãnh đạo xã đã trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà, động viên và mong rằng các hộ gia đình yên tâm ở tại các gia đình người thân, nơi an toàn, giữ gìn sức khỏe để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước khắc phục hậu quả của ngập úng.

Để chăm lo đời sống cho các hộ dân phải di dời do mưa lũ, xã Nam Phương Tiến đã bố trí 02 khu sơ tán tập trung tại Trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã và Nhà văn hóa thôn Đồi Mít. Hiện có 35 hộ gia đình ở các thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, Hạnh Côn, Nam Hài bị ngập úng sơ tán đến ở. Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nam Phương Tiến cũng đã triển khai mô hình “1 + 1” với nội dung: Gia đình hội viên phụ nữ ở khu B đón nhận gia đình hội viên phụ nữ ở khu A di dời đến ở cho khi hết ngập úng.

Bà Đỗ Thị Quyên ở thôn Nhân Lý cùng gia đình đang ở tại khu sơ tán tập trung tại Ban chỉ huy quân sự xã cho biết: Gia đình người thân của bà đều nằm trong vùng bị ngập nên gia đình bà được chính quyền xã bố trí chỗ ở tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã. Ở đây các gia đình được bố trí giường tầng, có điện nước sạch sẽ, được phục vụ cơm nước chu đáo và được các y bác sỹ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe.

Chương Mỹ quyết liệt không để người dân bị cô lập trong vùng lũ
Cán bộ xã Tân Tiến tặng quà tới những hộ dân trên địa bàn

Chị Nguyễn Thị Dịu, thôn Hạnh Bồ cho biết: “Khi nghe Đài truyền thanh xã thông báo về lũ đổ về, gia đình tôi đã chủ động kê kích đồ đạc lên cao để tránh hư hỏng và tất cả 7 người trong gia đình đều đã sơ tán đến nhà người thân ở thôn khác để ở nhờ. Mặc dù nhà bị ngập nhưng bản thân tôi và các thành viên trong gia đình vẫn đi làm bình thường. Trong vòng hơn một tháng 2 lần bị ngập, đến giờ tôi cũng như mọi người trong thôn cũng luôn chủ động trong mọi tình huống. Khi nhà cửa đều bị ngập nếu cố ở lại sẽ rất khó khăn nên gia đình tôi chủ động đi sơ tán đển đảm bảo an toàn”.

Theo đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho biết: địa bàn xã có 4 thôn đều bị ngập, việc di chuyển rất khó khăn, tiềm ảnh nhiều yếu tố mất an toàn đối với người dân và cả với những tổ chức, cá nhân, các đội tình nguyện đến hỗ trợ các gia đình trong vùng bị ngập úng lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm…Khi các hộ trong vùng ngập úng đều được di dời đến nơi ở an toàn thì việc trao hỗ trợ cũng được dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo an toàn cho các lực lượng đến cứu trợ người dân.

Tại xã Mỹ Lương, lũ rừng ngang đã làm ngập úng một số địa bàn thôn, xóm. Theo báo cáo của UBND xã, toàn xã có 154 hộ của thôn Khôn Duy bị cô lập phải di dời. Các hộ đã di chuyển tới nhà người thân ở, một số hộ di chuyển tới trường THCS Mỹ Lương - nơi được UBND xã bố trí ở tập trung cho người dân bị ngập úng. Chiều 12/9, đồng chí Nguyễn Văn Thắng – Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy đã trực tiếp đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại xã Mỹ Lương. Tới thăm nơi ăn, ở của người dân vùng ngập đang tránh trú tại trường THCS Mỹ Lương, đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ với những khó khăn, vất vả và động viên người dân lạc quan, tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chức năng. Đồng chí cũng đã chỉ đạo chính quyền địa phương cố gắng đáp ứng nguyện vọng, chăm lo tốt hơn đến cuộc sống của người dân; đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện có các hình thức hỗ trợ kịp thời tới các hộ đang thực hiện di dời tránh lũ tại đây và các hộ khác bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn xã.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, toàn bộ các hộ dân bị ngập úng trên địa bàn huyện đều đã được di dời và được bố trí nơi ở an toàn và được cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã quan tâm, chăm lo đời sống và động viên tinh thần để cùng với cán bộ, nhân dân trong huyện chung sức đồng lòng ứng phó với thiên tai, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương Chương Mỹ anh hùng.

Đọc thêm

Báo Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa những điều nhân văn, tử tế Muôn mặt cuộc sống

Báo Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa những điều nhân văn, tử tế

TTTĐ - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô luôn tích cực lan tỏa những điều tử tế, nhân văn bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa đến với học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Tây Nguyên và đã để lại tình cảm, dấu ấn sâu đậm đối với cô, trò và chính quyền địa phương.
Phấn đấu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia Muôn mặt cuộc sống

Phấn đấu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030.
Hỗ trợ người dân thiệt hại sau bão số 3 ở mức cao nhất Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ người dân thiệt hại sau bão số 3 ở mức cao nhất

TTTĐ - Đối với chính sách hỗ trợ thiệt hại sau bão số 3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua vận dụng tối đa các văn bản, đặc biệt là Luật Thủ đô, nhằm nâng mức hỗ trợ cho người dân.
Hà Nội đẩy mạnh tái cấu trúc thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội đẩy mạnh tái cấu trúc thủ tục hành chính

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024 - 2025.
Sôi động liên hoan văn nghệ mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Sôi động liên hoan văn nghệ mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chiều 11/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Liên hoan văn nghệ cụm thi đua số 3 khối Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
Doanh nghiệp chung tay cùng MTTQ đảm bảo an sinh xã hội Muôn mặt cuộc sống

Doanh nghiệp chung tay cùng MTTQ đảm bảo an sinh xã hội

TTTĐ - Chiều 11/10, UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị gặp mặt một số đơn vị tham gia ủng hộ người nghèo và an sinh xã hội TP Hà Nội năm 2024.
Hà Nội tập trung chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội tập trung chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

TTTĐ - Chiều 11/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo đại hội.
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối Muôn mặt cuộc sống

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện thực hóa các ý tưởng, tác phẩm, hoạt động sáng tạo Xã hội

Hiện thực hóa các ý tưởng, tác phẩm, hoạt động sáng tạo

TTTĐ - Tròn 30 ngày nữa (ngày 9/11) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ chính thức được khai mạc. Hàng trăm đơn vị, hàng ngàn nhân sự chất lượng trong ngành công nghiệp sáng tạo bước vào giai đoạn gấp rút triển khai hiện thực hóa các ý tưởng, hoàn thiện các tác phẩm, hoạt động.
Người phụ nữ ngồi xe lăn và trái tim ấm áp Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ ngồi xe lăn và trái tim ấm áp

TTTĐ - Khuyết tật vận động ngay từ khi mới chào đời, không thể đi lại, không thể cầm nắm nhưng chị Phạm Thị Lương (sinh năm 1976 tại Sóc Sơn, Hà Nội) đã cố gắng vươn lên để trở thành người có ích cho xã hội. Không chỉ tự nuôi sống bản thân, chị Lương còn gieo mầm yêu thương và giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn như mình.
Xem thêm