Chuyện nghề của những xe ôm công nghệ
![]() |
Nghề xe ôm công nghệ rình rập nhiều nguy hiểm
Bài liên quan
Thực phẩm chức năng của học sinh Việt giành giải Nhất thi khởi nghiệp
Hà Nội: Bắt đối tượng dùng súng điện cướp xe máy của tài xế Grap
Gia đình luôn trong tình trạng trải qua thời gian “thiếu trước hụt sau” vì vợ sinh con xong rồi nghỉ việc luôn ở nhà, lương của bản thân lại “ba cọc ba đồng” nên anh Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định đăng ký chạy GrabFood để có thêm thu nhập. Công việc của anh Đức làm theo ca nên thời gian còn lại anh có thể chạy Grab.
Từ ngày đó đến giờ anh Đức đã có 3 năm gắn bó với nghề với bao kỉ niệm vui buồn. Anh kể: “Có lần mình chở một bác gần 60 tuổi về Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội). Biết bác sức khỏe không tốt nên mình chạy chậm và rất cẩn thận. Đi đường hai bác cháu trò chuyện rất vui. Khi về đến nhà bác còn nhất định mời mình vào chơi, uống nước cho mát”. Với anh Đức, đó là những kỷ niệm rất vui.
Thế nhưng có những lần Đức may mắn thoát khỏi nguy hiểm khi vị khách có những biểu hiện rất lạ. Theo anh, hầu hết trường hợp tài xế gặp nguy hiểm khi bắt khách không qua ứng dụng. Những kẻ có ý định cướp bằng cách đặt xe ngoài ứng dụng rất tinh vi. Chúng đưa ra mồi nhử ngon lành như đặt đi xa và trả nhiều tiền khiến một số tài xế cảm thấy được nhận số tiền kha khá nên mất cảnh giác, nhận chạy.
![]() |
Biết đến sự việc nam sinh năm nhất chạy Grab bị sát hại mới đây, Thành, sinh viên năm tư một trường Đại học ở Hà Nội cảm thấy bàng hoàng. Nam sinh này cũng đang làm thêm nghề chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập
Thành chia sẻ: “Mình cảm thấy thương bạn ấy và gia đình. Sau sự việc này, mình cũng cảnh giác hơn, đặt an toàn bản thân lên hàng đầu. Có thể thời gian tới mình cũng hạn chế chạy những chuyến vào ban đêm".
Chạy xe ôm công nghệ giúp Thành có thể đỡ đần bố mẹ tiền sinh hoạt hàng tháng nhưng không ít lần bị quỵt tiền và gặp phải những tình huống nguy hiểm. Thành kể: “Có lần, anh nhận chở khách yêu cầu đi từ Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) đến phố Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân, Hà Nội) nhưng khi tới nơi người này lại yêu cầu đi sâu vào trong hẻm mới trả tiền. Trời đã khuya mà đường lại vắng, cảm thấy có gì đó không ổn nên mình lấy cớ không đi tiếp. Hôm đó, mình đành ngậm ngùi đi về tay không”.
Từ một ôm truyền thống, anh Mạnh giờ cũng đã chuyển sang chạy Grab để tăng thêm thu nhập và không bị mất khách. Chính vì thế, cứ có khách hàng đặt qua hệ thống là anh lên đường, xa, gần anh đều phải đi hết. Hơn chục năm gắn bó với nghề, anh Mạnh có nhiều kinh nghiệm và cung luôn biết đặt an toàn của bản thân lên hàng đầu.
“Làm nghề xe ôm cũng khá vất vả, nắng mưa đều ở ngoài đường hết. Nhất là nguy hiểm rình rập trên từng cây số. Ngày trước tôi chỉ chạy đến khi trời gần tối thì về nhà ăn cơm với vợ con và nghỉ ngơi luôn. Bây giờ, công nghệ phát triển, xe ôm nhiều vì thế tôi phải tranh thủ làm tối và cũng từng gặp không ít chuyện dở khóc, dỏ cười. Qua những tình huống đó, tôi nghiệm ra, luôn phải đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu. Nghề xe ôm ngày càng nguy hiểm bởi các đối tượng có ý định cướp tài sản trở nên manh động, hung hãn. Trước mỗi chuyến đi xa đến các vùng vắng vẻ, dù đêm hay ngày, tôi cũng cần quan sát, cân nhắc thật kỹ để tránh các mối nguy hại cho bản thân ” - Anh Mạnh bày tỏ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 1.000 thí sinh tham dự cuộc thi "Nét đẹp thanh lịch Hải Phòng"

Khởi động sân chơi trí tuệ lĩnh vực công nghệ số cho bạn trẻ

Hành trình yêu thương về với cội nguồn Cao Bằng

Bài 3: Khi Gen Z trở thành cầu nối phát huy văn hóa...

Truyền thông xanh trên fanpage - Dấu ấn tuổi trẻ Hà Nội

Ngày hội của thiếu nhi Đông Anh

“Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” - Khởi đầu cho cuộc đời đáng sống

Hội đồng Đội tỉnh Phú Yên vinh danh Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc

Người kết nối, lan tỏa sức trẻ, đoàn kết ở khu chung cư
