Tag

Chuyện đời một đại gia: Cao Đài tìm gặp cô tiên (Kỳ 7)

Văn học 25/12/2016 15:49
aa
TTTĐ - Tôi đưa nó đến nhà cô tiên Tranh để nhờ giúp đỡ. Chuyện cô tiên Tranh hát để trị bệnh báo chí viết rất nhiều nên ai cũng biết. Gặp được cô tiên khó lắm. Hôm chúng tôi đến có khoảng 2.000 người đang nghe cô Tranh hát.

Chuyện đời một đại gia: Cao Đài tìm gặp cô tiên (Kỳ 7)

>> Chuyện đời một đại gia: Quãng đời lăn lóc (Kỳ 1)
>> Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)
>> Chuyện đời một đại gia: Thương hiệu gỗ Cao Đàm (Kỳ 3)
>> Chuyện đời một đại gia: Đại gia chuẩn bị lấy vợ (Kỳ 4)
>> Chuyện đời một đại gia: Việc lớn cả đời người (Kỳ 5)
>> Chuyện đời một đại gia: Ghập ghềnh đường tới hạnh phúc (Kỳ 6)


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Suốt đêm cả 2 vợ chồng Đàm không ngủ. Phương 1 mực xin ly hôn. Còn Đàm thì nằn nì vợ ở lại. Anh hiểu nỗi khổ tâm của vợ. Việc nằng nặc đòi ly hôn chứng tỏ Phương rất tôn trọng chồng và yêu chồng. Không thể bỏ mất 1 người vợ như Phương. Đàm nói:

“Anh xin em đừng nói chuyện ly hôn nữa. Em là người yêu đầu tiên của anh. Chúng ta đã sống với nhau rất hạnh phúc, không thể vì 1 sơ sẩy nhỏ mà chia tay nhau được. Không ai nắm tay được tối ngày. Nếu em không yêu anh nữa và nhất định chạy theo người ấy thì anh không ngăn cản, vì hạnh phúc của em cũng chính là hạnh phúc của anh.

Nhưng anh biết là em vẫn yêu anh nên anh không cho em đi đâu cả. Trong cơ ngơi này có mồ hôi và công sức của em. Trong trái tim anh là hình ảnh của em và chỉ mình em thôi. Ngủ một chút đi em, đừng nói đến chuyện đó nữa”.

Hai người nằm yên nhưng không ngủ. Cao Đàm tìm bàn tay vợ và nắm chặt. “Sao anh nắm tay em chặt thế?” “Vì anh sợ em trốn đi mất”. Phương ôm chặt chồng, nói trong nước mắt:

“Bây giờ không nói chuyện ly hôn nữa. Nhưng anh phải cho em về bên ngoại sống 1 thời gian. Em không thể mang cái bụng chửa đi lại trong công ty, trước mắt mọi người, xấu hổ và nhục lắm. Thời gian về bên ngoại là thời gian thử thách đối với em. Em thử xem có thể sống xa anh được không. Nếu có thể xa anh được thì em vẫn ly hôn”.

“Em có thể xa anh nhưng anh không thể sống thiếu em. Dù em có đi đến chân trời góc bể nào thì anh vẫn tìm em về”.

Và Đàm đồng ý cho vợ về bên ngoại 1 thời gian. Anh nói với bà Toàn là Phương đang mang thai. Ở đây, mùi sơn, mùi véc ni và bụi gỗ rất nhiều không có lợi cho thai nhi.

Bà Toàn vui lắm: “Đúng rồi. Mẹ thấy lông mày nó dựng lên và nổi gân xanh ở cổ. Thế mà nó chẳng nói gì với mẹ cả. Cho vợ về bên ngoại nhưng con phải luôn quan tâm đến nó. Gái chửa cửa mả không đùa được đâu, nhất là có chửa con so”.

Những lời dạy của bà Toàn là không thừa. Ngày nào Đàm cũng sang nhà ngoại thăm vợ. Anh thấy Phương nghén khủng khiếp, ngửi thấy mùi cơm là nôn thốc nôn tháo. Anh đánh xe ra quận Tây Hồ - Hà Nội tìm đến nhà lương y Đào Kim Long để lấy thuốc an thai cho vợ. Mấy người bạn của Đàm khi vợ ốm nghén cũng đã ra Hà Nội lấy thuốc an thai của thầy Long và uống rất hiệu quả.

Thầy Long bốc cho Đàm 3 thang thuốc đánh số 1-2-3 và dặn: “Thang số 1 về uống ngay hôm nay. Mỗi thang thuốc uống trong 3 ngày. Sau khi uống hết thang thuốc thứ nhất, vợ anh sẽ hết nôn và ăn uống bình thường. Thang thứ hai uống vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Thang thứ ba uống vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Uống hết 3 thang thuốc này thì thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và vợ anh sẽ sinh nở bình thường”.

Phương rất biết ơn chồng vì được chồng chăm sóc hết sức chu đáo. Vì không còn ốm nghén nữa nên Phương có thể làm việc vặt trong nhà. Buổi chiều cô làm cơm đợi chồng sang ăn và ngủ lại ở nhà ngoại.

“Anh đi lấy thuốc cho em có 1 ngày mà em nhớ phát điên, suốt ngày chỉ nghĩ về chồng thôi. Kiểu này thì không thể xa nhau được”. “Anh không tin là bệnh của anh không điều trị được. Bệnh nào cũng có thuốc của nó, chỉ tại mình chưa gặp thầy, gặp thuốc thôi”.

“Dù gặp thầy gặp thuốc hay không thì anh mãi mãi vẫn là chồng yêu của em. Chúng ta sẽ sống bên nhau cho đến hết đời”. “Nếu không khỏi bệnh thì anh sẽ xin ly hôn. Không thể trói em bằng 1 tờ giấy giá thú khi anh không đủ điều kiện tạo hạnh phúc cho em”. “Đừng nói nhảm. Anh có đi lên trời em cũng đi theo”.


Chuyện đời một đại gia: Cao Đài tìm gặp cô tiên (Kỳ 7)
Ảnh minh họa

Và hình như cơ may của Đàm đã tới. Một bác thợ mộc già trong công ty mách với Đàm: “Anh nên ra thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc để gặp cô tiên Tranh và hỏi xem sao. Tôi kể chuyện này, anh tin hay không thì tùy, nhưng là chuyện rất thật.

Thằng cả nhà tôi là kỹ sư địa chất. Nó muốn nấu 1 nồi cao khỉ để bồi dưỡng sức khỏe cho tôi nên đi rừng nếu gặp khỉ là nó bắn. Và 1 hôm nó đã bắn phải 1 con khỉ mẹ đang cho con bú. Chuyện này rồi nó cũng quên đi. Nhưng khi nó lấy vợ thì vợ nó cứ có thai đến tháng thứ 3 là sẩy.

Lần mang thai thứ tư, nó đưa vợ đến bệnh viện phụ sản điều trị dài ngày. Vậy mà khi đi tắm, cái thai vẫn bị tuột ra.

Tôi đưa nó đến nhà cô tiên Tranh để nhờ giúp đỡ. Chuyện cô tiên Tranh hát để trị bệnh báo chí viết rất nhiều nên ai cũng biết. Gặp được cô tiên khó lắm. Hôm chúng tôi đến có khoảng 2.000 người đang nghe cô Tranh hát. Phải chờ hết buổi hát chúng tôi mới gặp được cô ấy. Vừa gặp thằng cả nhà tôi, cô Tranh nói ngay:

“Hơn 2 năm trước anh đã bắn 1 con khỉ đang cho con bú. Cung phúc của anh bị hao tổn nặng nề. Vợ chồng anh phải dốc tâm làm việc thiện và cả nhà nên quy y để lấy lại cung phúc cho anh thì mới được. Vợ nó và nhà tôi quy y. Còn thằng cả thì hay mua chuối, ngô treo trong rừng cho đàn khỉ ăn.

Và sau hơn 2 năm thì tôi có cháu đích tôn. Nghe nói dạo này cô Tranh không hát nữa, chẳng hiểu là vì lý do gì. Nhưng anh cứ đi thử xem sao. Gặp cô Tranh bây giờ là khó đấy, nhưng nếu anh quyết tâm thì vẫn có thể gặp được, vì cô Tranh rất thương người. Nhưng nhớ phải thật kiên trì, như Lưu Bị đi gặp Khổng Minh ngày xưa.

Lần thứ nhất đến Khổng Minh đi vắng. Lần thứ hai đến ông ấy cũng đi vắng. Đến lần thứ ba thì Khổng Minh ở nhà nhưng ông ấy đang ngủ. Ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi đứng dưới mưa tuyết chờ mãi. Trương Phi nổi nóng đòi đốt nhà để đánh thức Khổng Minh dậy và liền bị Lưu Bị mắng.

Vì Trương Phi to tiếng quá nên Khổng Minh đã thức giấc. Lưu Bị vào lều cỏ, cúi lạy và xin Khổng Minh chỉ giáo rồi sau đó mời được Khổng Minh về làm quân sự. Anh đi gặp cô Tranh cũng phải hết sức kiên trì”.

Cao Đàm một mình ra thôn Viên Du để tìm gặp cô Tranh. Trước cổng sắt khép kín của nhà cô có 1 tấm biển đề: “Cô Tranh không tiếp khách”. Đàm đứng trước cổng chờ hơn 2 giờ mà không ai ra tiếp. Một lúc sau có 1 người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi đi ra nói với Đàm:

“Nhà tôi không tiếp khách. Anh hãy về đi. Nếu cứ đứng đây thì công an sẽ bắt anh đấy”. Đàm nói: “Tôi có bệnh khổ lắm. Chỉ cô tiên Tranh mới cứu được. Xin ông hãy thương tôi lặn lội hơn 300 cây số đến đây”. Người đàn ông kia không nói gì, lẳng lặng quay vào.

Nhưng 1 lúc sau thì cô Tranh ra mở cổng cho Đàm. Cô đưa Đàm lên gác 2, rót trà mời anh và nói: “Tôi biết anh đã đứng trước cửa nhà tôi cả buổi sáng nay rồi. Và bây giờ thì anh hãy nói đi”.

Sau khi nghe Đàm nói về bệnh của anh, cô Tranh nói: “Con cái là của trời cho. Nó thuộc về cung phúc. Bố anh đã mất hơn 10 năm rồi. Trong việc này có lỗi của anh. Dù anh không cố ý nhưng cái chết của bố anh cũng làm hao tổn cung phúc của anh. Rất may là trong 10 năm qua, anh đã thành tâm làm nhiều việc thiện nên đã cứu được cung phúc của anh.

Tôi không trị được bệnh cho anh nhưng có 1 người sẽ giúp được anh. Người đàn ông này hơn 70 tuổi rồi, người khỏe mạnh, mặt phúc hậu, nhà có 1 vườn cây rất đẹp, lại ở không xa nhà anh lắm. Trong năm nay, người ấy sẽ giúp được anh và mọi việc sẽ tốt đẹp”.

Khi Đàm gặp cô Tranh đã là giữa tháng 11 Âm lịch. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là hết năm. Nghĩa là anh sắp được gặp người đàn ông mà cô Tranh đã nói.

(Còn nữa)




Tin liên quan

Đọc thêm

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” Văn học

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ”

TTTĐ - “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Trẻ.
Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” Văn học

Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên”

TTTĐ - “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn. Cuốn sách được NXB Trẻ gửi đến bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ Văn học

Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.
Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” Văn học

Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”

TTTĐ - Thông qua hàng trăm bức ảnh được sưu tầm và lựa chọn công phu, chân thực, cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận chiến nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ XX.
Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử Văn học

Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử

TTTĐ - Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng hình thức và thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú Văn học

Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú

TTTĐ - Kỉ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc cùng tên của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904 - 1931).
"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Văn hóa

"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến

TTTĐ - Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt Văn học

"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt

TTTĐ - Sáng 21/4, nhân dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu 3 tập đầu tiên - khởi đầu cho một xê-ri truyện tranh dài hơi "ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn".
Xem thêm